PGS.TS Bùi Hiền lên tiếng về cụm từ “giá dịch vụ đào tạo”
PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt đã bày tỏ ý kiến cá nhân của mình trước việc thay “học phí” bằng “ giá dịch vụ đào tạo” được đề cập trong dự thảo luật Giáo dục đại học.
Mới đây, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Trong đó, bộ GD&ĐT cho rằng khái niệm “học phí” cần thay đổi để phù hợp với các văn bản pháp luật mới được ban hành, thay vào đó cần sử dụng khái niệm “giá dịch vụ đào tạo”. Thông tin này đã vấp phải nhiều ý kiến tranh luận trái chiều của dư luận.
Thêm vào đó, không ít người đặt ra câu hỏi thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” liệu có đưa nền giaó dục nước nhà phát triển hơn?
Trước những thắc mắc xoay quanh việc thay “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”, PV đã liên hệ với PGS.TS. Bùi Hiền.
Theo đó, PGS.TS Bùi Hiền tỏ ra bất ngờ, bởi ông chưa nghe đến thuật ngữ này cũng như chưa có thời gian để được ai giải thích về ý nghĩa của thuật ngữ nói trên.
PGS.TS Bùi Hiền nói: “Gần đây có bộ GTVT cũng đổi “thu phí” thành “thu giá” chứ không riêng gì bộ GD&ĐT đưa ra những thuật ngữ mới.
Thuật ngữ thuộc về ngôn ngữ học, mỗi một ngành học có những ngôn ngữ học chuyên ngành khác nhau.
Muốn tìm hiểu những cụm từ trên cần phải hỏi ngay những người đề ra thuật ngữ đó, nội hàm của thuật ngữ này dùng để làm gì? Nếu giải thích thuận thì dư luận chấp nhận, còn nếu giải thích quanh co, không ai hiểu thì lúc bấy giờ mới bàn”.
PGS.TS Bùi Hiền không tán thành coi giáo dục là dịch vụ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, trong đó Bác Hồ đã nói về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Video đang HOT
Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, điều này đồng nghĩa với việc giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhưng, nếu áp vào khái niệm mới mà Bộ trưởng bộ GD&ĐT nêu thì nhiều người cho rằng giáo dục đang bị thương mại hóa.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học bộ GD&ĐT trên báo Tuổi Trẻ rằng: “Thuật ngữ giá dịch vụ đào tạo được đưa ra tại dự thảo sửa Luật Giáo dục đại học vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/không sử dụng ngân sách Nhà nước, dịch vụ tuyển sinh… nên gọi chung là Giá dịch vụ đào tạo theo nghĩa rộng, để khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều này”.
Trao đổi thêm với PV, PGS.TS Bùi Hiền cho biết: “Việc bà vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học hay bất cứ ai giải thích lý do dùng thuật ngữ “giá dịch vụ đào tạo” là do họ suy nghĩ vậy, còn hiện tại dư luận có tán thành hay không tán thành thì cần phải bàn một cách nghiêm túc, cần có thời gian để phân tích”.
Chốt lại vấn đề, PGS.TS Bùi Hiền nói: “Tóm lại tôi không tán thành việc coi giáo dục là một dịch vụ”.
Theo Thanh Lam (Người Đưa Tin)
GS Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội trở thành hiệu trưởng ĐH Hoa Sen
Nếu Luật Giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua vào tháng 11 thì GS Trương Nguyện Thành có thể trở thành hiệu trưởng ĐH Hoa Sen vào năm 2019.
Câu chuyện Giáo sư (GS) Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng Đại học (ĐH) Hoa Sen và quay trở lại Mỹ làm việc khiến dư luận tiếc nuối.
Từ câu chuyện này đã đặt ra nhiều vấn đề về quản trị ĐH, tự chủ ĐH (cụ thể là tự chủ về nhân sự) của trường ĐH. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tự chủ ĐH để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, hội nhập với giáo dục ĐH quốc tế.
Bộ GD-ĐT cho biết, GS Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội trở thành hiệu trưởng ĐH Hoa Sen.
Việc có nên điều chỉnh một số bất cập về tổ chức nhân sự trong Luật Giáo dục ĐH 2012 là điều có lẽ không cần phải bàn cãi. Đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại, rà soát tất cả điều khoản không còn phù hợp của Luật Giáo dục Đại học hiện tại.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cùng trao đổi, làm rõ về các nội dung này.
GS Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội...
Việc GS Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng ĐH Hoa Sen nên trở lại Mỹ làm việc. Dư luận cho rằng, Luật Giáo dục ĐH chưa được xử lý một cách linh hoạt dẫn đến sự ra đi của một người tài. Xin bà cho biết ý kiến về băn khoăn trên?
- Trước hết chúng ta cũng phải thống nhất về quan điểm: hiệu trưởng và GS là 2 chức danh rất khác nhau. Vì vậy, tiêu chuẩn cũng khác nhau. Tôi không muốn nói đến 1 trường hợp cụ thể, nhưng nếu có 1 GS giỏi nào đó mà không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng cũng không phải vấn đề gây ngạc nhiên hoặc tranh cãi, bởi vì tiêu chuẩn khác nhau.
Trên thực tế, nhiều GS tích lũy kinh nghiệm quản lý... trở thành hiệu trưởng, nhưng cũng có rất nhiều các GS không bao giờ trở thành hiệu trưởng. Cũng không vì trường hợp đặc biệt của GS Thành mà chúng ta nói rằng chính sách thu hút nhân tài của nhà nước là không thành công.
Vì hiện nay, Nhà nước và các cơ sở đang mở rộng cửa để chào đón đội ngũ tri thức này và quá trình vẫn rất hiệu quả. Những điểm ngẽn, rào cản, nút thắt vẫn được các bên khai thông trên cơ sở tôn trọng pháp luật và cùng xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cũng nên nhìn trên bình diện rộng hơn là đội ngũ trí thức Việt kiều vẫn đang ngày càng đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Trường hợp GS Thành, chúng ta cũng đã biết lý do. Quy định của Luật hiện hành là như vậy và các tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, luật pháp cũng có tính lịch sử, có quy định phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác. Vì vậy, các quy định của luật cũng thường được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tiêu chuẩn hiệu trưởng cũng đang là một quy định như vậy.
Tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng, các bên chưa xử lý vấn đề này một cách linh hoạt. Nếu trường ĐH Hoa Sen và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể có cách đạt được sự hợp tác, đúng luật và không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ngay thời điểm điều đó còn đang trái với luật, hoặc phải chấm dứt hợp tác.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT.
Ví dụ, nhà trường có thể bổ nhiệm GS Trương Nguyện Thành với chức danh là Phó Hiệu trưởng phụ trách để chờ tới lúc Luật thay đổi phù hợp thì có thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Với lộ trình sửa Luật Giáo dục ĐH hiện nay, nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm nay, thì GS Thành có thể chỉ phải đợi 1 năm, tới 2019 là Luật Giáo dục ĐH sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực.
Sẽ mở rộng diện lựa chọn người xứng đáng làm hiệu trưởng
Qua trường hợp của GS Thành, quy định 5 năm kinh nghiệm quản lý khoa/phòng của một cơ sở giáo dục ĐH có vẻ không còn phù hợp với thực tế, thưa bà?
- Quy định chuẩn hiệu trưởng trước hết để tạo ra mặt bằng chất lượng chung đối với chức danh quan trọng này và chuẩn đó là căn cứ để lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn hiệu trưởng trước khi bổ nhiệm và đó cũng là căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong các ứng viên đạt chuẩn.
Xét đến cùng thì chúng tôi cho rằng, đó là điều kiện để tạo ra tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý, quản trị đại học, để đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất. Những chuẩn này đến giai đoạn mới cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.
Hiện nay, Luật Giáo dục ĐH đang được sửa đổi theo hướng là mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường, thông qua trao quyền này cho Hội đồng trường hay Hội đồng quản trị để quyết định nhân sự hiệu trưởng.
Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường ĐH tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định. Tốt hơn ở chỗ: mở rộng diện lựa chọn thì sẽ chọn được người tốt hơn và giảm thủ tục hành chính thì quyền tự chủ của nhà trường sẽ ở mức cao hơn.
Trong khối tư thục, gọi là đi thuê, hợp đồng hiệu trưởng, còn trong khối công lập cũng có thể là hợp đồng ở các trường tự chủ, hoặc Hội đồng trường quyết định và cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khác nhau ở chỗ đó, nhưng chuẩn chất lượng không khác nhau.
Ngoài quy định chung, liệu chúng ta có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài, được tín nhiệm và cũng có kinh nghiệm quản lý nhưng vẫn còn những điểm chưa "khớp" hết với quy định chung không, thưa bà ?
- Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục ĐH quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục ĐH ít nhất 5 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng nhưng chính vì vậy mà bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng.
Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường ĐH tư thục thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khi Luật đang có hiệu lực thì từ Bộ GD-ĐT đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.
Ban soạn thảo đang khẩn trương thực hiện các quy trình để trình Dự thảo Luật ra trước Quốc hội theo đúng tiến độ, nhằm tháo gỡ ngay những "điểm nghẽn, nút thắt" của Luật hiện hành như đã xảy ra trong thực tế.
Xin cảm ơn bà!
Theo Bích Lan (VOV)
GS không được làm hiệu trưởng về Mỹ:Sửa ngay Luật giáo dục đại học Từ câu chuyện Giáo sư Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen và quay trở lại Mỹ, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, dự thảo Luật giáo dục đại học đang sửa để thay đổi cách bổ nhiệm hiệu trưởng hiện nay. Vậy Luật giáo dục đại học sẽ sửa đổi như thế nào cho phù...