PGS, TS Bùi Hoài Sơn: Không để các “giang hồ mạng”… gây lệch chuẩn văn hóa
PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn của Báo Quân đội nhân dân Điện tử về vấn đề lệch chuẩn văn hóa trong không gian mạng, từ sự việc của một số cá nhân tự xưng là ‘ giang hồ mạng’, ‘Hoàng tử gió’…
Phóng viên (PV): Xin anh cho biết hệ lụy từ môi trường mạng xã hội hiện nay?
PGS, TS Bùi Hoài Sơn : Phải thừa nhận rằng, hiện nay đang có một thế giới “ảo” tồn tại song hành với thế giới thật. Thế giới “ảo” này không có các quy định hoặc có nhưng rất lỏng lẻo. Đây là một xu hướng lớn từ khi xuất hiện internet, khi mà con người cá nhân trên môi trường mạng xã hội thể hiện một cách thái quá dẫn đến các hệ lụy trong xã hội.
Đến khi cái tôi thể hiện thái quá thì cá nhân sẽ không chú ý, thậm chí coi thường các ý kiến khác để nhấn mạnh cái tôi của bản thân, đồng thời ứng xử theo cách nghĩ của riêng mình, thể hiện lối sống của riêng mình và tự cho đó là quyền của mình.
Trên internet, khi có một môi trường mà mọi người cho là ẩn danh thì cái tôi đó có cơ hội thể hiện. Chính vì thế, chúng ta thấy rất nhiều các hiện tượng trước khi có internet, có mạng xã hội (tức là có môi trường để mỗi người có thể thể hiện cái tôi của mình mà không chú ý đến cái tôi của người khác), nó sẽ không có cơ hội xuất hiện. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy có rất nhiều những hành động kỳ quặc, phản cảm, lệch chuẩn tồn tại rất nhiều trên mạng xã hội. Điều này lại được tiếp sức bởi sự cổ vũ rất nhiều của “ công dân mạng”, đặc biệt là giới trẻ.
PGS,TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Báo Đại biểu nhân dân
PV: Anh đánh giá thế nào về vấn đề lệch chuẩn văn hóa?
Video đang HOT
PGS, TS Bùi Hoài Sơn : Thực tế các nhà nghiên cứu đã chứng minh, mạng xã hội không tạo ra nhóm xã hội mới mà nó chỉ tăng cường tiếng nói của nhóm nhỏ trong xã hội. Thông thường những nhóm đó khi thiếu hoặc không có mạng xã hội sẽ luôn bị chìm đi, mờ đi bởi những thông tin chính thống và các phương tiện truyền thông lớn. Tuy nhiên, internet lại giúp cho những nhóm này có tiếng nói, giúp cho tiếng nói thiểu số ở rải rác khắp nơi có thể liên kết với nhau.
Một trong những đặc thù của truyền thông là những sự khác lạ, thậm chí là lệch chuẩn lại có sự lôi cuốn, nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng hơn so với những thông tin tích cực hay những thông tin tốt đẹp. Câu chuyện này lại được kích thích nhiều hơn ở trên môi trường mạng xã hội. Đấy là lý do tại sao các hiện tượng như HHH, Khá Bảnh, “Hoàng tử gió”… trở thành “giang hồ mạng”, trở thành người được giới trẻ quan tâm.
Có một bộ phận người dân quan tâm đến những sự việc của các “giang hồ mạng” không phải bởi những đối tượng này là hình mẫu lý tưởng mà đa phần là do mọi người tò mò, thấy một việc gì đó kỳ lạ, khác thường thì vào mạng để xem những đối tượng này làm những gì, đó chỉ là sự hiếu kỳ. Tuy nhiên, một điều nguy hại đó là nhận thức của chúng ta được hình thành bởi một hệ thống các thông tin. Do đó, khi chúng ta có càng nhiều các thông tin tiêu cực thì sẽ tác động đến nhận thức của giới trẻ và từ nhận thức này ảnh hưởng đến hành động của giới trẻ. Đó là lý do chúng ta cần phải lên án với những hành vi phản cảm, lệch chuẩn trên mạng xã hội.
PV: Theo anh, phải làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
PGS, TS Bùi Hoài Sơn : Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta phải bám chặt vào phương châm lấy cái tốt dẹp cái xấu, lấy cái thiện dẹp cái ác.
Thứ 1, chúng ta cần phải theo dõi nhiều hơn những thông chính thống, thông tin tích cực, thông tin tốt đẹp để mọi người được định hướng bởi những yếu tố tích cực đó, truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người làm những việc tốt đẹp.
Thứ 2, chúng ta phải lên án những việc làm không phù hợp, việc làm tiêu cực. Việc tuyên truyền của cũng phải khéo léo, phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Nếu không, sẽ rất dễ rơi vào tình trạng ngược chiều là tuyên truyền cho những hành động này. Trong một xã hội mà những thông tin rất đa dạng, phong phú và sự định hướng thông tin này không chỉ của những cơ quan chính thống mà còn là vấn đề của nhiều cơ quan chức năng cùng phối hợp.
Thứ 3, chúng ta cần có những hành động làm gương, đặc biệt lấy những hành động làm gương ấy của những người nổi tiếng trong xã hội, các văn nghệ sĩ, những người có địa vị cao trong xã hội… Bởi một tấm gương tốt còn hơn trăm vạn lời nói. Khi chúng ta có những tấm gương tốt, cổ vũ tinh thần, định hướng hành vi cho mọi người, chúng ta sẽ có thêm những hành động tốt, thêm những việc làm tốt trong xã hội.
Thứ 4 là chúng ta cần có những chế tài. Trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã xử phạt một số hành vi lệch chuẩn như HHH, Khá Bảnh… nhưng vẫn cần phải có thêm những biện pháp để răn đe, làm gương. Bộ quy tắc của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng xử trên mạng xã hội cũng là một kênh rất quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của nhiều người. Trong đó, quy định rõ những hành động nào nên làm và không nên làm, được làm và không được phép làm trên mạng xã hội.
Thứ 5, theo tôi nên tổ chức nhiều những hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật, để tạo ra những mối quan tâm, tạo ra sự quan tâm chủ động và tích cực, đặc biệt là các chương trình dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi các hoạt động của các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, nhà trường hay tại chính gia đình có những hành động gắn kết các thành viên, sẽ giúp cho mọi người tránh xa nhiều hơn các phương tiện truyền thông và tính tập thể sẽ được tăng cao, giảm bớt tính cá nhân.
Giới trẻ cần môi trường văn hóa lành mạnh. Ảnh minh họa: TTXVN
PV : Theo ông, mỗi gia đình cần phải làm gì để con em mình không sa đà vào mạng xã hội một cách thái quá?
PGS, TS Bùi Hoài Sơn : Đầu thế kỷ 20, một nhà xã hội học người Pháp đã nghiên cứu về nạn tự tử. Ông đã rút ra được mối liên hệ cá nhân mà cái tôi của họ càng cao, mối quan hệ của họ với gia đình và xã hội càng ít thì tỷ lệ tự tử càng cao. Từ những câu chuyện này, chúng ta có thể liên hệ với xã hội ngày hôm nay, tức là khi sự gắn kết gia đình với cộng đồng và xã hội càng lỏng lẻo, càng ít thì sự lệch lạc của họ trên mạng xã hội càng nhiều. Đây là điều mà mỗi gia đình và cả xã hội cần cân nhắc, suy nghĩ.
Tôi thấy hiện nay có một tình trạng khá đau lòng nhưng đang trở nên rất phổ biến, đó là bố mẹ bỏ rơi con cái ngày càng nhiều. Có gia đình, bố mẹ quan tâm đến con cái nhưng lại quan tâm theo kiểu là giục con cái đi học, đi làm gì đó… Khi về nhà thì mỗi người một chiếc điện thoại, thời gian dành cho nhau quá ít ngay trong gia đình là một chỉ báo cho thấy mối quan hệ xã hội ngày càng lỏng lẻo. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Theo tôi để thế hệ trẻ ngày nay được sống trong môi trường văn hóa lành mạnh thì ngoài các biện pháp, chế tài xử lý, mỗi gia đình phải có một môi trường văn hóa lành mạnh, các thành viên dành cho nhau thời gian nhiều hơn nữa để gắn kết tình cảm, có như vậy mới hạn chế được những hành động tiêu cực đáng tiếc xảy ra.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
'Hoàng Tử Gió' chết trong một chung cư
Hoàng Tử Gió tên thật là Hoàng Đức Nhân, từng được biết đến với biệt danh "giang hồ mạng", vốn là đàn em thân thiết với "đàn anh giang hồ mạng" như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng.
Hoàng Đức Nhân (còn gọi là Hoàng Tử Gió) - Ảnh: FBNV
Tối 5-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , một lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) xác nhận và cho biết đơn vị đang điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một nam thanh niên tên Hoàng Đức Nhân (29 tuổi, quê Quảng Ninh, còn gọi là Hoàng Tử Gió) tử vong trong một chung cư trên địa bàn.
"Chúng tôi vừa nhận được thông tin vụ việc và hiện các lực lượng chức năng đang xuống hiện trường điều tra vụ việc. Khi có thông tin cụ thể chúng tôi sẽ thông tin sau", vị lãnh đạo nói.
Hoàng Tử Gió tên thật là Hoàng Đức Nhân, từng được biết đến với biệt danh "giang hồ mạng".
Hoàng Tử Gió là đàn em thân thiết với "đàn anh giang hồ mạng" như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng,
Trước đó, vào cuối tháng 10-2019, Hoàng Tử Gió từng bị công an bắt vì hành vi liên quan đến sử dụng chất cấm.
Hoàng Tử Gió được nhiều người biết đến, gây chú ý khi xăm hình xăm đầy người, bao gồm cả cổ. Facebook cá nhân của Hoàng Tử Gió hiện có gần 900.000 follow.
"Hoàng tử gió" là đàn em thân thiết, từng có mặt theo dõi phiên tòa xét xử Khá Bảnh và đồng bọn Năm 2019, trong phiên tòa xét xử Khá Bảnh và đồng bọn tại Bắc Ninh, "Hoàng tử gió" cùng nhiều anh em trong giới giang hồ đã đến theo dõi. Tối 5/10, một lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội xác nhận và cho biết đơn vị đang điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của nam thanh niên tên...