Pfizer thử liều vaccine COVID thứ ba, tăng miễn dịch gấp 20 lần phòng biến chủng mới
Mặc dù liệu trình 2 liều vaccine COVID-19 của Pfizer đã đạt hiệu quả phòng bệnh tới 95%, hãng vẫn đang xem xét việc tiêm liều thứ ba liệu có thể giúp ích trong đối phó các biến chủng mới của SARS-CoV-2.
Doses of the Pfizer-BioNTech coronavirus vaccine at CHIREC Delta Hospital in Brussels on Feb. 3.Yves Herman / Reuters file
Theo NBC News, ngày 25/2, Pfizer công bố đang nghiên cứu thử nghiệm liều vaccine bổ sung dành cho những người đã tiêm đủ hai liều từ hơn 6 tháng trước.
Trả lời phỏng vấn NBC News, CEO của Pfizer, Albert Bourla cho biết công ty hy vọng liều vaccine thứ ba sẽ tăng cường phản ứng miễn dịch cao hơn nữa, mang đến sự bảo vệ tốt hơn trước các biến thể mới của virus gây bệnh COVID-19.
“Chúng tôi tin rằng liều thứ ba sẽ tăng phản ứng miễn dịch gấp 10-20 lần”, ông Bourla nói.
Nghiên cứu mới sẽ theo dõi sự an toàn và hiệu quả của liều vaccine thứ ba trong hai nhóm tuổi: từ 18-55 tuổi và những người từ 65-85 tuổi.
Video đang HOT
Người tham gia nghiên cứu này thuộc nhóm những người đầu tiên được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech: đó là những tình nguyện viên tham gia cuộc thử nghiệm giai đoạn 1/2 của Pfizer, bắt đầu từ tháng 5/2020.
Trong cuộc thử nghiệm đó, người tham gia được tiêm 2 liều vaccine cách nhau 3 tuần. Và trong nghiên cứu mới này, họ sẽ được tiêm thêm liều thứ ba, giống hệt như những gì đã được tiêm một năm trước.
Pfizer cũng lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm một phiên bản vaccine đã cải tiến để xem nó có hoạt động tốt chống lại biến thể virus từ Nam Phi hay không.
Các nhà khoa học cho rằng, khi virus SARS-CoV-2 biến đổi, các loại vaccine có thể cũng phải được điều chỉnh. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đầu tuần này đã ban hành hướng dẫn cho rằng các nhà sản xuất vaccine có thể dễ dàng tránh được những cuộc thử nghiệm lâm sàng kéo dài nhằm chứng minh độ an toàn và hiệu quả với những vaccine đã được nâng cấp để ngăn chặn biến thể mới.
Việc tiêm vaccine COVID đã điều chỉnh để phòng biến thể mới sẽ không khác gì cách tiêm phòng cúm thay đổi theo từng năm, nhằm ngăn chặn tất cả các chủng có khả năng lây nhiễm cao nhất cho mọi người.
CEO của Pfizer, Bourla nói rằng: “Hàng năm, bạn cần phải đi tiêm vaccine cúm. Điều đó cũng sẽ giống như vậy với COVID-19. Bạn sẽ phải đi tiêm phòng COVID hàng năm để được bảo vệ”.
Điều đó cho thấy rằng ngay cả khi đại dịch kết thúc, bệnh COVID-19 có thể vẫn tồn tại. Các chuyên gia cho biết các nghiên cứu liên tục về nâng cấp vaccine là cần thiết để hiểu khi nào có thể cần đến vaccine tăng cường.
Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech hiện có vẫn có hiệu quả chống lại các biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Brazil và Nam Phi.
CEO Bourla cho biết mục tiêu của công ty khi một biến thể mới xuất hiện là tập trung điều chỉnh vaccine hiện tại trong vòng 100 ngày.
Trong khi đó, Moderna, công ty sản xuất loại vaccine COVID-19 thứ hai được cấp phép tại Mỹ, hôm 24/2 cũng thông báo bắt đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của việc bổ sung một liều thứ ba vào phác đồ vaccine COVID-19 của mình, và đã phát triển một phiên bản vaccine được thiết kế nhằm ngăn chặn biến thể ở Nam Phi.
Israel khẳng định vaccine của Pfizer phòng bệnh hiệu quả tới gần 96%
Ngày 20/2, Bộ Y tế Israel thông báo các dữ liệu gần đây từ chiến dịch tiêm phòng trên toàn quốc cho thấy việc tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Pfizer/BioNTech có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm tới 95,8%.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bộ trên, vaccine cũng hiệu quả tới 98% trong việc ngăn các triệu chứng sốt và các vấn đề hô hấp và 99,2% trong việc ngăn bệnh trở nặng và 98,9% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện hay tử vong.
Các các kết quả này dựa trên số liệu thu thập trên toàn quốc từ ngày 13/2 vừa qua, sau khi so sánh những người Israel đã được tiêm phòng 2 mũi cách đó ít nhất 2 tuần và những người chưa được tiêm phòng.
Theo trang chủ của Bộ Y tế Israel, tính đến ngày 30/1 vừa qua, khoảng 1,7 triệu người Israel đã được tiêm phòng mũi 2, qua đó đủ điều kiện để đưa vào thống kê.
Đối với những người được xét nghiệm sau khi tiêm mũi 2 được một tuần, vaccine của Pfizer/BioNTech hiệu quả khoảng 91,9% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, 96,4% trong việc ngăn bệnh trở nặng và 94,5% trong việc phòng tránh nguy cơ tử vong.
Israel được đánh giá là một trong những khu vực có tốc độc tiêm phòng COVID-19 nhanh nhất thế giới. Kể từ tháng 12/2020, Israel đã tiêm 1 mũi vaccine của Pfizer/BioNTech cho 4,25 triệu người trong tổng dân số 9 triệu người của Israel. Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy khoảng 2,88 triệu người dân nước này đã được tiêm đủ 2 mũi.
Giới chức y tế Israel khẳng định mục tiêu của chính phủ là tiếp tục tiêm phòng cho toàn bộ người dân từ 16 tuổi trở lên, để có thể cho phép đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.
Malaysia sắp tiêm vaccine Covid-19 hàng loạt Malaysia dự kiến bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Covid-19 vào 24/2, sớm hai ngày so với kế hoạch sau khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên hôm nay. Malaysia đặt mục tiêu tiêu chủng cho ít nhất 80% dân số 32 triệu người của nước này trong vòng một năm nhằm tạo tiền đề hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng...