Pfizer ngưng chuyển vaccine cho Israel vì lỡ hẹn thanh toán
Hãng dược phẩm Pfizer đã tạm đóng băng việc chuyển giao vaccine ngừa COVID-19 cho Israel sau khi quốc gia này chưa thanh toán cho 2,5 triệu liều trước đó.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận liều tiêm vaccine COVID-19 thứ hai ngày 9/1/2021. Ảnh: Reuters
Theo báo Jerusalem Post, vốn dĩ trong ngày 4/4, Israel sẽ nhận được khoảng 700.000 liều vaccine của Pfizer. Tuy nhiên, lô hàng này đã tạm thời nhận lệnh hoãn vận chuyển và chờ cho đến khi nào có thông báo thêm. Thực tế, Pfizer phát hiện Israle vẫn chưa thanh toán đủ cho các lô hàng trước.
Trong một thông báo chính thức duy nhất của hãng dược phẩm, Pfizer cho biết hợp đồng ban đầu với Israel được ký kết vào tháng 11/2020 đã hết hạn và hai bên đang phối hợp để “nâng cấp thỏa thuận” cũng như “cung cấp thêm các liều vaccine” cho quốc gia Trung Đông.
“Trong khi việc đàm phán đang được diễn ra thì kế hoạch vận chuyển các lô hàng sẽ được điều chỉnh”, Pfizer tuyên bố.
Israel được cho là đã mua 15 triệu liều vaccine do Pfizer và BioNTech sản xuất, cũng như 12 triệu liều khác của Moderna và AstraZeneca. Trong một cuộc họp với các nhà lập pháp vào tháng trước, một đại diện của Bộ Y tế Israel tiết lộ nước này đã chi 2,6 tỷ shekel (788 triệu USD) để mua các liều vaccine và 2,5 tỷ shekel khác để dành cho các liều thêm sau này.
Trong một bản báo cáo thống kê do Chủ tịch Ủy ban Tài chính Knesset Moshe Gafni yêu cầu công bố, Israel đã phải trả một mức giá cho mỗi liều vaccine “cao hơn nhiều” so với giá thị trường.
Bộ Y tế Israel đang tìm kiếm một hợp đồng khác để mua thêm 30 triệu liều vaccine nhưng cuộc họp mà họ yêu cầu vào thứ Hai tuần trước đã bị hủy bỏ do mâu thuẫn giữa Thủ tướng Benjamin Netanyahu và ông Benny Gantz thuộc đảng đối lập. Ông Gantz đổ lỗi cho Bộ trưởng Y tế Yuli Edelstein – một thành viên thuộc đảng của Thủ tướng Netanyahu – gây ra sự chậm trễ trong việc thanh toán tiền mua vaccine cho Pfizer. Bộ Y tế hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Tính đến hết tháng 3, theo thống kê của Bộ Y tế Israel, quốc gia Trung Đông này đã có trên 4,65 triệu người được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, chiếm trên 50% dân số, đồng thời đã có hơn 5,2 triệu người được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Israel là một trong những quốc gia có tốc độ tiêm chủng thần tốc nhất thế giới.
Hãng Pfizer/BioNTech nâng mục tiêu sản lượng vaccine
Công ty dược phẩm BioNTech của Đức ngày 30/3 cho biết công ty cùng đối tác của mình là Pfizer (Mỹ) sẽ tăng sản lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên 2,5 tỷ liều đến cuối năm 2021, lần đầu tiên dự kiến doanh thu từ vaccine gần đạt 10 tỷ euro (11,73 tỷ USD) trong năm nay.
Vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Pfizer cũng cho biết hai đối tác này sẽ có thể nâng sản lượng khoảng 2,3 - 2,4 tỷ liều.
Trong thông báo của mình, BioNTech cho biết cơ sở sản xuất mới ở thành phố Marburg (Đức) và việc mở rộng mạng lưới các nhà sản xuất và cung cấp chính là lý do giúp hãng có thể tăng sản lượng. Thông báo nêu rõ: "Các biện pháp bổ sung và các cuộc thương lượng với các đối tác tiềm năng nhằm tăng sản lượng và mở rộng mạng lưới đang được tiến hành".
Tính đến tuần trước, hơn 200 triệu liều vaccine mang tên khoa học là BNT162b2 và tên thương mại là Comirnaty của Pfizer/BioNTech đã được cung cấp trong khi các đơn hàng đã ký phải giao trong năm 2021 hiện đã lên tới 1,4 tỷ liều. Với lượng đơn hàng như vậy, BioNTech dự kiến đạt doanh thu 9,8 tỷ euro từ việc bán vaccine. Đầu tháng 2, Pfizer dự báo vaccine Comirnaty sẽ đóng góp ít nhất 15 tỷ USD trong doanh thu của công ty trong năm nay.
Kêu gọi EU họp thượng đỉnh về tình trạng phân phối vaccine không công bằng Lãnh đạo các nước Áo, CH Séc, Slovenia, Bulgaria và Latvia ngày 12/3 gửi một bức thư kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận về "sự mất cân bằng lớn" trong phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại Prague,...