Pfizer dự đoán thời điểm thế giới thoát đại dịch Covid-19
Trong khi một số chuyên gia, tổ chức dự đoán Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu vào năm sau, hãng dược Pfizer cho rằng, đại dịch này có thể kéo dài đến năm 2024.
Thế giới có thể chưa thoát đại dịch vào năm 2022 như dự đoán ban đầu (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, trong bài thuyết trình trước các nhà đầu tư, Giám đốc khoa học của hãng dược Mỹ Pfizer Mikael Dolsten cho biết, hãng này tin rằng một số khu vực trên thế giới sẽ còn chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm ở mức đại dịch trong một năm tới hoặc thậm chí hai năm tới.
Tuy nhiên, Pfizer dự đoán, Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu toàn cầu vào năm 2024. “Khi nào và bằng cách nào kịch bản này xảy ra còn phụ thuộc vào mức độ thay đổi của đại dịch, vào mức độ hiệu quả của việc sử dụng vaccine cũng như các phương pháp điều trị, và sự phân phối công bằng đến những nơi mà độ phủ vaccine còn thấp. Sự xuất hiện của các biến chủng mới cũng có thể tác động đến lộ trình đại dịch”, ông Dolsten nói.
Video đang HOT
Trước đó, một số chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia khác trên thế giới lạc quan cho rằng, thế giới có thể thoát đại dịch vào năm 2022.
“Năm 2022 là năm chúng ta có thể kết thúc đại dịch Covid-19. Hiện, giờ chúng ta đã có đủ công cụ. Chúng ta có thể khiến Covid-19 không còn gây chết chóc nữa”, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách về vấn đề Covid-19 của WHO, nhận định hôm 15/12. Tỷ phú Bill Gates cũng tin rằng, giai đoạn cấp tính của đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vào năm 2022.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron được cho là có khả năng lây lan, gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn nhiều so với biến chủng Delta cũng như khả năng né miễn dịch của nó khiến những hy vọng này phai nhạt dần.
Sự xuất hiện của Omicron buộc nhiều nước phải tái áp đặt các biện pháp từ thời đầu dịch như hạn chế đi lại, yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tránh hội họp đông người. Các chuyên gia cho rằng, thế giới cần tiếp tục tăng độ phủ vaccine hoặc tỷ lệ dân số có miễn dịch với Covid-19 mới có thể vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Theo số liệu của WHO, đến nay, khoảng 57% dân số thế giới đã được tiêm một mũi vaccine Covid-19 và hơn 270 triệu người đã mắc Covid-19. Điều này giúp thế giới có miễn dịch tốt hơn với SARS-CoV-2 so với cách đây 2 năm, nhưng là chưa đủ để biến Covid-19 trở thành một bệnh đặc hữu.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, kể cả khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, các biến chủng mới cũng có thể kéo theo các đợt bùng dịch theo mùa trong nhiều năm tới và việc sống chung với Covid-19 không có nghĩa là virus này không còn là mối đe dọa với con người. Do vậy, theo tiến sĩ Tom Frieden, giám đốc điều hành sáng kiến y tế toàn cầu Resolve to Save Lives và là cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cho rằng thế giới cần sẵn sàng tinh thần để điều chỉnh chiến lược khi biến chủng mới xuất hiện bất cứ lúc nào.
EU đặt mua 180 triệu liều vắc xin phiên bản hiệu chỉnh chống biến thể Omicron
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí đặt hơn 180 triệu liều vắc xin phiên bản hiệu chỉnh chống biến thể Omicron do Pfizer/BioNTech phát triển.
Một em bé được tiêm ngừa COVID-19 tại Đức ngày 17-12 - Ảnh: REUTERS
"Các quốc gia thành viên đã nhất trí việc chuyển giao đợt đầu hơn 180 triệu liều vắc xin bổ sung đã được hiệu chỉnh, trong hợp đồng thứ 3 của chúng tôi với BioNTech/Pfizer", Hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nói sau cuộc Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 16-12.
Theo hợp đồng mới nhất của EU với 2 hãng dược này, EU sẽ được mua 1,8 tỉ liều vắc xin từ nay đến năm 2023. EU đến nay chỉ mới đặt mua một nửa số lượng này.
Pfizer và BioNTech đã phát triển phiên bản vắc xin chống biến thể Omicron từ 25-11 và cho biết sẽ có hàng vào tháng 3-2022. Theo người phát ngôn EC, đơn hàng vắc xin này sẽ được giao vào quý 2-2022, khi đó có thể nó đã được cấp phép.
Đến nay, vẫn còn nhiều khác biệt trong các dữ liệu và nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin đối với biến thể mới.
Ngày 15-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có bằng chứng ban đầu cho thấy các loại vắc xin hiện nay có thể kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến thể Omicron. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm của EU cho rằng tại thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy cần hiệu chỉnh các công thức vắc xin hiện có để chống lại biến thể Omicron.
Phân tích của nhà dịch tễ học Mỹ Anthony Fauci và các đồng nghiệp chỉ ra rằng các vắc xin hiện tại có thể ngăn các ca mắc bệnh nặng do biến thể mới. Trong khi đó, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Washington và Hãng dược Thụy Sĩ Humabs Biomed SA trên 6 loại vắc xin cho thấy 3 loại Sinopharm, Johnson & Johnson, Sputnik tạo ra rất ít hoặc không có kháng thể nào chống lại Omicron.
Ngày 17-12, Nga dẫn nghiên cứu ban đầu của mình khẳng định vắc xin Sputnik V ngăn được nguy cơ bệnh nặng và nhập viện do biến thể Omicron. Theo nghiên cứu này, khi bổ sung thêm liều vắc xin Sputnik Light, hiệu quả có thể lên đến 80%.
Các nghiên cứu mới thắp sáng hy vọng vaccine chống chọi Omicron hiệu quả Một loạt các nghiên cứu mới chỉ ra rằng vaccine Covid-19 và đặc biệt là các mũi tiêm tăng cường có thể giúp bảo vệ khỏi những hậu quả xấu nhất do nhiễm chủng Omicron lây lan nhanh gây ra. Một phụ nữ được tiêm vaccine tại Anh (Ảnh: AFP). Tuy nhiên, theo New York Times (NYT), chủng virus đột biến cao này...