Pfizer chưa tính đến bổ sung điểm sản xuất vaccine ngoài Mỹ và châu Âu
Hãng dược phẩm Pfizer Inc. của Mỹ ngày 11/3 thông báo sẽ chỉ xem xét ủy quyền sản xuất vaccine của hãng ở ngoài địa bàn Mỹ và châu Âu hiện nay sau khi “giai đoạn đáp ứng cho đại dịch” kết thúc.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Pfizer Inc. đưa ra thông báo trên sau khi hãng tin Reuters một ngày trước đó đưa tin hãng dược phẩm này đã đề xuất với Chính phủ Ấn Độ về việc sản xuất vaccine tại quốc gia châu Á này nếu nhận được sự đảm bảo nhanh chóng thông quan, tự do về giá cả và xuất khẩu.
Người phát ngôn của Pfizer khẳng định ở thời điểm hiện tại, công ty không có bất cứ thảo luận nào về việc bổ sung các địa điểm sản xuất vaccine. Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên này khẳng định Pfizer sẵn sàng đánh giá cơ hội hợp tác với các công ty sau khi giai đoạn đáp ứng cho đại dịch hiện nay qua đi.
Tuần trước, Giám đốc điều hành BioNTech – đối tác của Pfizer trong bào chế và phát triển vaccine ngừa COVID-19, thông báo hai công ty có thể sản xuất 3 triệu liều vaccine trong năm tới, tăng so với kế hoạch sản xuất ít nhất 2 triệu liều vaccine trong năm nay.
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và các công ty của nước này đang có thỏa thuận sản xuất vaccine ngừa COVID-19 với các đối tác Oxford University/AstraZeneca, Novavax Inc và Johnson, cùng với một số vaccine nội địa.
Video đang HOT
Tháng 2/2021, Pfizer đã rút lại đơn xin cấp phép lưu hành vaccine của hãng tại Ấn Độ sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ từ chối đề nghị của Pfizer bỏ qua việc tiến hành cuộc thử nghiệm nhỏ tại quốc gia châu Á này. Do vậy, vaccine của Pfizer chưa thể xâm nhập một trong những thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới là Ấn Độ.
* Hãng tin Reuters ngày 11/3 dẫn lời một quan chức EU cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định gia hạn cơ chế cấp phép xuất khẩu vaccine COVID-19. Quyết định này có thể gây khó khăn về nguồn cung tại các nước phụ thuộc vào vaccine sản xuất tại EU.
Cơ chế cấp phép xuất khẩu vaccine COVID-19 đã được EU ban hành hồi tháng 1/2021 và theo kế hoạch ban đầu cơ chế này sẽ có hiệu lực đến hết tháng 3. EU đưa ra cơ chế trên sau khi hãng dược phẩm AstraZeneca thông báo chậm giao vaccine cho EU và điều này ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng của các nước trong khối, mặc dù EC đã tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều nước thành viên, trong khi các chương trình tiêm chủng vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn cung, việc EC gia hạn cơ chế này được xem là biện pháp để đảm bảo cung ứng vaccine cho cho các nước thành viên.
Cơ quan quản lý dược châu Âu: Vắc xin Pfizer không liên quan các ca tử vong sau tiêm
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu ngày 29-1 cho biết không có mối liên hệ nào giữa các trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin COVID-19 và các tác dụng phụ của vắc xin.
Theo dự kiến, EU sẽ chính thức cấp phép cho các nước thành viên sử dụng vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19 vào ngày 29-1-2021 - Ảnh (minh họa): AFP
Theo hãng tin AFP, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công bố kết luận này sau khi đánh giá các dữ liệu đầu tiên thu thập từ chương trình triển khai tiêm vắc xin COVID-19.
Theo đó, cơ quan này cho biết họ đã tìm hiểu các trường hợp tử vong, trong đó có một số người lớn tuổi, và "kết luận rằng các dữ liệu không cho thấy có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin Comirnaty (tên chính thức của vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech - PV) và các trường hợp tử vong này, và không dấy lên lo ngại nào về độ an toàn của vắc xin".
Cũng trong nội dung cập nhật đầu tiên kể từ khi Liên minh châu Âu bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trong tháng 12, EMA cho biết, dữ liệu thu nhận được "nhất quán với mức độ an toàn đã biết của vắc xin, và không phát hiện những tác dụng phụ mới nào".
Cũng theo EMA, những báo cáo ghi nhận về các trường hợp thi thoảng bị dị ứng nặng với vắc xin cũng đều không vượt quá so với "những phản ứng phụ đã biết".
"Tác dụng phòng ngừa COVID-19 của vắc xin Comirnaty vượt trội hơn nhiều so với mọi nguy cơ, và không có những thay đổi khuyến nghị nào khác liên quan tới việc sử dụng vắc xin này", thông cáo của EMA nêu.
Cho tới nay EMA đã phê chuẩn hai vắc xin ngừa COVID-19, đó là hai sản phẩm của Pfizer/BioNTech và Moderna. Theo kế hoạch EMA cũng sẽ phê chuẩn vắc xin thứ ba, đó là vắc xin do ĐH Oxford và hãng AstraZeneca phát triển trong ngày 29-1 giờ địa phương.
Thời gian qua một số nước như Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Thụy Điển đã ghi nhận một số trường hợp tử vong sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech.
Na Uy ghi nhận 33 ca tử vong trong số những người cao niên được tiêm liều vắc xin đầu tiên nhưng cũng chưa thể chứng minh có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin và tình trạng tử vong sau đó.
Châu Âu tính kế gì khi bị các hãng vaccine 'lỡ hẹn' Các trung tâm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại châu Âu đã sẵn sàng nhưng "nhân vật chính" chưa xuất hiện. Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: Reuters Bên cạnh đó là thông tin không mấy vui từ các công ty dược khi Pfizer cắt giảm sản lượng còn AstraZeneca tuyên bố chỉ chuyển giao số vaccine tương đương 40% lượng đã hứa hẹn...