Pfizer chỉ cung cấp vaccine COVID-19 cho các chính phủ vì an toàn cho người sử dụng
Những ngày qua, dư luận “ nóng” lên với các thông tin về việc một doanh nghiệp ở phía Nam chuẩn bị nhập về 15 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer.
Một lọ vaccine COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, thông tin đã được cải chính khi một số tờ báo lớn trong nước dẫn lời đại diện Pfizer tại Việt Nam khẳng định hiện hãng này chỉ cung cấp vaccine cho các chính phủ và các tổ chức lớn toàn cầu để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng. Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề sở hữu và phân phối vaccine của Pfizer ra sao cũng được các nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Mới đây, trang tin kinh tế The Edge Markets của Malaysia dẫn lời đại diện hãng dược Pfizer tại nước này khẳng định sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 cho chính phủ các nước và các tổ chức siêu quốc gia như COVAX để triển khai trong các chương trình tiêm chủng quốc gia. Trong một tuyên bố hồi tháng 7, công ty dược phẩm nhấn mạnh rằng cả Pfizer và các chi nhánh trên toàn cầu đều không ủy quyền cho bất kỳ ai nhập khẩu, tiếp thị hay phân phối vaccine COVID-19.
The Edge Markets viết: “Để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, tất cả các thỏa thuận cung cấp vaccine COVID-19 hiện tại của chúng tôi đều liên quan trực tiếp với các tổ chức chính phủ. Chúng tôi tin rằng họ có điều kiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch để phân phối vaccine một cách công bằng và bình đẳng cho người dân. Hiện tại, không có nhà phân phối tư nhân được ủy quyền nào cho vaccine của chúng tôi trên toàn thế giới. Chất lượng và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào được chuyển qua các kênh không được ủy quyền đều không thể đảm bảo và cần bị nghi ngờ có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng con người”.
Video đang HOT
Một trang mạng khác của nước này là Malaysiakini cũng đưa ra lời khẳng định tương tự Pfizer, theo đó cho biết không có nhà phân phối tư nhân được ủy quyền nào của vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.
Một người đi ngang qua logo của Pfizer ở quận Manhattan, New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Trước đó, hồi tháng 4, báo chí Ấn Độ cũng dẫn lời hãng dược của Mỹ khẳng định Pfizer sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 thông qua các hợp đồng với các chính phủ dựa trên các thỏa thuận với các cơ quan chính phủ tương ứng.
Trong một thư điện tử phản hồi tờ The Print của Ấn Độ, người phát ngôn của Pfizer cho biết: “Trong giai đoạn đại dịch này, Pfizer sẽ ưu tiên hỗ trợ các chính phủ trong chương trình tiêm chủng và chỉ cung cấp vaccine COVID-19 thông qua các hợp đồng của chính phủ dựa trên các thỏa thuận với các cơ quan chính phủ tương ứng và theo sự cho phép của cơ quan quản lý hoặc phê duyệt”. Hãng dược vẫn cam kết tiếp tục hướng tới việc cung cấp vaccine để sử dụng trong chương trình của chính phủ tại quốc gia này.
Phản hồi của Pfizer là để đáp lại các thông tin trước đó trên các phương tiện truyền thông cho rằng chính phủ Ấn Độ đang tìm kiếm các lựa chọn cho phép khu vực tư nhân trực tiếp mua vaccine từ các công ty nước ngoài này, mà theo đó, điều này sẽ giúp chuyển gánh nặng vaccine đắt tiền hơn từ chính phủ sang các công ty tư nhân.
Trong một thông cáo chung trên trang chủ của Pfizer, hãng này cũng đăng nội dung xác định đối tác chính của hãng là chính phủ các nước. Thông cáo nêu: “Trong giai đoạn đầu, hợp đồng của chúng tôi là với các chính phủ và chúng tôi sẽ cung cấp liều theo kênh ưu tiên của họ và các địa điểm tiêm chủng được chỉ định, tùy thuộc vào sự cho phép hoặc phê duyệt theo quy định. Chúng tôi tìm cách làm việc với các chính phủ để hỗ trợ phân phối cho các nhóm ưu tiên xác định và chúng tôi dự đoán rằng các điểm tiêm chủng sẽ khác nhau nhưng có thể bao gồm bệnh viện, phòng khám ngoại trú, địa điểm tiêm chủng cộng đồng và hiệu thuốc.”
Dựa trên những phản hồi từ hãng dược Pfizer trên truyền thông và website của hãng, lý do chính để hãng chỉ thông qua các chính phủ và tổ chức lớn để phân phối vaccine là vì sự an toàn tính mạng đối với người sử dụng. Đây là điểm mấu chốt mà trong giai đoạn đầu Pfizer chưa có bất kỳ thỏa thuận nào khác ngoài các chính phủ và các tổ chức uy tín.
Về mặt kỹ thuật, vaccine dựa trên công nghệ mRNA của Pfizer phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ siêu lạnh ổn định từ -90 đến -60 độ C để đảm bảo thời hạn sử dụng dài nhất. Chính vì độ phức tạp và cầu kỳ trong quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối vaccine nên Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phải ban hành hướng dẫn rất cụ thể về công tác bảo quản và xử lý loại vaccine này. Hãng này đưa ra 3 lựa chọn về lưu trữ vaccine COVID-19 bao gồm tủ đông nhiệt độ cực thấp, tủ vận chuyển nhiệt sử dụng đá khô và tủ lạnh thường dùng tại các bệnh viện. Tùy thuộc vào lựa chọn bảo quản với nền nhiệt độ khác nhau mà loại vaccine này có thời hạn sử dụng từ 5 ngày đến 6 tháng.
Mỹ bỏ 15 triệu liều vaccine Covid-19
Báo cáo mới chỉ ra Mỹ đã vứt bỏ 15,1 triệu liều vaccine Covid-19 từ ngày 1/3 do các nguyên nhân như lọ bị nứt hay trục trặc bảo quản.
Báo cáo NBC công bố ngày 1/9 về số vaccine Covid-19 bị vứt bỏ ở Mỹ được dựa trên dữ liệu tổng hợp từ các hiệu thuốc, tiểu bang và các nhà cung cấp. 15,1 triệu liều là con số cao hơn ước tính trước đây, nhưng NBC cho rằng số liệu thực tế thậm chí nhiều hơn, do báo cáo thiếu thông tin từ ít nhất 7 bang và các cơ quan liên bang lớn.
Nguyên nhân vaccine không được sử dụng bao gồm lọ bị nứt, lỗi pha loãng, trục trặc trong bảo quản hoặc hết thời gian sử dụng. Mỗi lọ vaccine được yêu cầu sử dụng trong vài giờ sau khi mở, nếu không sẽ phải vứt bỏ.
Vỏ lọ vaccine Pfizer-BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng tại Đại học Nevada, thành phố Las Vegas hôm 22/1. Ảnh: AP .
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước nghèo chật vật triển khai chiến dịch tiêm chủng vì thiếu nguồn cung. Chưa tới 3% người dân ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, theo Our World in Data.
Trong khi đó, Mỹ đã tiêm khoảng 440 triệu liều vaccine và 52% dân số được tiêm chủng đầy đủ, con số có thể đã cao hơn nhiều nếu một bộ phận lớn người dân không ngần ngại tiêm vaccine. Hơn một triệu người Mỹ suy giảm miễn dịch đã được tiêm liều tăng cường. Từ cuối tháng 9, Mỹ sẽ mở rộng chiến dịch tiêm liều thứ ba cho tất cả người dân đã tiêm đủ hai mũi cách đó 8 tháng.
"Đây là vấn đề công bằng. Một quốc gia giàu có khả năng tiếp cận vaccine dễ dàng về cơ bản đang vứt bỏ vaccine", Tim Doran, giáo sư về chính sách y tế tại Đại học New York, nói.
Mỹ cam kết chia sẻ 600 triệu liều vaccine Covid-19 cho các nước có thu nhập thấp và trung bình. Số vaccine đã được chia sẻ tính đến đầu tháng 8 là 110 triệu liều.
Hãng Pfizer hy vọng có vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi sớm nhất vào cuối mùa Thu Trong bối cảnh học sinh trên toàn thế giới đang chuẩn bị bắt đầu năm học mới mà dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành, đe dọa quyền được học tập của các em, chính phủ các nước và các hãng dược trên thế giới đang nỗ lực sản xuất vaccine và lên kế hoạch tiêm chủng cho nhóm đối tượng này. Nhân...