Pfizer bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi
Ngày 8/6, liên minh dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm mức độ hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Pfizer/BioNTech sẽ thực hiện một nghiên cứu trên gần 4.500 trẻ em tại hơn 90 cơ sở khám bệnh ở Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha và Phần Lan. Nghiên cứu cũng sẽ tuân theo một chế độ sử dụng thuốc cụ thể cho các nhóm tuổi nhất định. Theo đó, trẻ em từ 5-11 tuổi được cung cấp một liều 10 microgam vaccine, trong khi trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ được tiêm 3 microgam vaccine.
Tháng 3/2021, Pfizer/BioNTech đã phát hiện ra vaccine phòng COVID-19 của mình có hiệu quả 100% đối với trẻ em từ 12-15 tuổi. Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 2.260 thanh thiếu niên, vaccine này được phát hiện đã tạo ra các phản ứng kháng thể mạnh mẽ. Tháng trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi, động thái được coi là bước đi quan trọng nhằm cho phép học sinh quay trở lại trường học, thay vì học gián tiếp tại nhà.
Truyền thông Mỹ đánh giá việc Pfizer/BioNTech tiến tới có thể tiêm chủng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi được coi là một bước tiến quan trọng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng và hạn chế hơn nữa đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ tiêm chủng Hong Kong tăng vọt sau giải thưởng triệu đô
Với tỷ lệ người đi tiêm vaccine tăng đột biến nhờ các chương trình xổ số và rút thăm, Hong Kong có thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay.
Video đang HOT
Sau khi các tập đoàn bất động sản ra thông báo ngày 28/5 rằng người được tiêm phòng đầy đủ có thể tham gia rút thăm trúng căn hộ trị giá 1,4 triệu USD, số đơn đăng ký tiêm vaccine Sinovac và Pfizer-BioNTech đã tăng gần 48.000 vào ngày 1/6.
Một ngày trước thông báo, con số chỉ là 20.200 đơn. Từ ngày 27/5 đến 3/6, số người được tiêm phòng mỗi ngày tăng 38,5%, từ khoảng 26.000 lên 36.000, tăng chủ yếu ở nhóm sử dụng vaccine Sinovac.
Kể từ khi chương trình tiêm chủng đại trà bắt đầu vào cuối tháng 2, khoảng 1,53 triệu người Hong Kong, tức 20% dân số, đã được tiêm ít nhất một liều và hơn một triệu người được tiêm đầy đủ. Mục tiêu của chính quyền đặc khu là tiêm đầy đủ cho ít nhất 70% dân (5,25 triệu người) để đạt miễn dịch cộng đồng.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc duy trì tốc độ tăng đó vẫn là một thách thức.
Chuyên gia hô hấp Leung Chi-chiu từ Hiệp hội Y khoa Hong Hong lạc quan cho rằng đặc khu có thể đạt mục tiêu vào mùa đông nếu duy trì đà tăng về số lượt hẹn tiêm chủng. Theo ông, do mất khoảng 5-6 tuần để vận chuyển vaccine, Hong Kong sẽ đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, với khoảng 70% dân được tiêm phòng đủ.
Song, tiến sĩ Lam Ching-choi, thành viên của đội đặc nhiệm tiêm chủng, cho rằng, Hong Kong chỉ có thể hoàn thành mục tiêu vào cuối năm nếu có ít nhất 30.000 người tiêm liều thứ nhất hàng ngày. Thành phố đã bước đầu thành công khi số người tiêm liều đầu tiên đạt 31.462 vào ngày 5/6.
Tuy nhiên, nhiệt huyết của người dân dành cho vaccine chưa rõ có ổn định hay không. Ngày 6/6, số người tiêm đã giảm còn 24.542.
"Tỷ lệ hiện tại cần được nâng cao hơn nữa. Nó vẫn chưa đủ, dù đã cải thiện", ông Lam nhận xét.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine tại Sai Ying Pun, Hong Kong hồi đầu tháng 5. Ảnh: SCMP .
Hàng chục doanh nghiệp đã đưa ra nhiều phần thưởng khác nhau để khuyến khích người dân tiêm chủng. Ngoài tặng căn hộ, họ còn tung ra các gói ưu đãi cho thuê phòng khách sạn hạng sang, phiếu giảm giá mua sắm, vé máy bay, thậm chí ô tô điện trị giá 64.000 USD.
Các chuyên gia ghi nhận lợi ích của những phần thưởng này, cùng với chính sách được nghỉ phép để tiêm phòng. Theo giáo sư Martin Wong Chi-sang, trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Trung Văn Hương Cảng, lượt đăng ký tăng mạnh trong tuần qua rất có thể liên quan đến quà tặng và giải thưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng cần kết hợp nhiều phương pháp để thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng.
Niềm tin của người dân vào vaccine Sinovac đã tăng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp vaccine này. Theo ông Leung, chính quyền cần tận dụng điều đó.
Leung nói: "Chính quyền cần tăng cường năng lực tiêm chủng để duy trì đà phát triển". Ông đề xuất bổ sung thêm vaccine cho 21 phòng khám - nơi cung cấp vaccine Sinovac - vì chỉ tiêu đăng ký tiêm tại đó thường hết nhanh.
Các chuyên gia khác hy vọng những thay đổi chính sách và ưu đãi trong thời gian tới sẽ hữu ích, bao gồm việc phê duyệt vaccine Pfizer-BioNTech cho khoảng 243.500 thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi, đồng thời cho phép người đã tiêm đầy đủ đi lại tự do giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục.
Do châu Âu có kế hoạch đón khách du lịch đã tiêm phòng vào mùa hè này, Wong và Lam cho rằng điều này có thể khuyến khích người Hong Kong tiêm vaccine. Theo một cuộc khảo sát của ông Wong và đồng nghiệp được công bố tuần trước, việc sở hữu hộ chiếu vaccine để đi lại dễ dàng hơn là động lực hấp dẫn nhất. Với một số người, điều quan trọng là được bảo vệ khi đại dịch chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Sau 42 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng, ngày 5/6, Hong Kong ghi nhận một ca nhiễm biến thể B.1.17. Ông Lam hy vọng vụ việc sẽ tạo động lực để người dân tiêm phòng.
"Người Hong Kong hơi thực tế. Thật khó để bắt họ tiêm vaccine nếu họ không cảm thấy cấp bách", ông nói.
Vắc xin Trung Quốc hiệu quả đến đâu? Dù vắc xin COVID-19 của Trung Quốc có hiệu quả thấp hơn 7 loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua như Pfizer/BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca... nhưng lại mang đến hy vọng cho nhiều nước nghèo và đang phát triển. Vắc xin Trung Quốc - Dữ liệu: Bảo Anh tổng hợp (Thx, CgTn, CoViD Vaccine Tracker)...