Pfizer bắt đầu thử nghiệm thuốc kháng COVID đường uống
Tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer ngày 23/3 thông báo đã bắt đầu cuộc thử nghiệm giai đoạn đầu tại Mỹ liệu pháp kháng virus COVID-19 bằng đường uống.
Pfizer bắt đầu thử nghiệm thuốc kháng COVID dạng uống. Ảnh minh hoạ
Theo hãng tin Reuters, Pfizer cho biết, ứng cử viên thuốc kháng virus cho thấy hoạt động mạnh mẽ chống lại SARS-CoV-2, virus gây bệnh COVID-19, trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
Hãng cho hay thuốc có thể được kê đơn cho những bệnh nhân có những dấu hiệu đầu tiên nhiễm virus.
Ứng cử viên thuốc kháng COVID-19 của Pfizer, được đặt tên khoa học là PF-07321332, là một chất ức chế protease, đã có hiệu quả ngăn không cho virus nhân bản trong tế bào.
Video đang HOT
Công ty cho biết các chất ức chế protease đã có hiệu quả trong điều trị các mầm bệnh virus khác như HIV, virus viêm gan C, bằng cách sử dụng riêng hoặc kết hợp với các loại thuốc kháng virus khác.
Pfizer tin rằng loại thuốc này có thể cung cấp các phương pháp điều trị dung nạp tốt chống lại COVID-19, trong bối cảnh các phương pháp điều trị hiện có trên thị trường, vốn hoạt động trên cùng một dòng, vẫn chưa báo cáo những mối lo ngại về an toàn.
Công ty cũng đang nghiên cứu một ứng cử viên kháng virus SARS-CoV-2 qua tiêm tĩnh mạch trong một thử nghiệm giai đoạn đầu trên bệnh nhân COVID-19 nhập viện.
“Cùng nhau, cả hai ứng cử viên uống và tiêm tĩnh mạch có tiềm năng tạo ra một mô hình điều trị từ đầu đến cuối, bổ sung cho hoạt động tiêm chủng trong những trường hợp bệnh vẫn xảy ra”, ông Mikael Dolsten, Giám đốc Y tế của Pfizer, cho biết trong một tuyên bố.
Ứng cử viên thuốc mới của Pfizer đứng sau hai liệu pháp kháng virus đường uống khác, đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong đó, phương pháp đầu tiên được phát triển bởi đối thủ Merck & Co hợp tác với Ridgeback Bio, và phương pháp thứ hai từ Roche Holding và Atea Pharmaceuticals.
Thuốc remdesivir của Gilead Sciences hiện là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để điều trị COVID-19.
FDA đã cấp phép khẩn cấp cho các liệu pháp tiêm tĩnh mạch từ Eli Lilly – bamlanivimab dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với etesevimab, và một liệu pháp kết hợp từ Regeneron.
Philippines phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V
Philippines cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga trước tình hình số ca nhiễm mới ngày càng tăng.
Sputnik V trở thành vaccine Covid-19 thứ 4 được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Philippines, sau Pfizer-BioNTech (Mỹ), Oxford-AstraZeneca (Anh) và Sinovac (Trung Quốc). Tuyên bố được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Philippines đưa ra hôm 19/3.
"Những lợi ích đã biết và tiềm năng của Sputnik V do Viện Gamaleya sản xuất nhiều hơn rủi ro", Rolando Enrique Domingo, người đứng đầu FDA Philippines, phát biểu tại cuộc họp báo. "Dữ liệu tạm thời cho thấy hai liều Sputnik V đạt hiệu quả 91,6% ở người trên 18 tuổi".
Philippines hiện là quốc gia có số ca Covid-19 cao thứ hai Đông Nam Á. Nước này đang đứng trước làn sóng lây nhiễm mới, với gần 20.000 ca nhiễm được báo cáo trong bốn ngày qua.
Thị trưởng vùng đô thị Manila hôm 8/3 ra lệnh tái phong tỏa và giờ giới nghiêm vào ban đêm trong hai tuần. Thành phố Quezon cũng bổ sung các lệnh cấm uống rượu, đóng cửa phòng gym, spa, tiệm Internet.
Một lọ vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: Reuters
Chính quyền Philippines đặt mục tiêu triển khai 140,5 triệu liều vaccine tới tháng 12, chủng ngừa 70 triệu người trưởng thành, hướng tới miễn dịch cộng đồng và tái mở cửa nền kinh tế. Chương trình tiêm chủng bắt đầu hôm 1/3 với 600.000 liều vaccine Sinovac ưu tiên cho nhân viên y tế tuyến đầu. Tới nay, nước này đã nhận hơn 1,1 triệu liều vaccine Sinovac và AstraZeneca.
Viện nghiên cứu Gamaleya phát triển vaccine Sputnik V dựa trên công nghệ vector, sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Hai liều tiêm cách nhau 21 ngày, bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C.
Nga hồi tháng 8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép vaccine Covid-19. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Sputnik V tạo hệ miễn dịch bền vững, dù chưa hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba. Hai tháng sau, nước này tiếp tục cấp phép vaccine Covid-19 thứ hai có tên EpiVac Coronado do Viện virus học Vector phát triển.
Giới chức Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 không gây phản ứng đông máu Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh ngày 18/3 thông báo các chuyên gia nước này không tìm thấy bất cứ mối liên quan trực tiếp nào giữa việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với triệu chứng đông máu ở người được tiêm. Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine...