Petrovietnam: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
Với tinh thần không được chủ quan, lơ là, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối, không làm gián đoạn các hoạt động sản xuất – kinh doanh, công tác phòng, chống dịch COVID-19 luôn được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm và được quán triệt thực hiện đến toàn bộ các đơn vị thành viên, người lao động toàn Tập đoàn.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo đảm công tác phòng chống dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 những ngày gần đây, sáng 29/1, ông Lê Xuân Huyên, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam đã chủ trì cuộc họp trực tuyến tại 13 điểm cầu với các đơn vị thành viên để quán triệt việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch mà Tập đoàn và các đơn vị thành viên đề ra. Ông Huyên nhấn mạnh: Các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng địa phương, bao gồm cả CDC địa phương; tuân thủ các Chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Tập đoàn; tùy theo mức độ nguy hiểm của từng địa phương khác nhau, từng đơn vị rà soát CBCNV để xây dựng giải pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế; khi các đơn vị có tình huống khó khăn, phát sinh thì phải khẩn cấp báo cáo Tập đoàn để được hỗ trợ.
Trước đó, Tập đoàn đã ban hành các Chỉ thị về việc bảo đảm hoạt động an toàn trong dịp Tết Tân Sửu 2021, yêu cầu CBCNV Tập đoàn và các đơn vị thành viên phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn, biện pháp phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, cơ quan kiểm soát bệnh tật địa phương; luôn theo sát, cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh từ các nguồn thông tin quan trọng và tin cậy. Đặc biệt, biến chủng của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn, do đó không thể lơ là, cần tăng cường và quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cần thực hiện yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế. Lập kế hoạch công tác, huy động, di chuyển phù hợp đúng theo quy định của Chính phủ và có báo cáo Tập đoàn trong công tác phòng, chống dịch đối với nhân sự, chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam cũng như chuẩn bị sang Việt Nam làm việc tại các dự án trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tiếp tục dừng, giãn các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn… theo đúng quy định.
Các cây xăng của PVOil thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch
Đặc biệt, lãnh đạo các đơn vị cần chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, kinh doanh và trực Tết để bảo đảm các hoạt động thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc nhằm quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất-kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm 2021.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn, các đơn vị đã nhanh chóng tổ chức rà soát, đánh giá lại việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh đến toàn thể các các bộ, người lao động; đặt ra các yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn đối với các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện cấp phát khẩu trang y tế; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu trong phòng, chống dịch bệnh và đặt ra quy định xử lý nghiêm đối với mọi cán bộ, người lao động vi phạm; chủ động liên hệ với cơ quan y tế địa phương để nhận tư vấn về công tác phòng, chống dịch bệnh…
Suốt thời gian qua, tại các trụ sở, văn phòng, trên các công trình, dự án, nhà máy của Petrovietnam, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dịch COVID-19, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế luôn được đảm bảo và thực hiện ở cấp độ cao nhất. Hoạt động sản xuất – kinh doanh của toàn Petrovietnam được bảo an toàn tuyệt đối, nhờ đó, năm 2020, trong bối cảnh cuộc “khủng hoảng kép” tác động nặng nề đến toàn bộ chuỗi hoạt động của Tập đoàn, Petrovietnam vẫn đóng góp cho ngân sách Nhà nước 83.000 tỷ đồng và là một trong số rất ít tập đoàn/công ty dầu khí quốc tế làm ăn có lãi.
Giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh
Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh (Hệ thống) đã được hoàn thiện, bắt đầu thực hiện quy trình giám sát y tế khép kín.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu không để lọt thêm bất kỳ một trường hợp nhiễm bệnh nào trong thời gian cách ly, giám sát y tế như từng xảy ra. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, chiều 15/1, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.
Công tác phòng chống dịch được giữ vững
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến căng thẳng trên thế giới. Riêng 2 tuần đầu của tháng 1/2021, thế giới ghi nhận 9,7 triệu ca mắc mới (chiếm 10.5% tổng số mắc từ đầu vụ dịch) và 174.000 ca tử vong (chiếm 8.8%). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi giữa tháng 12/2020, đến nay đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tương tự được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 20 nước và vùng lãnh thổ. Cả hai biến thể này được xác định có khả năng lây nhiễm cao. Riêng trong ngày 13/1, ba quốc gia Philippines, Sri Lanka và Hungary đều phát hiện các ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Anh.
Tai Đong Nam A, toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Indonesia la vung dich lon nhat khu vuc voi 869.600 truong hop mac (25.246 truong hop tu vong). Tiep theo la Philippines voi tong so 494.605 ca nhiem (9.739 truong hop tu vong); đã ra thông báo cấm nhập cảnh lên tới 33 quốc gia. Malaysia đã vượt qua Myanmar về số ca nhiễm COVID-19, trở thành vung dich lon thu ba khu vuc voi 563 ca tu vong va 144.518 ca mac...
Vừa qua, nhiều nước trên thế giới đón Giáng sinh và năm mới, tâm lý chủ quan khi có vaccine, xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã khiến số ca mắc, đặc biệt số ca tử vong những ngày qua tăng cao.
Tại Việt Nam, đây là thời điểm gần tới Tết Nguyên đán và sự kiện quan trọng của đất nước là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13. Vì vậy, từ rất nhiều tháng qua, Ban Chỉ đạo đã nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ giữ an toàn chống dịch nói chung và đặc biệt trong thời kỳ cao điểm hiện nay.
Ban Chỉ đạo nhận định dù vẫn có lúc, có nơi lơi lỏng nhưng đã được xử lý ngay lập tức và được rút kinh nghiệm để siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 .
Ngày 15/1 là ngày thứ 45 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, tuy vậy, hằng ngày vẫn tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới nhập cảnh và được cách ly ngay lập tức.
Với các chuyến bay từ nước ngoài về, Ban Chỉ đạo nêu rõ từ trước đến nay chúng ta mới bàn để xây dựng lộ trình nối lại các chuyến bay thương mại, nhưng trong thực tế, chưa tổ chức các chuyến bay thương mại đón khách như bình thường. Chúng ta mới chỉ có những chuyến bay giải cứu, đưa người Việt Nam và kết hợp chuyên gia nước ngoài vào. Tất cả các trường hợp này đều phải cách ly và hầu như không tạo ra những ổ dịch lớn trong cộng đồng.
Ban Chỉ đạo thống nhất cho rằng trước sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2, chủ trương chung là hạn chế tối đa chuyến bay từ nước ngoài về. Với các chuyến bay giải cứu, công dân, chuyên gia vào Việt Nam phải được cách ly tập trung và đặc biệt là quản lý sau thời gian cách ly nghiêm ngặt, với tinh thần cảnh giác cao nhất khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Người nhập cảnh từ các vùng đã xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung. Những trường hợp trước đây có quy định có thể cách ly dưới 14 ngày thì hiện nay phải cách ly tối thiểu 14 ngày. Các lực lượng y tế và quân đội sẽ xem xét cụ thể những trường hợp người ở nước ngoài về và có thể quyết định cách ly trên 14 ngày. Thực tế vừa qua, đã có những trường hợp sau 14 ngày cách ly vẫn xác định ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Kiên quyết không để lọt trường hợp nhiễm bệnh
Ban Chỉ đạo hoan nghênh Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông... đã hoàn thiện và cập nhật hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh.
Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.
"Hệ thống thông tin đã hoàn thiện và trở thành một vòng giám sát y tế khép kín. Tôi đề nghị phải tập huấn kỹ, không để lọt thêm bất kỳ một trường hợp nhiễm bệnh nào như từng xảy ra. Đồng thời, dứt khoát không để xảy ra tình trạng người nhập cảnh về đến sân bay mới phát hiện chưa khai báo y tế, gây ùn tắc tại sân bay", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu.
Đối với vấn đề nhập cảnh qua đường bộ, Ban Chỉ đạo đề nghị các trường hợp nhập cảnh hợp pháp vẫn phải tuân thủ cách ly tập trung và ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp. Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ và được cách ly tập trung tại các cơ sở do quân đội quản lý thì không phải đóng phí.
Để ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp bằng đường bộ, gần đây xuất hiện nguy cơ từ đường biển, đường thuỷ, Ban Chỉ đạo cho rằng ngoài việc tăng cường lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, công an... thì chính quyền cơ sở cần tích cực tuyên truyền, vận động để những gia đình có người thân ở nước ngoài nếu buộc phải về nước thì phải động viên những người này thực hiện khai báo y tế đầy đủ và chấp hành cách ly.
Trường hợp, người dân phát hiện người lạ hay người có biểu hiện từ nước ngoài về cần báo ngay cho chính quyền địa phương. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền cho bà con ngư dân để khi phát hiện trường hợp chở người ở nước ngoài về hay có người đi nhờ thuyền về thì lập tức thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và thông tin ngay cho lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương từ trên thuyền.
"Đây là trách nhiệm phòng chống dịch cho toàn cộng đồng. Nếu cá nhân nào lơ là thì vô hình trung sẽ tiếp tay cho việc nhập cảnh trái phép và có thể gieo rắc mầm bệnh trong cộng đồng. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rất chặt", Phó Thủ tướng nói.
Tiếp tục làm tốt các việc đã triển khai
Theo Ban Chỉ đạo, đến nay các bộ ngành, địa phương đã triển khai những biện pháp phòng chống dịch có tính chất dài hơi hơn trong cộng đồng như chiến dịch 5K của Bộ Y tế; từng bước ra hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cơ sở y tế, trường học, phương tiện giao thông, chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất... thực hiện phòng chống dịch, cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).
Mọi cơ sở kinh doanh, mọi thành phần trong xã hội phải được phổ biến, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Bởi thực tế, dù đã có vaccine nhưng sẽ phải nhiều tháng nữa người dân mới có thể tiếp cận rộng rãi vaccine. Do vậy, biện pháp phòng chống dịch tốt nhất lúc này là tiếp tục làm tốt các việc đã triển khai.
Cùng với việc phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh phải tăng cường biện pháp chống dịch ở bên ngoài trong thời gian diễn ra Đại hội và nhất là vào dịp giáp Tết Nguyên đán.
Ban Chỉ đạo đã có văn bản gửi tất cả các bộ ngành, các tỉnh và các Ban Chỉ đạo địa phương... đề nghị trong thời gian này, các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường tất cả các biện pháp chống dịch mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế đã có hướng dẫn.
Các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các phương án và kịch bản phòng chống dịch, phải phân công, cử những người ứng trực chống dịch trong thời gian diễn ra Đại hội. Đặc biệt là cơ chế thông tin, báo cáo về tình hình phòng, chống dịch tại địa phương trong thời gian diễn ra đại hội. Chúng ta phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch không chỉ trong Đại hội mà còn trên toàn quốc.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh.
Tăng cường lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới phòng, chống dịch Covid-19 Ngay 11-1, Đại tá Trịnh Kim Khâm, Chỉ huy trưởng Bô đôi Biên phong (BĐBP) tỉnh Soc Trăng chủ trì buổi gặp mặt giao nhiệm vụ và đưa 15 cán bộ, chiến si tăng cường cho tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh An Giang....