Petrolimex thua lỗ, cổ phiếu lao dốc khiến nghìn tỷ đồng vốn hóa ‘bốc hơi’
Bán xăng dầu nhưng Petrolimex lỗ lớn, cổ phiếu cũng giảm 24,1% từ đầu năm khiến vốn hóa thị trường bị “thổi bay” hơn 15.900 tỷ đồng.
Ngày giao dịch 3/8 chứng kiến VN-Index tăng 8,14 điểm lên 1.249,76 điểm, trong khi mã PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục “thấm đòn” sau thông tin thua lỗ quý II/2020.
Theo đó, chốt phiên giao dịch, cổ phiếu PLX của Petrolimex đứng mức 40.900 đồng, giảm 100 đồng mỗi cổ phiếu. Đây là phiên giảm thứ hai liên tiếp của PLX. Trước đó, ngày 2/8, mã này giảm 1,9%, tức mỗi cổ phiếu “bay” 800 đồng.
Theo Finance Vietstock, tính từ đầu năm (1/1 – 3/8), cổ phiếu của Petrolimex đã lao dốc 24,1%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 13.000 đồng. Với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường Petrolimex đã bị “cuốn trôi” khoảng 15.900 tỷ đồng.
Xăng dầu tăng giá mạnh nhưng ông lớn Petrolimex lỗ, giá cổ phiếu cũng lao dốc từ đầu năm.
Petrolimex cũng vừa công bố báo cáo tài chính với kết quả kém khả quan. Theo đó, doanh thu thuần trong quý II đạt 84.367 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, giá vốn lại tăng mạnh gấp 1,9 lần lên 81.965 tỷ đồng, tương đương hơn 97% doanh thu thuần dẫn tới lợi nhuận gộp đạt được chỉ ở mức 2.403 tỷ đồng, bằng 56,8% kết quả của cùng kỳ năm 2021.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 2,2 lần, đạt 416 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính lại tăng tới 2,9 lần lên 512 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù giá bán trên thị trường tăng mạnh nhưng Petrolimex lại ghi nhận lỗ thuần hơn 295 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, trong khi cùng kỳ lãi 1.829 tỷ đồng. Cộng thêm gần 17 tỷ đồng lợi nhuận khác, Petrolimex lỗ trước thuế 279 tỷ đồng và lỗ sau thuế 141 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 196 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 1.498 tỷ đồng).
Video đang HOT
Giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, Petrolimex cho biết lợi nhuận sau thuế quý II giảm mạnh so với cùng kỳ và phát sinh lỗ, chủ yếu do giá dầu thô chịu ảnh hưởng trực tiếp xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, các nước Tây Âu và Mỹ cấm vận dầu Nga đã làm cho giá xăng dầu thế giới biến động bất thường. Trong đó giá dầu thế giới (WTI) tăng từ 99,4 USD/thùng vào đầu quý 2 lên mức 122 USD/thùng (tăng 23%), sau đó giảm sâu còn 105,8 USD/thùng vào cuối tháng 6.
Bên cạnh đó, Petrolimex cũng phải tăng cường nhập khẩu bù đắp nhu cầu tiêu dùng xã hội trong chu kỳ giá thế giới tăng cao, khiến biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm mạnh.
Petrolimex cũng cho biết thêm, do giá xăng dầu từ tháng 7 được điều chỉnh giảm với biên độ lớn, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng theo chuẩn mực kế toán và cung cấp thông tin minh bạch tình hình tài chính cho nhà đầu tư, công ty mẹ đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày 30/6 đối với lượng hàng tồn kho, với giá trị trích lập dự phòng là 1.259 tỷ đồng .
Vẫn theo báo cáo, tổng tài sản của Petrolimex vào cuối quý II là 81.049 tỷ đồng, tăng 16.258 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chủ yếu ghi nhận mức tăng mạnh tại giá trị hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng và giá trị đầu tư tài chính dài hạn.
Petrolimex hiện còn 22.479 tỷ đồng hàng tồn kho tại thời điểm 30/6, tăng mạnh gấp 1,8 lần so với hồi đầu năm. Doanh nghiệp phải trích dự phòng giảm giá (hợp nhất) tới 1.331 tỷ đồng, cao gấp 5,9 lần so với thời điểm ngày 1/1.
Nợ phải trả cũng tăng 18.398 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, ở mức 54.929 tỷ đồng ở thời điểm cuối quý II, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 53.671 tỷ đồng.
Từ đầu năm, Petrolimex phải trả hơn 321 tỷ đồng lãi suất vốn vay.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể ngừng hoạt động vì thiếu tiền
Cả cơ quan quản lý lẫn các đối tác kinh doanh xăng dầu trong nước đang lo lắng trước thông tin Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn thông báo có thể ngừng chạy vì khó khăn tài chính.
"Bất thường, nghiêm trọng"
Tuần trước, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) đã phát đi một thông báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó đáng chú ý là thông tin về việc huỷ nhập 2 tàu dầu thô "do đang phải đối mặt khó khăn về tài chính".
Đặc biệt, doanh nghiệp này cũng thông tin về nguy cơ dừng hoàn toàn hoạt động nhà máy lọc dầu từ giữa tháng 2.2022 sau khi đã phải tiết giảm công suất hoạt động từ 105% về mức 80% giữa tháng này.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (đặt tại Khu kinh tế mở Nghi Sơn, Thanh Hóa) có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm. Công suất này gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Nhà máy này đang cung cấp khoảng 35% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước.
Có 4 đối tác tham gia liên danh này gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản) thông qua lập Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP). Trong đó, PVN chiếm 25,1% vốn.
Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn đang là đối tác cung ứng xăng dầu lớn nhất cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước. Do đó, động thái này của NSRP đã ngay lập tức khiến các doanh nghiệp xăng dầu nội địa đứng ngồi không yên.
Gần như ngay lập tức sau khi thông báo này được phát đi, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã phải dùng đến những từ "rất nghiêm trọng", bất thường" để nói về tình thế này.
Đại diện Petrolimex cho biết, theo hợp đồng năm 2022 với PVNDB (đơn vị bao tiêu sản phẩm xăng dầu của NSRP) thì mỗi tháng Petrolimex sẽ nhập khoảng 235.000 - 265.000 m 3 xăng dầu.
"NSRP đã tạm dừng nhập khẩu dầu thô. Việc NSRP đột nhiên dừng hoạt động, ngưng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thỏa đáng là rất nghiêm trọng, không tuân thủ hợp đồng đã ký. Điều này khiến Petrolimex không thể có giải pháp xử lý kịp thời gây nên thiếu hụt nguồn hàng không bảo đảm được thị phần, nhất là trong tình hình tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước đang tăng cao", đại diện Petrolimex lo ngại.
Trong văn bản khẩn gửi Bộ Công thương mới đây, để khắc phục một phần khó khăn, Petrolimex đề nghị Bộ Công thương có ý kiến để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN - một bên tham gia liên danh vào NSRP) và NSRP thông báo chính thức về tình hình hoạt động và kế hoạch cung cấp hàng hóa của NSRP kịp thời tới các doanh nghiệp đầu mối.
Các khó khăn tài chính là lý do khiến Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có nguy cơ dừng hoạt động. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Trả lời Thanh Niên ngày 25.1, đại diện Bộ Công thương cũng tỏ ra bức xúc trước tình hình cung ứng xăng dầu của NSRP. "Theo thông tin chúng tôi có được thì khó khăn là do vấn đề thu xếp tài chính, đó là công việc nội bộ của doanh nghiệp và có một phần trách nhiệm của PVN - một bên tham gia liên danh. Chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, làm việc trực tiếp. Lúc khó khăn trong tiêu thụ, Nhà nước, Bộ Công thương đã hỗ trợ bằng cách kêu gọi các đầu mối nội tiêu thụ sản phẩm 2 nhà máy trong nước. Chúng tôi đã có nhiều hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động tốt như ưu tiên về quyền nhập khẩu, dự trữ dầu thô... thì lúc khó khăn, giá lên doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với vấn đề an ninh năng lượng, đảm bảo mặt hàng thiết yếu", vị này nói.
Rốt ráo tìm nguồn cung thay thế
Trao đổi qua điện thoại với Thanh Niên chiều cùng ngày, Giám đốc PVNDP Phan Kiến Anh "trấn an" rằng "hiện hàng vẫn được cung ứng bình thường với các hợp đồng đã ký". Tuy nhiên, ông Anh cũng nói thêm rằng PVNDB "đang chờ NSRP xác nhận về sản lượng" và thông báo chính thức từ phía NSRP.
Trao đổi với Thanh Niên sáng 25.1, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay trước tình thế đó, cơ quan này đã có văn bản gửi các doanh nghiệp đầu mối và sở công thương địa phương để tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong nước. "Chúng tôi cũng chia sẻ với các đầu mối vì trong bối cảnh giá dầu thế dầu đang tăng, việc làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài sẽ khó hơn vì họ thường phải có kế hoạch trước", ông Đông nói.
Một phần kho chứa sản phẩm của nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Petrolimex cũng cho hay đã yêu cầu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm của NSRP là PVNDB cung ứng thiếu so với hợp đồng phải có nghĩa vụ mua bổ sung nguồn hàng thay thế đồng thời Petrolimex cũng sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu bổ sung phần thiếu hụt.
Chia sẻ với Thanh Niên, PGS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cũng tỏ ra bức xức trước câu chuyện NSRP kêu khó và thông báo nguy cơ dừng hoạt động.
"Mấy tháng trước, hai nhà máy Nghi Sơn và Dung Quất kêu tồn kho lớn, nguy cơ dừng hoạt động, than khó. Sau đó Bộ Công thương đã có chỉ thị đề nghị các đầu mối trong nước chia sẻ và đã được đáp ứng. Nay giá thế giới lên, nhu cầu trong nước lại tăng do tết nhất người dân đi lại nhiều thì "ông" lại nói đóng cửa vì khó khăn. Như thế là không công bằng với cả người tiêu dùng và trách nhiệm với Nhà nước, nhất là với một mặt hàng đặc biệt quan trọng, thiết yếu như xăng dầu", ông Long bày tỏ.
Giá xăng có thể giảm hơn 1.300 đồng/lít nếu không trích quỹ bình ổn Ở kỳ điều hành ngày 1/8, liên bộ tiếp tục trích quỹ bình ổn với mặt hàng xăng ở mức 800-850 đồng/lít. Điều này khiến giá xăng không thể tiếp tục giảm mạnh như 2 kỳ vừa qua. Từ 15h ngày 1/8, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 450 đồng/lít còn 24.620 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít còn 25.600...