Petrolimex lãi lớn, tiền mặt rủng rỉnh, quỹ bình ổn cũng hàng ngàn tỷ đồng
Mặc dù doanh thu quý 3/2019 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex, PLX) chỉ tăng nhẹ 5% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh 19% lên mức 960 tỷ đồng là nhờ đâu?
Theo Petrolimex, lợi nhuận tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động tài chính. Trong quý 3/2018, tỷ giá bình quân USD/VNĐ tăng 1,8% so với quý trước liền kề, Petrolimex đã phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong khi quý 3/2019 tỷ giá bình quân giảm nhẹ 0,3%, Petrolimex có lãi về chênh lệch tỷ giá.
Còn lợi nhuận sau thuế quý 3 của công ty mẹ giảm 28%, về mức 393 tỷ đồng do chính sách điều hành giá nội bộ giữa công ty mẹ với các công ty TNHH MTV kinh doanh xăng dầu, nhằm đảm bảo phù hợp với yếu tố cạnh tranh tại các vùng thị trường khi giá xăng dầu có biến động khác biệt giữa các chu kỳ kinh doanh.
Luy kê 9 thang, Petrolimex co doanh thu thuân hơn 140,302 ty đông, tăng 2% so cung ky. Lợi nhuận sau thuế gân 3,278 ty đông, tăng gân 14% so cung ky.
Như vây, Petrolimex đa thưc hiên gân 72% kê hoach doanh thu va hơn 83% kê hoach lơi nhuân trươc thuê năm 2019.
Tai cuôi thang 9, tiền và các khoản tương đương của Petrolimex giảm hơn 2.000 tỷ đồng, xuống 8.203 tỷ đồng. Tuy nhiên, đâu tư tai chinh ngăn han gân 8,194 ty đông, tăng gân 74%; khoan đâu tư tai chinh dai han gân 3,198 ty đông, tăng gân 3% so vơi hôi đâu năm.
Video đang HOT
Trong khi đo, khoan vay va nơ thuê tai chinh ngăn han thê hiên 9,014 ty đông, giam gân 33%; khoan vay va nơ thuê tai chinh dai han thê hiên gân 1,564 ty đông, tăng gân 16% so vơi hôi đâu năm.
Do đó, chi phí tài chính 9 tháng của Petrolimex giảm gần phân nửa xuống 751 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là chi phí lãi vay với 597 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối kỳ là 3.868 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng thêm 1.870 tỷ đồng, lên 58.041 tỷ đồng.
Cũng theo Petrolimex, trước thời điểm 15h ngày 31/10/2019, Quỹ bình ổn giá xăng dầu hình thành tại Petrolimex là1.185 tỷ đồng.
Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tổng cộng 21 lần với 8 lần tăng, 10 lần giảm và 3 lần giữ nguyên giá.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PLX của Petrolimex đóng cửa phiên 1/11 tại mức giá 59.400 đồng/cp, giảm hơn 9% trong vòng 1 quý vừa qua do ảnh hưởng của quyết định cắt margin trong quý 4/2019 mà Sở giao dịch chứng khoán TP HCM ban hành hồi đầu tháng 10.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Petrolimex: Báo lợi nhuận sụt giảm ngay sau khi cựu Chủ tịch bị đề nghị xử lý
Công ty mẹ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với mức lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, Petrolimex đạt 33.261 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 3 vừa qua, tăng nhẹ so với mức 32.898 tỷ đồng của quý 3/2018. Tuy nhiên, so với 9 tháng đầu năm ngoái, lũy kế 9 tháng đầu năm nay doanh thu thuần lại giảm từ 99.662 tỷ đồng xuống còn 95.397 tỷ đồng.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của Petrolimex sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Kết thúc quý 3, tập đoàn đạt 393 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ là 545,77 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng, mức lợi nhuận sau thuế là 1.842 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái là 1.727 tỷ đồng).
Petrolimex là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất trong tổng số 29 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, chiếm 50% thị phần xăng dầu.
Liên quan đến Petrolimex, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa họp và đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn. Ủy ban Kiểm tra đồng thời đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tập đoàn có nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản.
Ông Bùi Ngọc Bảo, cựu Chủ tịch Petrolimex vừa bị đề nghị kỷ luật.
Ngoài ra, đơn vị này còn có sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước.
Ông Bùi Ngọc Bảo chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn.
Chính thức cổ phần hóa từ ngày 01/12/2011, nhưng phải hơn 6 năm sau, năm 2017 Petrolimex mới lên sàn. Khi đó, lý giải cho sự chậm trễ này, ông Bảo cho rằng Petrolimex là doanh nghiệp đặc thù của nhà nước, để hội tụ đủ các yếu tố cần phải giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước xuống dưới 75%. Quan trọng hơn, Petrolimex mong muốn đạt được chuẩn mực chung của một công ty đại chúng, đó là phải đảm bảo tỷ lệ cổ đông nhỏ lẻ chiếm 20% trong tổng số lượng cổ phiếu lưu hành, và phải đến cuối năm 2016 Petrolimex mới đáp ứng được giảm tỷ lệ nắm giữ phần vốn nhà nước.
"Điểu quan trọng nhất đối với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp là phải thay đổi phương thức quản trị, việc tham gia của đối tác chiến lược Nhật Bản đã bổ trợ cho việc quản trị doanh nghiệp minh bạch hơn, hiệu quả từng bước được nâng lên thông qua việc nâng cao công suất," ông Bùi Ngọc Bảo nói.
PV
Theo infonet.vn
Công ty tạm ngừng kinh doanh, cổ phiếu VPK bị đưa vào diện bị kiểm soát Cổ phiếu VPK sẽ chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sở Giao dịch chứng khoán Tp HCM vừa quyết định đưa cổ phiếu VPK của CTCP bao bì Dầu thực vật vào diện bị kiểm soát từ ngày 29/10/2019. Nguyên nhân, do công ty ngừng các hoạt động sản xuất...