Petrolimex chọn nhà đầu tư phù hợp với định hướng phát triển
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrolimex Phạm Văn Thanh về kế hoạch cụ thể thực hiện thoái vốn trong năm 2019-2020.
Bên lề Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cuối tuần qua, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrolimex Phạm Văn Thanh về kế hoạch cụ thể thực hiện thoái vốn trong năm 2019-2020.
BNEWS: Petrolimex đã kiến nghị cho nới tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) tại Petrolimex từ mức 20% lên mức 49% nhưng Chính phủ vẫn yêu cầu giữ nguyên mức cũ, đồng thời yêu cầu Petrolimex phải rút ra khỏi một số ngành kinh doanh. Vậy vấn đề này sẽ gây khó khăn gì cho Petrolimex trong thoái vốn nhà nước?
Ông Phạm Văn Thanh: Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020 thì lộ trình thoái vốn của Petrolimex từ 75,86% xuống còn 51% và room ngoại chỉ là 20%.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrolimex Phạm Văn Thanh. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Hiện cổ đông chiến lược nước ngoài là JX Nippon Oil & Energy (JX) nắm giữ 8% cổ phần của Petrolimex. Ngoài ra, các quỹ, các cổ đông nước ngoài khác đang nắm giữ 3-4%. Vì vậy, room ngoại vẫn còn khoảng từ 8-9%.
Tôi cho rằng, việc khống chế room ngoại ở mức 20% cũng không gây khó khăn gì nhiều cho việc định hướng phát triển của Petrolimex trong tương lai bởi ngoài cổ đông ngoại thì Petrolimex cũng được nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm đến quá trình thoái vốn.
Đối với chủ trương thoái vốn ra khỏi một số ngành nghề kinh doanh ngoài ngành, Petrolimex đang xây dựng kế hoạch thoái vốn cụ thể để thoái từng lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành nghề kinh doanh không cốt lõi của xăng dầu.
BNEWS: Vậy kế hoạch thoái vốn cụ thể của Petrolimex trong năm 2019-2020 sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Văn Thanh: Theo Quyết định 1232 của Chính phủ, Petrolimẽ phải thoái vốn từ 75,86% xuống còn 51% trong năm 2018. Tuy nhiên, do các yếu tố bất lợi về thị trường và một số yếu tố chủ quan khác nên trong năm 2018, Petrolimex đã đề nghị giãn tiến độ thoái vốn sang năm 2019-2020, với phương án giảm tỷ lệ vốn góp Nhà nước thông qua hình thức phát hành tăng vốn điều lệ để có nguồn vốn đầu tư vào các dự án phát triển trọng điểm trong các năm tới của Tập đoàn.
Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thống nhất với đề nghị của nhóm đại diện vốn tại Petrolimex và báo cáo Thủ tướng. Phương án thoái vốn cụ thể đang được Petrolimex hoàn thiện để trình Chính phủ.
Trong năm 2019, Petrolimex tiếp tục thực hiện tái cấu trúc theo Đề án tái cấu trúc Tập đoàn; rà soát lại mô hình tổ chức, đặc biệt các doanh nghiệp có nhiều công ty con, chi nhánh và xây dựng phương án, lộ trình giảm vốn Nhà nước xuống 51%.
Bên cạnh đó, Petrolimex cũng xây dựng phương án giảm tỷ lệ sở hữu tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) từ 40,9% hiện nay xuống còn 35,1%. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa có quyết định chính thức.
Đối với việc sáp nhập PGBank vào HDBank, Ngân hàng Nhà nước ngày 7/9/2018 đã có công văn chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập này. Nhưng, quá trình triển khai cụ thể vẫn đang chờ quyết định cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước.
BNEWS: Petrolimex sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn và giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Doanh nghiệp. Vậy phương án phát hành cổ phiếu sẽ như thế nào?
Ông Phạm Văn Thanh: Petrolimex đang cân nhắc phương án cụ thể và chúng tôi sẽ chọn nhà đầu tư phù hợp với định hướng phát triển tương lai của Petrolimex. Thực tế là cổ đông JX vẫn giữ ý định đầu tư vào Petrolimex và mong muốn sở hữu 20% vốn.
Bên cạnh đó, nhiều cổ đông nước ngoài cũng như cổ đông trong nước khác cũng quan tâm đến việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Petrolimex bởi những năm gần đây Petrolimex hoạt động hiệu quả và có tỷ suất lợi nhuận cao.
Năm 2018, doanh thu thu thuần của Petrolimex tăng 25%, đạt 191.933 tỷ đồng, cao nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex đạt 5.093 tỷ đồng.
BNEWS: Thưa ông, Petrolimex vừa thực hiện bán thành công 12 triệu cổ phiếu quỹ trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, tương đương gần 1% vốn điều lệ và thu về khoảng 700 tỷ đồng. Vậy Petrolimex có kế hoạch như thế nào đối với 123 triệu cổ phiếu quỹ còn lại?
Ông Phạm Văn Thanh: Sau khi bán thành công 12 triệu cổ phiếu quỹ vào giữa tháng ba vừa qua, tỷ lệ cổ phiếu quỹ tại Petrolimex giảm từ 10,44% vốn xuống 9,5% vốn điều lệ, tương đương 123 triệu cổ phần.
Hiện Petrolimex đang lập phương án cụ thể trình Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp để có thể giảm số lượng cổ phiếu quỹ Petrolimex xuống tiếp. Petrolimex đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, các quỹ đầu tư nước ngoài có hoạt động kinh doanh phù hợp với định hướng chiến lược của Petrolimex trong tương lai. Petrolimex cũng đã gặp gỡ nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài và tổ chức lớn thông qua các buổi roadshow. Hiện có nhiều tên tuổi lớn như: Blackrock, Fidelity Temasek, JPMorgan… đều bày tỏ sự quan tâm tới cổ phiếu của Petrolimex.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Theo bnews.vn
Chính thức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Ngày 12/11, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với tổng tài sản tính đến cuối quý II/2018 hơn 41.000 tỷ đồng về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngày 12/11, Bộ Tài chính chính thức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Các nội dung bàn giao lần này, gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; Quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; Quyết định bổ nhiệm các chức danh; Báo cáo tài chính hợp nhất...
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ là 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30-6-2018 là hơn 22.000 tỉ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý 2/2018 đạt hơn 41.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong hơn 12 năm hoạt động, trong hơn 12 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, khắc phục những tồn tại, hạn chế và triển khai có hiệu quả định hướng củng cố và hoàn thiện mô hình hoạt động theo Kết luận 78 của Bộ Chính trị, hoạt động của SCIC đã đạt được một số kết quả tích cực.
Sau khi chuyển giao về Ủy ban, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng với nỗ lực của SCIC cũng như sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, địa phương thì SCIC sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được thời gian qua, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của ảng.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty lớn về Siêu ủy ban gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Theo infonet.vn
Mức tạm ứng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết Bộ Tài chính vừa có văn bản đóng góp ý kiến vào Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng xây dựng, trong đó có quy định mức tạm ứng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Theo Bộ Tài chính, nội...