Petro Vietnam ước đạt 508,9 nghìn tỷ đồng doanh thu 11 tháng
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( Petro Vietnam) vừa cho biết, 11 tháng năm 2020, sản lượng khai thác dầu thô, sản xuất đạm, xăng dầu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Doanh thu lũy kế của Petro Vietnamn 11 tháng ước đạt 508,9 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách ước đạt 66 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn đã thực hiện tiết giảm chi phí lên tới 8.745 tỷ đồng.
Đặc biệt, Petro Vietnam cho biết trong tháng 11/2020, tập đoàn có 17 đơn vị thành viên đạt kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và tính đến hết tháng 11/2020, đã có 10 đơn vị trong tập đoàn không chỉ về đích sớm mà còn vượt chỉ tiêu lợi nhuận từ 105% đến 935% kế hoạch cả năm.
Dù Petro Vietnam không tiết lộ mức lỗ lãi hợp nhất của tập đoàn song với những chỉ số tài chính trên, có thể thấy mức độ thiệt hại của Petro Vietnam được cho là thấp so với cuộc “khủng hoảng kép” là đại dịch Covid-19 và đà giảm sâu của giá dầu. Bình quân, 11 tháng năm 2020, giá dầu chỉ đạt 43,8 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 60 USD/thùng mà Petro Vietnam đặt kế hoạch.
Năm 2020 là năm tồi tệ của nhiều đại gia dầu mỏ thế giới. Tính đến hết quý 3/2020, các tập đoàn dầu mỏ lớn như: Shell, BP, Chevron… đều ghi nhận các khoản thua lỗ tới hàng chục tỷ USD. Trong đó, BP (Anh) đã báo cáo khoản lỗ khủng tới 16,8 tỷ USD trong quý 2 và tiếp tục ghi nhận lỗ ròng 450 triệu USD trong quý 3; Chevron, “đại gia” dầu mỏ của Mỹ báo cáo khoản lỗ 8,3 tỷ USD trong quý 2 và khoản lỗ 207 triệu USD trong quý 3; Shell (Hà Lan) ghi nhận khoản lỗ 18,15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020.
Video đang HOT
Cùng chung cảnh ngộ, hàng loạt các công ty dầu khí lớn thế giới đã ghi nhận kết quả kinh doanh âm như: ConocoPhillips lỗ 1,5 tỷ USD, Total lỗ 8,3 tỷ USD và ENI lỗ 7,35 tỷ EUR…
Trong 3 khu vực kinh tế lớn là Mỹ, Eurozone và Trung Quốc, duy nhất chỉ Trung Quốc có tăng trưởng, còn lại Mỹ, Châu Âu đều có dấu hiệu rất tiêu cực.
Năm 2021 được dự báo vẫn là một năm khó khăn đối với thị trường dầu khí thế giới, bất chấp hy vọng về vaccine phòng chống Covid-19 dự báo sớm được đưa vào sử dụng.
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 11 tháng năm 2020 vẫn là dầu thô. Cụ thể, tháng 11, xuất khẩu dầu thô đạt 311.000 tấn, tăng 15,2% và trị giá là 95 triệu USD tăng 12,9% so với tháng trước.
11 tháng đầu năm 2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 4,48 triệu tấn và trị giá là 1,49 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2019, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính trong 11 tháng này tăng 22,7% về lượng và trị giá ước tính giảm 20,1%.
Chứng khoán trên thị trường châu Á và châu Âu lại đỏ sàn
Cùng với đà đi xuống của chứng khoán châu Á, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng mở phiên giao dịch ngày 14/7 trong "sắc đỏ."
Ảnh minh họa. (Nguồn: CNBC)
Ngày 14/7, chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ kéo theo nhiều quan ngại về tình hình dịch bệnh, cũng như gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo của Nhật Bản đã giảm 0,87%, tương đương 197,73 điểm, xuống mức 22.581,01 điểm. Tương tự, chỉ số Topix giảm 0,5%, tương đương 7,87 điểm, và đóng cửa ở mức 1.565,15 điểm.
Trong khi đó, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm 0,11%, tương đương 2,45 điểm, xuống mức 2.183,61 điểm.
Tại Trung Quốc, bất chấp số liệu chính thức cho thấy kim ngạch xuất-nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 6 vượt dự báo của giới phân tích, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite của Thượng Hải vẫn giảm 0,83% về mức 3.414,62 điểm, trong khi chỉ số Shenzhen trên sàn giao dịch Thâm Quyến mất 1,08% và đóng cửa ở mức 13.996,46 điểm.
Chỉ số CSI 300 theo dõi nhóm cổ phiếu niêm yết tại sàn Thượng Hải và Thâm Quyến cũng giảm 0,95%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI toàn châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,92%.
Nối tiếp đà đi xuống của chứng khoán châu Á, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng mở phiên trong "sắc đỏ."
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của thị trường London (Anh) giảm 0,7% xuống còn 6.130,25 điểm, một phần do thông tin hoạt động kinh tế Anh chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.
Tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), chỉ số DAX 30 tại Frankfurt (Phranh-phuốc, Đức) cũng mất 1,4% xuống còn 12.621,96 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) giảm 1,5% về mức 4.981,03 điểm.
Đa số các nhà đầu tư đều lo ngại sự gia tăng mạnh các ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ, đặc biệt là tại bang giàu nhất nước California.
Thống đốc bang California Gavin Newsom ngày 13/7 đã công bố kế hoạch ngừng mở cửa trở lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh do số ca mắc COVID-19 mới ở bang miền Tây nước Mỹ này đang gia tăng mạnh.
Bên cạnh đó, diễn biến căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh khi Mỹ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở hầu hết Biển Đông cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư./.
Kinh tế thế giới - viễn cảnh ảm đạm thời Covid-19 Đóng cửa chống đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới đứng trước một cuộc khủng hoảng với những tác động tai hại hơn mọi dự báo và đà phục hồi chậm hơn so với mong đợi. Nền kinh tế vẫn phải loay hoay trong chính quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế. (Nguồn: AP) Tháng 12/2019, dịch...