Petec lỗ 66 tỷ đồng bán niên 2020, kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ
Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP ( Petec, UPCoM: PEG) vừa mới công bố BCTC bán niên 2020 với mức lỗ ròng 66 tỷ đồng, ngoài ra còn nhận về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.
Trong nửa đầu năm 2020, PEG ghi nhận doanh thu thuần giảm 37% về mức 1.356 tỷ đồng. Lãi gộp thu về ở mức 27 tỷ đồng. Doanh thu tài chính xấp xỉ cùng kỳ ở mức 1,8 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng gấp đôi lên 2,3 tỷ đồng.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhưng vẫn là gánh nặng của Công ty khi chiếm đến 93 tỷ đồng. Điều này khiến Petec lỗ đến 66 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020.
Nguồn: BCTC hợp nhất bán niên 2020 của Petec.
Bên cạnh đó, BCTC của Petec cũng ghi nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. Theo như thuyết minh, PEG đang ghi nhận khoản phải thu khác từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), liên quan khoản lỗ lũy kế đến ngày 18/5/2011 (thời điểm chính thức chuyển sang CTCP) với số tiền gần 170 tỷ đồng.
Khoản phải thu này phát sinh từ việc xác định phần vốn Nhà nước tại ngày 18/5/2011 nhưng chưa được PVN và các cơ quan Nhà nước có liên quan phê duyệt quyết toán.
Video đang HOT
Do đó, đơn vị kiểm toán chưa có đủ thông tin về giá trị sẽ được quyết toán và khoản chênh lệch (nếu có) so với giá trị ghi nhận trên khoản mục này, và không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này hay không.
Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại ngày 24/10/2017, Kiểm toán Nhà nước ra thông báo về việc truy thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2016 tại Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (UPCoM: OIL), trong đó số tiền truy thu đối với PEG gần 14 tỷ đồng.
Theo đó, đến ngày 14/11/2017, OIL đã có văn bản giải trình về việc truy thu thuế bảo vệ môi trường. Trong năm 2018, OIL lại tiếp tục gửi công văn kiến nghị liên quan đến vấn đề trên. Đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán này, khoản tiền truy thu thuế bảo vệ môi trường chưa được hạch toán do phải chờ kết quả từ OIL.
Ngoài ra, tại ngày 30/6/2020, giá trị các khoản nợ ngắn hạn của PEG đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 239 tỷ đồng, trong đó khoản phải trả cho Công ty mẹ (PVN) là 527 tỷ đồng. Khả năng duy trì việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công ty tùy thuộc vào khả năng tiếp tục tài trợ hoặc gia hạn các khoản nợ phải trả của Công ty mẹ và các bên liên quan.
Ban Giám đốc tin tưởng vào khả năng tiếp tục thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng nguồn vốn tài trợ từ Công ty mẹ và các bên liên quan. Vấn đề này không liên quan đến ý kiến kiểm toán của đơn vị kiểm toán.
SCIC báo lãi hơn 2.700 tỷ nửa đầu năm, giảm 19% dù doanh thu tăng 23%
Dù doanh thu tăng tới 23% nhưng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2020 của SCIC vẫn giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 2.700 tỷ đồng.
SCIC báo lãi hơn 2.700 tỷ nửa đầu năm, giảm 19% dù doanh thu tăng 23%
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, kỳ này, SCIC ghi nhận 3.750 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với 51%. Kế đó là doanh thu lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu với tỷ trọng 30%. Tiếp đó là doanh thu từ bán các khoản đầu tư với tỷ trọng 19%.
Mặc dù doanh thu tăng khá mạnh nhưng do giá vốn tăng đột biến gấp 24 lần lên trên 950 tỷ đồng (chủ yếu do ghi nhận thêm lượng lớn giá gốc các khoản đầu tư đã bán và dự phòng giảm giá đầu tư tăng vọt), nên lợi nhuận gộp còn lại là gần 2.800 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, lợi nhuận trong công ty liên doanh, liên kết cũng giảm rất mạnh tới 91%, về mức gần 43 tỷ đồng.
Trong kỳ, SCIC ghi nhận doanh thu tài chính và chi phí tài chính không đáng kể. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức gần 130 tỷ đồng, tương đương kỳ trước.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, SCIC đạt lợi nhuận trước thuế 2.710 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của SCIC ở mức gần 56.000 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,4% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với quy mô lên đến hơn 44.000 tỷ đồng và các khoản đầu tư tài chính dài hạn với quy mô hơn 9.100 tỷ đồng.
Đi vào chi tiết, trong hơn 44.000 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn có hơn 27.300 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng, cùng với đó là gần 14.000 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết và 5.000 tỷ đồng đầu tư trái phiếu. Ngoài ra còn có hơn 1.400 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu niêm yết.
Với hơn 9.100 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, có hơn 5.300 tỷ đồng là vốn góp tại các công ty cổ phần đã niêm yết và gần 3.600 tỷ đồng vốn góp tại các công ty cổ phần chưa niêm yết, ngoài ra còn có 275 tỷ đồng đầu tư trái phiếu dài hạn.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của SCIC đến hết ngày 30/6/2020 lên đến hơn 52.100 tỷ đồng. Nợ phải trả chỉ hơn 3.800 tỷ đồng, chủ yếu là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
MWG: Lợi nhuận 7 tháng giảm 2%, Bách hóa Xanh sẽ nhân rộng mô hình 'cửa hàng 5 tỷ' Lũy kế 7 tháng năm nay, MWG ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 2.400 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), lũy kế 7 tháng năm 2020, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất...