Peskov: Donbass không phải là con rối của chúng tôi
Phát ngôn viên Tổng thống Nga cho biết, ông Putin có sức ảnh hưởng với lực lượng dân quân ở Donbass nhưng cũng không thể yêu cầu họ hạ vũ khí.
Phát ngôn viên Tổng thống Nga cho biết, ông Putin có sức ảnh hưởng với lực lượng dân quân ở Donbass nhưng cũng không thể yêu cầu họ hạ vũ khí.
“Ngược lại với những gì NATO và các quốc gia Châu Âu nói, lực lượng dân quân ở Donbass không phải là những con rối của chúng tôi. Tổng thống Putin đúng là có sức ảnh hưởng tới họ bởi vì họ tôn trọng ông ấy nhưng ông ấy không thể ra lệnh cho họ hạ vũ khí“, phát ngôn viên của Tổng thống Dmitry Peskov cho biết.
Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga.
Dù sự thật là ở thời điểm hiện tại, mối quan hệ giữa Nga và các nước Châu Âu đang xấu đi nhưng theo ông Peskov điều này không có nghĩa là họ trở thành kẻ thù.
Trong trường hợp này, phát ngôn viên Tổng thống cho biết, phương Tây đã quen với việc “biến ông Putin thành kẻ xấu và đổ mọi tội lỗi lên ông ấy”. “Tình huống này thực sự khiến tôi cảm thấy bị tổn thương. Thật không may là dù chúng tôi làm gì thì mọi người cũng không buồn lắng nghe”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng những sự kiện diễn ra ở Ukraine không được nhìn nhận đúng đắn do những tin tức một chiều chủ yếu đến từ phương tiện truyền thông phương Tây.
“Sự kiện xảy ra ở trung tâm Châu Âu có thể lan rộng ra các nước khác và điều này thực sự nguy hiểm cho tất cả chúng ta… Ông Yanukovych có thể là một Tổng thống tồi, thậm chí cực kì tồi, tuy nhiên chính ông ấy đã được lựa chọn vào vị trí Tổng thống. Ai đó đã quyết định phế truất ông ấy và điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Moscow đã liên tục tuyên bố rằng họ không liên quan gì tới các sự kiện diễn ra ở đông nam Ukraine và cho rằng những lời buộc tội chống lại họ là vô căn cứ.
Video đang HOT
Hải Yến (theo VR)
Theo_Kiến Thức
Phương Tây "phát sốt" vì Nam Ossetia có thể là Crimea tiếp theo
Hiệp ước Liên minh và Hội nhập giữa Nga và Nam Ossetia hôm 18/3 đang khiến phương Tây lo ngại kịch bản Crimea sẽ lặp lại ở Gruzia.
Theo AFP, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/3 đã ký kết thỏa thuận liên minh với vùng lãnh thổ Nam Ossetia. Theo đó, Kremlin chính thức chịu trách nhiệm bảo vệ cho nước Cộng hòa tự xưng này, nơi mà Nga từng đưa quân đội vào đây trong cuộc chiến ngắn ngày với Gruzia năm 2008.
Tổng thống Putin và Nhà lãnh đạo Nam Ossetia lại lễ ký Hiệp ước Liên minh và Hội nhập (ảnh: Moscow Times)
AFP nhận định, quyết định của Nga là một "đòn hiểm" và cảnh báo phương Tây về khả năng Moscow sẽ mở rộng "ô bảo hộ" ra nhiều vùng đất đang đòi ly khai.
Mỹ, NATO nhảy dựng
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 19/3 được dẫn lời cho biết: Hiệp ước liên minh mới giữa Nga và Nam Ossetia, khu vực ly khai của Gruzia, vi phạm luật pháp quốc tế và cản trở các nỗ lực tăng cường an ninh trong khu vực.
Ông Stoltenberg nêu rõ, Hiệp ước này "vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, rõ ràng trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và những cam kết quốc tế của Nga".
Theo ông Stoltenberg, thỏa thuận này là một động thái nữa của Liên bang Nga cản trở những nỗ lực hiện nay của quốc tế nhằm tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực. NATO không công nhận Hiệp ước này.
Trong khi đó, Mỹ cũng khẳng định không công nhận tính hợp pháp của hiệp ước liên minh Nga-Nam Ossetia. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh: "Các khu vực bị chiếm đóng Nam Ossetia và Abkhazia là một phần của Gruzia và chúng tôi tiếp tục ủng hộ nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia."
Nam Ossetia sẽ sáp nhập Nga?
"Nam Ossetia hy vọng rằng ý tưởng gia nhập Nga sẽ sớm được thực hiện". Đó là tuyên bố của nhà lãnh đạo Nam Ossetia Leonid Tibiliov đưa ra hôm 19/3.
"Tôi nghĩ rằng ý tưởng cho việc trở thành một phần của Nga đã tồn tại bên trong suy nghĩ của nhân dân, đó không còn là một bí mật. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch này và đề xuất và bước đi thích hợp cho cả Nga và Nam Ossetia" ông Tibiliov nói.
Ông Tibiliov còn tuyên bố Hiệp ước liên minh và hội nhập mà 2 bên vừa ký là bước đi đầu tiên cho quá trình kết nối nhân dân hai nước, tạo tiền đề cho một cuộc sáp nhập. Người dân Nam Ossetia sẽ sớm có được sự bảo vệ từ phía Moscow, chống lại các lực lượng thù địch.
Quân đội Gruzia trong trận chiến ngắn ngày với Nga
Moscow đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, hai khu vực ly khai của Gruzia, sau cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 năm 2008. Hầu hết các công dân Nam Ossetia và Abkhazia đều mang quốc tịch Nga từ nhiều năm nay.
Kể từ khi Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực trên, Nga và Gruzia đã cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố Moscow sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ người dân ở khu vực này.
Trước khi ký hiệp ước liên minh với Nam Ossetia, năm 2014, Nga đã ký một hiệp ước với Abkhazia, theo đó lực lượng quân đội Nga và Abkhazia trở thành một đội quân chung được dẫn dắt bởi một chỉ huy người Nga.
Việc Nga thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gắn kết với Abkhazia và Nam Ossetia diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với phương Tây đang "xấu chưa từng có" vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Động thái mới của Nga đang không chỉ khiến phương Tây hoảng hốt mà thậm chí Ukraine cũng giật mình.
Donbass - lời cảnh báo với Ukraine
Việc Ukraine ngấp nghé gia nhập NATO được cho là một động thái "nguy hiểm" đối với Nga; và đương nhiên Moscow cũng phải có một phương án "phòng thủ" trước sự bao vây của những "thế lực không thân thiện". Moscow sẵn sàng làm tất cả để ngăn chặn NATO áp sát biên giới, đe dọa đến an ninh và lợi ích chiến lược của mình.
Bản thân Nga cũng có sự tính toán vô cùng kỹ lưỡng, không tạo cớ để Mỹ và EU có thể tố cáo là "Nga xâm lược" bằng những Hiệp định liên minh với Abkhazia 2014 và Nam Ossetia vừa xong, hoàn toàn "hợp pháp hóa" sự hiện diện của quân đội Nga tại những vùng đất này.
Theo chuyên gia Mark Galeotti, Khoa lịch sử an ninh Nga, Đại học New York Mỹ, đây chính là lời cảnh báo với Kiev. "Vũ khí cũng như lực lượng huấn luyện quân sự từ Nga sẽ giúp Donbass đánh bại quân đội Kiev. Sẽ là nguy hiểm nếu Hiệp định tương tự Abkhazia và Nam Ossetia sẽ được ký kết với Donbass".
Không chỉ với Donbass, việc Nga và Nam Ossetia ký hiệp định liên minh hôm 18/3 còn là lời cảnh báo với 2 vùng lãnh thổ ly khai nữa bao gồm Transnistria, trước đây thuộc Moldova và Nagorno Karabakh, do Azerbaijan quản lý trên danh nghĩa. Đến thời điểm này, tuy Nga chưa đồng ý sáp nhập nhưng đã chấp nhận đóng vai trò "bảo hộ", với nhiều lợi ích rõ ràng.
Chuyên gia Mark Galeotti nói rằng: "Việc để ngỏ khả năng sáp nhập các vùng đất ly khai là một toan tính không đơn giản của Nga. Đó là con bài để mặc cả với phương Tây trong trường hợp Moscow bị o ép"./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Mỹ cử 290 lính nhảy dù đến miền bắc Ukraine Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua 19/3 thông báo khoảng 290 lính nhảy dù của quân đội nước này sẽ đến miền bắc Ukraine trong tháng tới để huấn luyện 3 tiểu đoàn lính vệ binh quốc gia nước này, một bước tiến lớn trong nhiệm vụ được lên kế hoạch từ lâu của Lầu Năm Góc. Mỹ sẽ cử 290 lính nhảy...