Pelosi chỉ trích Trump vì mở cửa trường học
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tố Trump “đối xử tệ” với sức khoẻ trẻ nhỏ vì thúc đẩy tái mở cửa trường học khi ca nhiễm nCoV đang tăng cao.
“Quay lại trường học là nguy cơ lớn nhất về lây nhiễm nCoV. Tổng thống và chính quyền của ông ấy đang đối xử tệ với sức khoẻ trẻ nhỏ. Chúng tôi đều muốn các em đi học trở lại, nhưng chỉ khi nào an toàn”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trả lời phỏng vấn CNN hôm 12/7.
Pelosi nói thêm chính quyền liên bang có thể đưa ra những hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) cho yêu cầu tái mở cửa trường học. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước chỉ trích CDC vì các hướng dẫn mở lại trường học mà ông cho là “quá khó khăn, tốn kém và không thực tế”.
Các khuyến nghị của CDC cho trường học bao gồm làm xét nghiệm nCoV, chia học sinh thành các nhóm nhỏ, phục vụ bữa trưa đóng gói trong lớp học thay vì nhà ăn và giảm thiểu chia sẻ đồ dùng học tập. CDC cũng khuyên học sinh nên ngồi cách ít nhất 1m8.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu tại thủ đô Washington hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos cùng ngày liên tục từ chối trả lời câu hỏi liệu các bang và học khu có nên tuân theo hướng dẫn an toàn của CDC khi các trường học hoạt động trở lại hay không.
DeVos cho biết nguy cơ nhiễm nCoV của trẻ em thấp hơn rất nhiều so với người lớn và cũng hạ thấp nguy cơ trẻ nhỏ có thể lây virus cho gia đình, giáo viên và những người chăm sóc.
Tuyên bố của DeVos ngay lập tức hứng chỉ trích dữ dội từ Chủ tịch Hạ viện Mỹ. “Những gì chúng ta được nghe từ Bộ trưởng là sai lầm và vô trách nhiệm”, Pelosi chỉ trích DeVos.
Ông chủ Nhà Trắng hôm 8/7 cáo buộc phe Dân chủ muốn trường học đóng cửa vì mục đích chính trị và dọa cắt ngân sách liên bang cho những trường không hoạt động trở lại. Trump nói ông sẽ gây áp lực để các thống đốc bang mở lại trường vào mùa thu.
Chính quyền Trump trước đó cũng gây áp lực với các trường đại học bằng quy định ra ngày 6/7, yêu cầu sinh viên quốc tế giữ visa F-1 (du học sinh các trường trung học, cao đẳng, đại học) và M-1 (người học nghề) phải về nước nếu chương trình học chuyển sang hình thức online 100% vào mùa thu tới.
Những người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp và có thể bị trục xuất. Với những du học sinh đã rời khỏi Mỹ nhưng có chương trình học 100% online, hải quan Mỹ tại sân bay sẽ không cho nhập cảnh.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 13 triệu người nhiễm và hơn 571.000 người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 3,4 triệu ca nhiễm và gần 138.000 ca tử vong.
Mỹ sẽ trả hết nợ trước khi rời WHO
Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ sẽ trả hết số tiền đã cam kết góp cho WHO, một ngày sau khi Trump tuyên bố rút khỏi tổ chức này.
"Chúng tôi sẽ làm việc với quốc hội về khoản ngân sách này", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 8/7, đề cập đến số tiền Mỹ cam kết đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhưng chưa chuyển. "Chúng tôi sẽ thanh toán khoản nợ".
Mỹ hôm 7/7 gửi thông báo rời khỏi WHO vì cách tổ chức này phản ứng với Covid-19 và thiên vị Trung Quốc trong đại dịch. Để chính thức rút khỏi WHO, Mỹ cần thông báo trước một năm và thanh toán mọi khoản tiền đã cam kết trước ngày ấn định rời khỏi tổ chức này vào 6/7/2021. Theo hồ sơ do WHO cung cấp, Mỹ còn nợ hơn 99 triệu USD tiền cam kết viện trợ.
"Tổng thống đã nói rõ rằng chúng ta không thể bảo trợ cho một tổ chức không đủ năng lực và không thực hiện đúng chức năng cơ bản của nó", Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Washington hôm 8/7. Ảnh: Reuters.
Trump lần đầu đe dọa rời khỏi WHO hồi tháng 5 nếu tổ chức này không cải cách trong vòng một tháng sau khi Tổng giám đốc WHO nhận được công hàm từ phía Mỹ. Tổng thống Mỹ cho rằng WHO "đã nhiều lần mắc sai lầm" và cách tổ chức này phản ứng với đại dịch "gây tốn kém cho thế giới".
Trump cũng chỉ trích cách thức mà WHO xử lý đại dịch là thiên vị Trung Quốc, dù ban đầu ông cũng ca ngợi cách Trung Quốc ứng phó Covid-19.
"Đây là một tổ chức đã mắc sai lầm trong ứng phó SARS, tiếp theo là Ebola", Pompeo nói. "Mỹ từng phải tạo ra một hệ thống riêng là PEPFAR để thực hiện công việc ngăn chặn và đưa ra các giải pháp cho đại dịch HIV/AIDS".
Một số nghị sĩ Mỹ phản đối quyết định rút khỏi WHO của Trump trong thời điểm này. Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cố vấn y tế của Nhà Trắng, cho rằng "WHO là một tổ chức không hoàn hảo, mắc một số sai lầm nhưng nó cũng làm được nhiều điều hữu ích. Thế giới cần WHO".
Trung Quốc hôm qua cũng chỉ trích quyết định rút khỏi WHO của Mỹ, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng khả năng ứng phó Covid-19 của thế giới và tác động nghiêm trọng tới các nước đang phát triển vốn đang rất cần sự hỗ trợ quốc tế.
Mỹ muốn hợp sức cùng EU chống Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu hợp sức để chống lại "mối đe dọa" từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Pompeo hôm 25/6 gọi "Bắc Kinh là mối đe dọa" và cáo buộc họ đánh cắp các bí quyết của châu Âu để phát triển kinh tế. Ông cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cần...