“Pê-đê bọn em đi làm gái, chứ còn biết làm gì bây giờ”
Một người chuyển giới nam sang nữ cho biết, “pê-đê bọn em chỉ có hai cách để kiếm tiền thôi, một là đi hát đám ma, hai là làm gái, chứ còn biết làm gì bây giờ”.
Pê-dê khỏa thân hát ở một buổi sinh nhật – ảnh: CAND
Mới đây, tại một cuộc hội thảo của người đồng tính, Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Phương chia sẻ rằng, những người được phỏng vấn đều cho biết họ đã từng rất nỗ lực đi kiếm việc làm, nhưng vào đâu cũng bị từ chối.
“Gửi hồ sơ người ta hứa gọi lại nhưng chẳng bao giờ gọi” – một người chuyển giới nữ buồn bã cho biết và thêm rằng, thậm chí xin công việc rửa bát cũng không được nhận. Trong khi đó, một số người cố gắng đi học trang điểm, có vốn thì mở cửa hàng ở nhà, hoặc đi trang điểm, làm đầu và các dịch vụ làm đẹp khác, còn nhiều người cho biết không có công việc gì để trang trải cuộc sống, và tình thế bắt buộc đã đẩy họ ra “đứng đường”.
Việc đến với công việc này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là vì kế sinh nhai, không còn cơ hội nào khác. Không chỉ làm buổi tối, họ còn để lại số điện thoại trên mạng để cho “khách” liên hệ. N., một người chuyển giới nam sang nữ ở TP. Hồ Chí Minh (19 tuổi) cho biết khách chủ yếu là gay và cũng có người là trai dị tính: “ sáng họ gọi mình thì mình đi làm luôn, còn buổi tối thì đứng ngoài đường bắt khách. Nhưng buổi sáng khi đi làm thì mặc đồ nam vì sợ bị nhìn ngó, còn buổi tối thì mặc đồ nữ vì mặc đồ giả gái em thấy giống mình hơn, dù cho khách là gay”.
Tuy nhiên, việc kiếm tiền một cách cực nhục như vậy cũng chẳng được là bao. Số tiền kiếm được từ việc mãi dâm chỉ đủ cho họ có tiền ăn và mua đồ quần áo. Một trẻ vị thành niên chuyển giới đang sống lang thang ngoài công viên cho biết, gia đình không chấp nhận em, không thể xin được việc làm, chẳng biết đi đâu, không còn tiền để thuê nhà trọ, em chỉ còn biết sáng lang thang trong công viên, tối ra công viên tìm khách. “Có ngày không có khách là em phải ăn mì tôm sống rồi uống nước vào cho no” - em này ngậm ngùi chia sẻ và cho biết thêm, cứ đêm đến em lại trèo rào vào công viên ngủ, và sáng sớm lại phải trèo ra vì sợ bị dân phòng bắt.
Không chỉ bị khinh rẻ, nguy hiểm về sức khỏe sinh sản mà việc làm gái mại dâm cũng đẩy những người chuyển giới trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục. Một số người khi đi với khách chủ yếu phải làm tình bằng miệng, và “có những đứa nó bạo lực, nó nắm đầu mình nó giựt để cho nó sướng, hoặc nó cấu véo mình. Về nhà nhiều khi thâm tím hết mình mẩy” – chia sẻ của một trong số những người chuyển giới nam sang nữ.
Theo Tiến sĩ Phương, cũng có một số người không đi tìm khách ở ngoài đường mà chủ yếu qua mạng. “ Một người chuyển giới kể rằng đã từng cặp bồ qua mạng, hoặc hẹn hò qua mạng để kiếm tiền. Nhưng sự sỉ nhục của khách hàng đã khiến họ bỏ “làm nghề“. Nó quan hệ xong nó vứt tiền lên người mình như kiểu sỉ nhục vậy đó. Sau lần đó em không có làm nữa” – Tiến sĩ Phương dẫn lời một người chuyển giới nam sang nữ, 27 tuổi, sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Một điều đáng nói là, những người chuyển giới được hỏi đều khẳng định rằng công việc mại dâm là việc đường cùng, nếu có cơ hội kiếm việc khác, sẽ không bao giờ họ làm gái.
“Em muốn có việc làm đàng hoàng cho những người ở thế giới thứ 3 như em. Hiện giờ em đang làm gái vì em chẳng xin được việc gì khác. Trước đây em chỉ định xin làm ở quán ăn mà người ta nói thẳng là &’ở đây ko thuê pê-đê. Pê-đê vào đây làm quỉ làm ma thế nào? Chỉ mong mọi người tạo điều kiện cho pê-đê tụi em có việc làm”- T., chuyển giới nam sang nữ, 19 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh tha thiết nói.
Thà làm gái còn hơn không được… là chính mình
Có một điều rất đau đớn đối với những người chuyển giới, đó là họ luôn khao khát được là chính mình. Vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận đứng đường chứ không chịu ăn mặc, trang điểm khác với giới tính mà họ muốn.
Một bạn chuyển giới cho biết, vì giới tính ghi là nữ, nên khi xin việc vào khách sạn theo đúng ngành nghề được học, họ bị yêu cầu phải mặc áo dài, đi giầy cao gót, và vì không thích như thế nên họ đành phải từ bỏ.
Sự tự trọng liên quan đến bản dạng giới đã khiến cả nhóm chuyển giới nữ và nam đều khẳng định thà họ không có việc làm còn hơn phải thay đổi: “ Thà em không xin được việc đấy còn hơn là mặc áo dài và trang điểm. Bởi vì như thế đi làm việc em sẽ không thấy tự tin, em không thể làm được“, V. một người chuyển giới nữ sang nam, 22 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ. Trong khi đó, một bạn nam chuyển giới sang nữ ở thành phố Hồ Chí Minh , “nếu em phải cắt tóc và mặc quần áo nam mới xin được việc làm thì thà em không có việc còn hơn, vì lúc đó em không còn là em nữa” (nam sang nữ, 19 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh bộc bạch.
“ Có thể thấy, do những áp lực nặng nề ở trường học khiến nhiều người chuyển giới phải bỏ học giữa chừng. Không có học vấn, lại thêm thái độ kỳ thị của các nhà tuyển dụng khiến cơ hội việc làm của những người chuyển giới, đặc biệt chuyển giới từ nam sang nữ, càng thêm hạn hẹp, và nhiều người trong số họ bị đẩy vào con đường phải kiếm sống bằng những nghề mua vui như hát đám ma, hay làm gái mại dâm. Có được công ăn việc làm ổn định, do đó, là mong muốn lớn nhất của họ, và cũng là biện pháp giảm thiểu các tệ nạn xã hội gây ra như là hệ quả của sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới” – Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Phương kết luận.
Chuyển giới là một khái niệm dùng để chỉ tất cả những người có bản dạng giới, thể hiện giới, hay hành vi không giống với những chuẩn mực tương ứng với giới tính sinh học của họ. Rất nhiều người “chuyển giới” hoàn toàn không “chuyển” sang giới tính ngược lại với giới tính sinh học của họ, mà thường có cảm giác về một bản dạng giới mơ hồ về giới tính, hoặc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, giới tính này sang giới tính khác, tùy vào thời gian và bối cảnh. Ở Việt Nam, hiện nay những nhà nghiên cứu tạm gọi những người có những cảm nhận rõ ràng về giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học, dù phẫu thuật hay chưa, là người chuyển giới.
Theo xahoi
Góc khuất của những kiếp người mang danh "pê đê"
Tại các đám tiệc vui, những kiếp người sinh ra mang tiếng"pê đê"lại trở thành nguồn vui của nhân gian có dịp tỏa sáng. Và đó là "quỹ thời gian huy hoàng" để những người sống phận "sâu chẳng ra sâu, bướm nào phải bướm" kiếm sống với nhiều góc khuất sauánh đèn màu.
Đi hội chợ xem "pê đê" kêu lô tô
Tham gia một buổi ca nhạc kịch của đoàn ca nhạc "chưa một lần nghe tên, biết tuổi" biểu diễn ngoài trời tại bãi đất rộng của huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), chúng tôi có cơ hội mục kích những ngày tháng "huy hoàng" của họ. Xen trong những lời mời gọi, giới thiệu từ chủ quầy các trò chơi trúng thưởng, người ta nghe lời người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục ca, múa, nhạc, ảo thuật, kịch với sự tham gia, biểu diễn của người đẹp này, ca sỹ nọ,... Và dĩ nhiên xen giữa các tiết mục biểu diễn đó sẽ có "màn" "kêu lô tô" trúng thưởng, công việc chính của những "pê đê".
Ngay sau lời giới thiệu: "Đến với các bạn đêm nay là người đẹp Bảo Trân", chúng tôi chú ý dõi theo cô gái có thân hình bốc lửa, nổi bật với bộ cánh mát mắt cùng đôi chân dài miên man. Cầm trên tay lá vé lô tô, cô luôn miệng mời gọi bằng các động tác uốn éo cơ thể thiếu vải một cách đầy khêu gợi. Có lẽ màn xuất hiện đã và sẽ kéo dài thêm sự hào hứng cho bọn thanh niên đang cố gào thét theo những bước chân uyển chuyển của cô, nếu như cô không cất lên tiếng hát phản bội thân hình bốc lửa của mình. "Cái giọng ồ ồ, chua loét, ngang phè phè" ngay lập tức đập tan sắc đẹp kiêu sa của Bảo Trân.
Không quá bất ngờ và thất vọng như bọn thanh niên mới lớn, anh Nguyễn Văn Nam (43 tuổi, bán cá viên chiên) đứng kế bên chúng tôi lầm rầm: "Lạ gì mấy cái trò này nữa, lại một con pê đê". Vừa chiên cá viên anh vừa cho chúng tôi biết cứ khoảng thời gian này lâu lâu lại có những đoàn ca nhạc nghiệp dư về đây biểu diễn. "Mỗi chương trình như vậy, các ông bầu khoe có ca sỹ này, người đẹp nọ nhưng chỉ "mang về" toàn pê đê thôi". Trả lời việc như trên có thường xuyên không, anh cho biết thêm: "Năm nào có hội chợ như vậy người ta đều kháo nhau là đi coi pê đê kêu lô tô. Nhưng cũng nhờ họ mà anh kiếm thêm được nhiều hơn, có tiền mà lo cho cuộc sống của gia đình".
Sau khi gửi đến một tình khúc chát chúa về mùa xuân, Bảo Trân bỏ lại sân khấu. Và như để "đốt" nóng thêm không khí của buổi biểu diễn, Bảo Trân cầm luôn tập vé lô tô "nhảy" khỏi sân khấu "đến với khán giả". Dù đứng hẳn ngoài rạp được quây bằng vải bạt sơ sài, chúng tôi cũng cố vẫy tay mua một vé với mục đích được gặp "người đẹp". Khi được mời nói chuyện vì lý do "ngưỡng mộ" "người đẹp Bảo Trân" đồng ý hẹn chúng tôi ngồi nói chuyện sau khi đã xong phần "kêu lô tô" sắp tới. Không để lỡ cuộc hẹn, chúng tôi nán lại xem những người đẹp tiếp theo. Quả thực như anh bán cá viên trên đã nhận định, tất cả những người đẹp đều thuộc giới tính thứ 3.
Màn kêu lô tô của những chân dài chuyển giới (Ảnh: Hà Nguyễn)
Tiếp chúng tôi tại quầy nước mía dưới sân khấu, Bảo Trân cho biết: "Năm nay "em được 26" và đang hát cho một phòng trà có tiếng trên Sài Gòn"(!?). Khi biết chúng tôi chân thành muốn trải lòng cùng Trân về những góc khuất của đời mình, sau vài phút dò hỏi và lưỡng lự, Bảo Trân cũng bùi ngùi và tin tưởng tâm sự. Được biết trước khi chuyển giới, Bảo Trân có tên là Bảo Trọng, sinh ra trong một gia đình khá giả tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Ngày thơ dại, "người đẹp" không gợn chút bão táp nào. Cậu được chiều chuộng như một cậu ấm. Tuy nhiên về sau, người ta không thấy cậu làm thân với "bọn con trai" mà ỏn ẻn, e lệ, khép nép như đám con gái cùng tuổi. Cha mẹ Trọng vốn là dân làm ăn có máu mặt quyết không thể để cậu yếu đuối, yểu điệu như một đứa con gái. Tuy nhiên, mọi cố gắng của hai người đều đổ sông đổ bể.
Cha Trọng bắt đầu cảm thấy cậu là nguyên nhân chính của những "cái tát" mà sự miệt thị của loài người về đứa côn pê đê vỗ vào mặt ông. Ông khinh ghét chính đứa con trai độc nhất của mình. Nỗi đau, tủi nhục của Bảo Trọng rách toạc ra khi cậu bị phát hiện đang mân mê, ướm thử đồ lót của mẹ trước gương. Hôm ấy, cậu đã bị ông đánh, đánh như chưa từng được đánh. Ông quyết định sẽ từ cậu và sẽ "đẻ" một cậu quý tử khác. Và từ đây, trong câu chuyện của Trân, những góc khuất cuộc đời của kiếp "pê đê" hé mở.
Góc khuất cuộc đời của kiếp "pê đê"
Theo lời Bảo Trân, nhục nhã, cô đơn ê chề, Trọng đâm chán nản. Cậu lang thang tìm đến các tụ điểm xuất hiện các phần tử thuộc giới tính thứ 3. Ban đầu, cậu kinh khiếp lối sống của giới này. "Trước mắt em hôm đó là cảnh họ ngập ngụa trong rượu ngoại, thuốc lắc và tình dục. Thật tình em cảm thấy kinh khủng và ghê tởm". Nhưng bất lực trước việc số phận đã chọn cho cậu kiếp "Sâu chẳng ra sâu... bướm nào phải bướm...", cậu nhắm mắt đưa chân.
Bảo Trọng bắt đầu làm quen với những thứ cậu từng "buồn nôn" đó. "Cũng nhiều thành phần lắm anh à. Đồng tính nam có, đồng tính nữ có, nói chung có đủ cả. Họ đến với nhau để được nói, được nghe. Có khi vì tiền và có khi chỉ vì được thỏa mãn tình dục thôi". Những cuộc gặp gỡ, vui vẻ đó bắt đầu cuốn hút Trọng. Cậu thấy đó là nơi cậu được tự do, được thăng hoa được thỏa mãn. Trọng lao vào những cuộc chơi đốt thời gian và sức lực. Trả lời chúng tôi việc "kiếm đâu ra nhiều tiền mà chơi lắm thế", Bảo Trân rút thuốc ra hút, nói thẳng thừng: "Đứa thì đi làm mát-xa, đứa thì đi làm nhà hàng, bán kẹo kéo, hát hội chợ, hát đám cưới, hát đám ma cũng có. Nhưng đi làm "đ..." thì nhiều".
Theo Trân thì xuất thân của "pê đê" cũng khá đa dạng. Có người từng là cô chiêu cậu ấm, là sinh viên, có người là dân đen nghèo hèn ra phố tìm cảm giác rồi "cắm" lại luôn. Trả lời chúng tôi việc có cảm thấy buồn hay sợ khi đi hát như vậy không, cô ngẩng mặt phà hơi thuốc rõ dài rồi cười khẩy, cái cười vừa bất cần vừa đau đớn. Cô cho biết được đi hát như vậy "còn được tôn trọng, tự do chán". Nhận thấy tôi có vẻ thắc mắc, "người đẹp" đáp: "Đi hát vậy còn ít phải gặp những cái cười khinh bỉ, rẻ rúng. Nói thật với anh trước đây, họ cảm nhận chúng tôi như một bộ phận thừa của xã hội. Bước ra đường, lúc nào chúng tôi cũng trốn tránh những cái nhìn kỳ thị và khinh bỉ của xã hội. Mày thì làm được gì, đồ pê đê mặc dù em cũng là con người, có trí óc, có văn hóa, có trình độ".
Cô cho biết đi hát như vậy ít nhiều còn nhận được những ủng hộ, hoan nghênh của bà con. Nhưng đó cũng chỉ là số rất ít trong "quỹ thời gian huy hoàng của chúng em". Ngoài những dịp cận Tết, trong Tết, chúng em không biết kêu lô tô ở đâu đành đi làm mát- xa, đứa thì phục vụ quán bia, nhà hàng, hát đám cưới, đám ma, thậm chí đi qua đêm với bất cứ ai có nhu cầu. Nhận thấy, chúng tôi để ý những hình xăm nhằng nhịt trên tấm lưng trần và trên cả bộ ngực hở một cách thiếu tinh tế, cô lại cười. "Mấy cái đó là lúc buồn em xăm chơi đó. Đôi khi nó cũng để phân biệt đẳng cấp. Còn mấy chấm này hả? Dấu tụi này chích đó. Chích mãi nó thế. Tự dưng thành hình". Cô cười ngất. Chúng tôi không biết liệu đó có thật là những dấu vết của những lần chích choác ma túy hay không nhưng lòng cũng đã rộn lên những nỗi sợ rợn người không thể kiểm soát.
Rượu, ma tuý, tình dục là cứu cánh?
Trân cho biết, những người mang kiếp "thân xác con sâu... tâm hồn con bướm" có muôn vàn cái khổ. Họ bị khinh bỉ, đôi khi bị rẻ rúng và tương lai cũng vì thế mà mờ mịt theo. Nếu may mắn có được tiền để "lột xác" "cải nam hoàn nữ" thì có được chút tự tin. Tuy nhiên lại ném mình trong nỗi cô đơn, đau khổ khi khó có thể tìm được hạnh phúc trong tình yêu, không thể sinh con và đa phần họ không thể sống quá 40 tuổi. Vì vậy, rượu, ma túy, tình dục sẽ là cứu cánh cho những chuyển giới thiếu bản lĩnh, dễ buông xuôi ngược lại nỗi cô đơn, cay đắng sẽ gặm nhấm tâm hồn, cuộc sống số còn lại.
Theo vietbao
"Sống chung" với mại dâm: Tủi phận "bướm đêm" (Kỳ 1) Những câu chuyện dưới đây là quá trình chúng tôi cùng các nhân viên xã hội tiếp cận, tìm hiểu, lắng nghe cuộc sống của những người trong cuộc. Gái bán dâm hằng đêm thường tụ tập trên cầu Thị Nghè, quận Bình Thạnh - TPHCM để chào mời khách. Ảnh: QUỐC THẮNG Tiếp xúc với N.T.G, ít ai nghĩ rằng cô gái...