PCI năm 2018: Lâm Đồng dẫn đầu khu vực Tây Nguyên
Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI) năm 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam ( VCCI) công bố, tỉnh Lâm Đồng đạt 63,79 điểm, xếp thứ 27 cả nước và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên.
Lâm Đồng dẫn đầu xếp hạng PCI năm 2018 khu vực Tây Nguyên (Ảnh: TL)
Tây Nguyên, nhưng lại tụt 5 hạng so với năm 2017.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Lâm Đồng dẫn đầu về chỉ số PCI tại khu Tây Nguyên. Năm nay, xếp tiếp theo Lâm Đồng là Gia Lai (thứ 33), Đắk Lắk (thứ 40), Kon Tum (thứ 59), Đắk Nông (thứ 63).
Tuy nhiên, dù điểm tổng hợp các chỉ số thành phần của Lâm Đồng được 63,79 điểm, cao hơn năm 2017 (63,50 điểm), nhưng kết quả xếp hạng cả nước lại tụt 5 bậc (từ hạng 22 xuống 27).
Năm nay, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI với 70,36/100điểm. Năm 2017, Quảng Ninh cũng xếp ở vị trí số 1 với điểm số 70,7.
Xếp thứ 2 là Đồng Tháp với 70,19 điểm; Long An xếp thứ 3 với 68,09 điểm; tiếp đến là Bến Tre với 67,67 điểm, xếp thứ 4.
Video đang HOT
Năm thứ 2 liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI (Ảnh: TL)
Trong khi đó, sau 4 năm liên tiếp ở vị trí “Quán quân” và năm 2017 ở vị trí “Á quân”, thì năm 2018, TP. Đà Nẵng đã tụt xuống vị trí thứ 5 với 67,65 điểm (năm 2017 Đà Nẵng được 70,1 điểm).
Hai “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chia nhau vị trí thứ 9 và thứ 10. Đây là lần đầu tiên Hà Nội đạt được vị trí cao nhất sau 14 năm xếp hạng PCI.
Ở cuối bảng xếp hạng gồm có Đắk Nông được 58,16 điểm, xếp thứ 63; Lai Châu được 58,33 điểm xếp thứ 62 và Bình Phước xếp thứ 61 với 60,02 điểm.
Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao, 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới.
54% doanh nghiệp vẫn phải chi phí bôi trơn
Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu. 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn.
Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nhưng vẫn còn không ít gập ghềnh. Vẫn có tới 40% doanh nghiệp cho biết các tỉnh còn ưu tiên, ưu ái doanh nghiệp Nhà nước và FDI hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà nhất là trong các lĩnh vực đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông vận tải… Tính minh bạch, cũng theo phản ánh của doanh nghiệp còn ít được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa cao.
Theo DNVN
Đắk Lắk chuẩn bị đón dòng vốn hơn 71.000 tỷ đồng
Tỉnh Đắk Lắk đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 13 dự án với tổng vốn đăng ký là 14.330 tỷ đồng và bản ghi nhớ cho 19 nhà đầu tư đăng ký 27 dư án, tổng vốn dự kiến là 57.289 tỷ đồng.
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk 2019 đã diễn ra trong ngày 10/3 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.
Đánh giá chung, Phó Thủ tướng cho biết Đắk Lắk là tỉnh có vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, diện tích đứng thứ 4 cả nước, với hơn 370 nghìn ha đất đỏ bazan phì nhiêu thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây dược liệu.
Đắk Lắk cũng là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nước với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng trong và trên thế giới. Ngoài ra tỉnh còn có lợi thế về lực lượng lao động, về hạ tầng giao thông.
Trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Đắk Lắk đạt 7,82%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước thực hiện trên 51 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 600 triệu USD. Thu ngân sách nhà nước đạt 5,5 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,1 triệu đồng. Đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 8.200 doanh nghiệp đang hoạt động.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra cho tỉnh là cần làm gì để thu hút được đầu tư, hướng đến trở thành một tỉnh phát triển hàng đầu vùng Tây Nguyên.
Theo đó, Thủ tướng cho rằng tỉnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, và quan trọng hơn là khát vọng vươn lên phải được lan toả, tạo sinh khí mới, có sự bứt phá.
Đắk Lắk phải khẳng định lại mình, với tâm thế là một tỉnh lớn của cả nước, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Tỉnh phải có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng phải đảm bảo bền vững, không quên vấn đề quan trọng đó là an sinh xã hội.
Và để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, Đắk Lắk cần phải có một quy hoạch tổng thể có tầm nhìn xa, về các mặt kinh tế - xã hội, không gian, xây dựng kết cấu hạ tầng, đất đai..., gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm quốc gia.
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý một số thế mạnh của tỉnh như cây cà phê - phải trở thành một ngành hàng có hàm lượng cao, sản phẩm mang tầm thế giới. Hay ông nhắc đến nguồn tài nguyên vô giá là năng lượng mặt trời... Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh phát triển du lịch với các loại hình như du lịch sinh thái, tâm linh, văn hoá, lịch sử...
Trong khuôn khổ hội nghị, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, tỉnh Đắk Lắk đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 13 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 14.330 tỷ đồng. Trao bản ghi nhớ cho 19 nhà đầu tư đăng ký 27 dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến 57.289 tỷ đồng.
Theo ttvn.vn
Quy mô những dự án đua ngựa, chó "khủng" như thế nào? Thời gian qua, nhiều dự án trường đua ngựa, đua chó được các nhà đầu tư khởi động hoặc xin cấp phép, chủ trương đầu tư tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, nhiều dự án đã được phê duyệt vẫn trong tình trạng dở dang, lãng phí nguồn tài nguyên đất, khiến dư luận xôn xao. Trường đua ngựa gần...