PC1 chuẩn bị bầu cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, lên kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 25% trong năm 2020
Tại ĐHCĐ diễn ra vào ngày 3/6 tới đây, PC1 sẽ thông qua việc bầu cử thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020-2025. Mới đây, Công ty cổ phần BEHS, một doanh nghiệp có ít nhiều liên quan tới BIM Group đã chi ra hơn 500 tỷ đồng để sở hữu 28,28 triệu cổ phiếu PC1, tương ứng tỷ lệ 17,76%.
Theo tài liệu ĐHCĐ mới được công bố, CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 7.001 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận sau thuế 469 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế PC1 sẽ vượt mốc 1.000 tỷ đồng.
PC1 dự kiến chi trả cổ tức năm 2019 ở mức 20% bằng cổ phiếu. Thời gian thực hiện không muộn hơn quý 4/2020. Trong khi đó, năm 2020 công ty dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 15%.
Để đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra, PC1 cho biết sẽ kiểm soát tài chính, hiệu quả dòng tiền thông qua việc rà soát điều chỉnh hợp lý kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, tập trung thu hồi công nợ, giảm tồn kho, kiểm soát chi phí.
Video đang HOT
Đối với đầu tư năng lượng: Tập trung cao để hoàn thành phát điện 3 nhà máy thủy điện đang đầu tư vào nửa đầu năm 2020. Tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện để đầu tư, hợp tác hiệu quả với các đối tác trong nước và nước ngoài, khởi công đầu tư 3 nhà máy điện gió cùng công suất 48 MWG tại Quảng Trị, đảm bảo tin cậy phát điện 100% công suất trước tháng 10/2021. Tiếp tục phát triển các dự án năng lượng mới.
Đầu tư kinh doanh BĐS: Hoàn thành kế hoạch bán hàng, bàn giao toàn bộ sản phẩm dự án PCC1 Thanh Xuân. Thúc đẩy tiến độ chuẩn bị đầu tư và triển khai các gói thầu đối với dự án PCC1-Hoàng Mai vào quý 2/2020, dự án PCC1-Thăng Long vào quý 4/2020.
Khối xây lắp điện: Đầu tư bổ sung trang thiết bị, mục tiêu phát triển hoạt động tổng thầu EPC lên một cấp mới, quy mô mới, không chỉ dừng lại EPC các dự án lưới điện, mà PCC1 sẽ làm chủ và thành công các hợp đồng tổng thầu EPC cho các nhà máy điện gió, nhà máy điện năng lượng tái tạo trong năm 2020 và 2021.
Khối sản xuất: Tiếp tục phát huy năng lực khác biệt về thiết kế, sản xuất tất cả các loại cột điện cao áp, siêu cao áp, phát huy lợi thế các sản phẩm đặc thù, sản phẩm mới.
Cũng tại đại hội, PC1 sẽ xin điều chỉnh kế hoạch hoàn thành Nhà máy thủy điện Bảo Lạc A công suất 30 MW từ quý 4/2022 sang quý 4/2023, trễ 1 năm so với kế hoạch đã được thông qua tại ĐHCĐ năm trước.
Ngoài ra, PC1 cũng trình kế hoạch phát triển các dự án mới, trong đó phát triển dự án điện gió với tổng công suất 400 MW trong giai đoạn 2022 – 2025. Cơ cấu vốn chủ 30%, vốn vay 70% để thực hiện dự án. PC1 sẽ sở hữu tối thiểu 51% cổ phần tại mỗi dự án. Theo kế hoạch các dự án này có IRR tối thiểu 13%.
PC1 cũng trình chủ trương hợp tác với các đơn vị tư vấn, tập đoàn trong, ngoài nước để nghiên cứu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo khác, chuẩn bị cơ hội đầu tư giai đoạn sau 2025.
Với đầu tư BĐS, PC1 dự kiến đầu tư dự án hỗn hợp cao tầng, nhà thấp tầng với tổng mức đầu tư dự kiến từ 1.000 – 2.500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 – 2022. Hình thức đầu tư được thực hiện qua M&A hoặc hợp tác đầu tư liên danh liên kết.
Ngoài ra, tại ĐHCĐ sắp diễn ra, PC1 sẽ thông qua việc bầu cử thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020-2025. Mới đây, Công ty cổ phần BEHS, một doanh nghiệp có ít nhiều liên quan tới BIM Group đã chi ra hơn 500 tỷ đồng để sở hữu 28,28 triệu cổ phiếu PC1, tương ứng tỷ lệ 17,76%.
BIM Group là tập đoàn lớn, đa ngành tại Việt Nam. Hiện BIM Group tham gia khá nhiều vào lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo và đây cũng là lĩnh vực thế mạnh của PC1. Có trụ sở chính tại Phú Quốc, BIM Group hiện có khá nhiều dự án lớn tại Phú Quốc như Phú Quốc Marina, Intercontinental Phú Quốc, Phú Quốc Waterfront…
BSR chuẩn bị cho kế hoạch thoái bớt vốn của PVN
Tuần này, CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 với kế hoạch trọng tâm là chuẩn bị thực hiện thoái vốn của Tập đoàn tại BSR sau cổ phần hóa.
Theo BSR, với tình hình giá dầu thô và sản phẩm giảm rất mạnh trong bối cảnh tồn kho cao do nhu cầu giảm mạnh trong đại dịch Covid-19, Công ty phải chịu tổn thất giảm giá hàng tồn kho hàng nghìn tỷ đồng.
Đồng thời, khoảng cách giữa giá dầu thô và sản phẩm thấp, thậm chí có những giai đoạn giá dầu thô cao hơn giá sản phẩm dẫn đến BSR lỗ 2.332 tỷ đồng trong quý I/2020 và dự kiến sẽ còn kéo dài đến hết năm 2020.
Do đó, BSR sẽ không trích quỹ đầu tư phát triển trong năm 2019 mà gần 2.846 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2019 sẽ được để lại để có nguồn bù trừ cho khoản lỗ của năm 2020.
Theo ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty, để có dòng tiền cho hoạt động, BSR đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi.
Nhờ đó, cùng với các giải pháp tiết giảm chi phí, dừng giãn các hạng mục đầu tư chưa cần thiết, tích cực trong công tác bán hàng và thu hồi công nợ, đến nay, Công ty vẫn đảm bảo dòng tiền cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là việc đảm bảo thanh toán tiền mua dầu thô đúng hạn.
Hội đồng quản trị BSR cũng trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu BSR trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2020 hoặc niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) khi đủ điều kiện.
Eximbank (EIB) sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên vào ngày 30/6/2020 Theo Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank vừa công bố, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 của ngân hàng này dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 30/6/2020. Theo lịch thông báo trước đó, Eximbank dự kiến sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường vào tháng 3/2020 và ĐHCĐ thường niên 2020 vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, do ảnh...