PayPay sắp mua lại Pinterest với giá 39 tỉ USD
Một nguồn tin giấu tên vừa cho biết PayPal đang trong quá trình đàm phán giai đoạn cuối để mua lại công ty truyền thông xã hội Pinterest.
Theo CNBC, báo cáo lần đầu tiên được đưa ra bởi Bloomberg cho biết PayPay đã thảo luận mua lại Pinterest với giá khoảng 70 USD cho mỗi cổ phiếu, đưa định giá của công ty này lên khoảng 39 tỉ USD. Được biết, khi ra mắt công chúng vào tháng 4.2019, định giá của Pinterest chỉ khoảng hơn 10 tỉ USD.
PayPal muốn đẩy mạnh sự xuất hiện trong lĩnh vực thương mại xã hội
Nguồn tin cho biết, áp lực cạnh tranh từ nền tảng thương mại điện tử Shopify được cho là lý do đã thúc đẩy PayPal tìm cách mua lại Pinterest. Shopify đã đầu tư nhiều vào việc kết hợp giữa thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Năm ngoái, Shopify hợp tác với Affirm – một nhà cung cấp dịch vụ mua ngay trả sau – để trở thành nhà cung cấp độc quyền hoặc tài trợ điểm bán hàng cho dịch vụ thanh toán của Shopify là Shop Pay.
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 đã giúp PayPal được hưởng lợi khi người dùng tập trung nhiều vào hoạt động mua sắm trực tuyến. Vào năm ngoái, PayPal đã đọ sức với các công ty mua ngay trả sau đang phát triển thông qua dịch vụ “Pay in 4″. Việc mua lại Pinterest có thể đẩy công ty vào lĩnh vực thương mại xã hội, một không gian đang phát triển mà những gã khổng lồ công nghệ khác đang đầu tư.
Ví dụ, Facebook đã thúc đẩy rất nhiều vào việc làm cho Instagram có thể trở thành nền tảng mua sắm. Mùa hè năm ngoái, công ty bắt đầu thử nghiệm thẻ Shop chuyên dụng trên màn hình chính. Công ty cũng cho phép người dùng mua sắm thông qua các bài đăng Instagram thông thường, Live, Stories và nguồn cấp dữ liệu Explore của mình. Ngoài ra hãng cũng thử nghiệm mua sắm thông qua tính năng video dạng ngắn Reels.
ByteDance sẽ biến TikTok thành sàn thương mại điện tử?
ByteDance - công ty mẹ của TikTok đang có ý định tung ra một nền tảng mua sắm riêng để cạnh tranh với Amazon và AliExpress của tập đoàn Alibaba.
Theo Business Insider , dịch vụ này có thể được triển khai dưới dạng ứng dụng riêng biệt hoặc được tích hợp vào TikTok, hướng tới việc bán các sản phẩm từ Trung Quốc cho khách hàng nước ngoài.
Trên website riêng, ByteDance đang tuyển dụng hàng chục vị trí cho bộ phận thương mại điện tử. Tuy không tiết lộ cụ thể kế hoạch tương lai dành cho TikTok, công ty viết trong thông báo tuyển dụng rằng ứng dụng mạng xã hội video ngắn của mình là "nền tảng lý tưởng để cung cấp trải nghiệm thương mại điện tử mới mẻ và tốt hơn cho khách hàng".
TikTok có thể là một nền tảng thương mại điện tử đáng gờm
"Gã khổng lồ" internet Trung Quốc cũng ngầm ám chỉ sẽ giới thiệu một nền tảng tương tự AliExpress đến những người bán hàng độc lập. Nếu ứng tuyển vị trí quản trị viên làm việc tại Singapore, người này sẽ chịu trách nhiệm thiết lập "hệ thống theo dõi dữ liệu hàng hóa toàn cầu".
ByteDance bắt đầu đẩy mạnh chiến lược thương mại điện tử nội địa và ra mắt dịch vụ thanh toán di động vào đầu năm nay. Rui Ma - một chuyên gia công nghệ, người sáng lập podcast Tech Buzz China cho rằng ByteDance đang "khao khát" gia nhập thị trường thương mại điện tử, nhất là trong bối cảnh Amazon xóa hàng nghìn thương nhân Trung Quốc khỏi nền tảng vì họ lạm dụng các đánh giá giả mạo. Bị buộc rời khỏi Amazon, nhiều thương nhân Trung Quốc đang tìm cách khác để tiếp cận khách hàng nước ngoài, và ByteDance đang muốn lôi kéo những người này.
TikTok hợp tác với Shopify
Các trang thương mại điện tử và nhà máy cỡ nhỏ ở Trung Quốc đã chớp thời cơ dùng TikTok để tiếp cận khách hàng Bắc Mỹ và châu Âu. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đưa ngành công nghiệp mua sắm trực tuyến ra quốc tế, mở thêm các "khu thương mại xuyên biên giới" với mức thuế xuất khẩu và các loại chi phí khác thấp hơn bình thường. Rui Ma nhận định giao thương xuyên biên giới đang là xu hướng nóng nhất hiện nay ở Trung Quốc.
Juozas Kaziukėnas - người sáng lập công ty Marketplace Pulse cho rằng nhờ có TikTok, dịch vụ của ByteDance sẽ rất khác biệt so với các đối thủ như Amazon, AliExpress. Công ty đã bắt đầu triển khai tính năng kinh doanh trên TikTok, tích hợp thêm Shopify - giải pháp thương mại điện tử cho các doanh nghiệp.
Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ từng chỉ ra người Mỹ dần quen với việc trực tiếp đặt hàng từ các công ty nước ngoài thay vì phụ thuộc vào các nhà bán lẻ trong nước, nên chiến lược của ByteDance xem chừng rất khả quan.
TikTok thử nghiệm tab mua sắm với Shopify TikTok tiếp tục thử nghiệm các tính năng mua sắm của mình, lần này là với những người bán được chọn lọc từ Shopify. TikTok thúc đẩy mảng mua sắm với Shopify Theo The Verge, TikTok vừa thông báo họ đang thử nghiệm tính năng mua sắm mới trong ứng dụng như một phần của quan hệ đối tác liên tục với Shopify....