Patchwork – Sắc màu lạc quan
Không phải là những mảng màu rực rỡ gây ấn tượng ngay lập tức như color block, patchwork mang đến cảm hứng retro và sự kết hợp tinh tế từ những mảng màu, họa tiết khác nhau, tạo nên một tổng thể hài hòa, đẹp mắt và cuốn hút.
Phong cách thời trang… chắp vá
Bản thân chữ patchwork đã mang nghĩa chắp vá và phong cách thời trang này được hiểu theo đúng nghĩa đen của nó. Tất nhiên đo không phải la nhưng mâu quân ao vá chằng vá đụp theo kiểu tùy tiện mà được tính toán cẩn thận sao cho vừa bền, vừa có tính thẩm mỹ. Nhắc đến đây hẳn bạn sẽ nhớ đến những chiếc chăn nối từ nhiều mảnh vải vụn nho nhỏ khác nhau được các bà nội trợ lam ra. Đó cũng chính là khởi nguồn của patchwork tại châu Âu vào thời điểm Thế chiến thứ hai bùng nổ. Khi đo, những mảnh vải vụn được các bà nội trợ khéo léo khâu lại thành chăn, bên trong nhét các sợi vải vụn, đê giữ ấm trong mùa đông. Đây cũng là thời điểm patchwork thịnh hành trong đời sống.
Xa hơn, patchwork ra đời từ chính nhu cầu thực tế của người dùng. Khi một bộ trang phục chẳng may sờn, rách vì thời gian hoặc vì một sự cố nào đó, người ta sẽ tìm cách vá chúng để tiếp tục sử dụng. Không tìm được tấm vải cùng chất liệu hay màu sắc như trang phục gốc, giải pháp đầy sáng tạo ra đời: đắp một miếng vải khác lên chỗ sờn, rách sao cho đẹp mắt. Có người cắt mảnh khâu thành hình nghệ thuật, cũng có người chọn thêu tay thành một họa tiết trang trí mới. Đỉnh cao của patchwork phải kể đến nghệ thuật thêu tay Sashiko trên chiếc áo haori của nông dân Nhật Bản với những đường may đều đặn, tỉ mỉ và cân bằng.
Patchwork trở thành một thời trang tư những năm 1960, 1970. Thời điểm các ngành công nghiệp bùng phát, những kẻ “nổi loạn” lại muốn chối bỏ sức mạnh của máy móc, của sản xuất hàng loạt, tìm về những món đồ thủ công. Việc may tay, chắp vá thêm một mảnh vải vào trang phục thường ngày như quần jeans hay áo khoác khá đơn giản nhưng lai tạo ra dấu ấn riêng nên rất được ưa chuộng.
Vào thập niên 1970, cả thế giới đổ dồn sự chú ý về châu Á. Phong trào phản chiến bùng lên mạnh mẽ cùng với những cuộc tìm về thế giới tâm linh ở phương Đông huyền bí. Trên con đường ấy, người phương Tây tìm thấy những thước vải đầy sắc màu với kỹ thuật nhuộm, hoa văn độc đáo từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ấn Độ. Những thước ren, những họa tiết vải phóng khoáng, dễ chịu và đậm dấu ấn văn hóa của những vùng đất này làm say mê bất kỳ ai yêu thời trang. Chúng nhanh chóng được “mix-match” tạo nên những tổng thể vừa đẹp vừa lạ mắt, hòa quyện nhiều loại vải vóc, văn hóa khác nhau. Từ thập niên 1990 đến nay, patchwork ngoài ý nghĩa ban đầu, mang đến sự tươi vui, tinh nghịch và đầy sáng tạo trong hoàn cảnh túng thiếu, còn mang hàm ý ủng hộ cộng đồng LGBT, bởi sắc màu đa dạng của nó.
Video đang HOT
Yêu đời và lạc quan
Tạm biệt những bảng màu đơn sắc, tẻ nhạt với tông trắng đen cơ bản, patchwork mở ra một thế giới đầy màu sắc cho các sàn diễn thời trang, từ quần áo đến túi xách. Dolce & Gabbana, Gucci, Versace, hay Zimmermann đều bị những mảnh patch cuốn hút. Trên bất kỳ chất liệu hay họa tiết nào, patchwork cũng đều có thể khiến người chiêm ngưỡng rung động. Nêu những miếng patch nhỏ tạo ấn tượng thì những miếng patch lớn là một bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc.
Nói như vậy không có nghĩa là patchwork được thực hiện một cách tùy tiện. Bạn có thể đính một mảnh patch lên phân tay ao, túi, nón… tạo điểm nhấn nhưng để tạo ra một tổng thể hài hòa, các nhà mốt đều cực kỳ tuân thủ quy tắc bánh xe màu sắc. Do đó, người chuộng phong cách ấn tượng với những mảng patchwork lớn cần chú ý tối đa sự tinh giản. Chỉ nên chọn một phần trang phục thuộc phong cách này. Những món khác đi kèm nên tối giản nhất có thể, từ màu sắc đến họa tiết nếu bạn không muốn mang đến cảm giác nặng nề, rối rắm, thậm chí… thô kệch.
Việc diện tron bô patchwork chỉ diễn ra trên sàn catwalk hoặc thảm đỏ để gây ấn tượng. Còn trong đời sống hằng ngày, ban hãy chọn trang phục có hoa tiết hoặc phụ kiện đi kèm trùng với tông màu/họa tiết của mảnh patch.
Mùa xuân – hè 2021, viêc patchwork thay color block bùng nổ mạnh mẽ có lẽ là thông điệp lạc quan và lơi động viên từ các nhà mốt gửi đến thế giới trong bối cảnh dịch bệnh. Loài người đã đi qua những giai đoạn khủng hoảng, cùng cực nhất trong thế giới vật chất và tinh thần, chỉ cần nắm tay nhau, cây sẽ lại nở hoa, cỏ sẽ tươi tốt như những mảnh patch rưc rơ luôn tran đầy sức sống va niêm vui.
Top 10 địa điểm hút khách nước ngoài ở TP.HCM
Dựa trên đánh giá của độc giả quốc tế khi tới Việt Nam, trang du lịch Touropia giới thiệu 10 điểm đến hút khách nước ngoài ở TP.HCM.
Chợ Bình Tây là nơi cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng, bao gồm sản phẩm tươi sống và đồ thủ công địa phương. Nơi đây nằm trong khu phố Tàu của TP.HCM với hàng trăm gian hàng. Du khách đến chợ Bình Tây vào sáng sớm có cơ hội thưởng thức các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nếm thử nhiều món ngon.
Nhà hát Thành phốđược hoàn thành vào năm 1897, thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Ferret Eugene. Bất kỳ ai muốn xem nội thất của công trình tuyệt đẹp này có thể kết hợp khám phá khi xem biểu diễn tại nhà hát.
Chùa Ngọc Hoànghay chùa Rùa được xây dựng vào năm 1909 bởi cộng đồng người Quảng Đông ở Việt Nam. Khuôn viên ngôi chùa nổi bật với ao nước nuôi rùa. Nơi đây được giới thiệu là một trong những địa điểm thú vị nhất của thành phố. Ngôi chùa nhỏ này thường nhộn nhịp khách và không khí tràn ngập hương thơm.
Khi dự án BitexcoFinancial cao 68 tầng, 262 m được hoàn thành vào năm 2010, công trình này trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam tại thời điểm đó. Nằm trên tầng 49 của tòa nhà, Sky Deck là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Tại đây, du khách có thể thưởng ngoạn tầm nhìn 360 độ tuyệt vời ra thành phố và sông Sài Gòn. Tháp Bitexco có 2 nhà hàng trên tầng 50 và 51 cũng cung cấp tầm nhìn đẹp.
Đối với những người đang tìm kiếm trải nghiệm mua sắm và ăn uống tốt nhất ở TP.HCM,đường Đồng Khơỉlà nơi lý tưởng để đến. Con phố này là nơi tọa lạc của những tòa nhà có kiến trúc kiểu Pháp sang trọng, các cửa hàng, khách sạn cao cấp, quán cà phê xinh xắn. Một số công trình kiến trúc nổi tiếng trên con đường này là Nhà hát Lớn, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn và Nhà thờ Đức Bà.
Chợ Bến Thànhcó nhiều gian hàng để du khách có thể mua đồ lưu niệm giá rẻ và đồ thủ công mỹ nghệ. Khu chợ nhộn nhịp này không chỉ dành cho khách du lịch mà còn là nơi người dân địa phương mua sắm. Chợ Bến Thành được xây dựng vào năm 1870 cũng là một nơi hấp dẫn để thưởng thức các món ăn đường phố Việt Nam.
Bưu điện Trung tâmlà một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất của TP.HCM. Nơi đây được xây dựng từ năm 1886. Tòa nhà gây ấn tượng bởi trần hình vòm cao, sàn lát gạch đẹp và các bốt điện thoại kiểu cũ. Ngoài ra, các cửa hàng ở đây là nơi du khách có thể mua bưu thiếp và đồ lưu niệm khác.
Nhà thờ Đức Bànằm ở quận 1 được cho là địa danh nổi tiếng bậc nhất của TP.HCM. Công trình này xây dựng từ năm 1863 đến năm 1880 hoàn toàn bằng gạch đỏ nhập từ Pháp. Vào năm 1962, nhà thờ được nâng lên thành vương cung thánh đường.
Dinh Độc Lậphay dinh Thống Nhất là địa danh lịch sử, được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Tới đây, du khách có thể chiêm ngưỡng xe tăng, trực thăng, các phòng được xây dựng theo phong cách cuối những năm 1960, 1970. Ngoài ra, nhiều điểm tham quan thú vị trong tòa nhà 5 tầng này có thể kể đến như tầng hầm boongke hay trung tâm viễn thông...
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranhmở cửa vào khoảng năm 1975. Hầu hết hiện vật trong bảo tàng này đều liên quan đến chiến tranh. Bên ngoài trưng bày các xe bọc thép, pháo và vũ khí bộ binh.
Bán hàng online dịp Tết: Cô sinh viên năm cuối "chân ướt chân ráo" chỉ với đam mê nhưng nhờ ý tưởng độc đáo mà thắng đậm Bán hàng online dịp Tết muôn hình vạn trạng, chỉ cần bạn có niềm đam mê, ý tưởng độc đáo đánh trúng tâm lý khách hàng là thắng đậm. Như trường hợp của cô sinh viên năm cuối khoa Luật này chẳng hạn. Bạn Bùi Thảo Trang hiện đang là sinh viên năm cuối của Khoa Luật, trường Đại học Mở Hà Nội....