PAS chuẩn bị lên sàn UPCom với giá khởi điểm 12.000 đồng/cp
Trong năm 2019, PAS đạt doanh thu 1.116 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận giảm 94% xuống còn 1,47 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2020, kết quả kinh doanh PAS được cải thiện với lợi nhuận sau thuế 3,25 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận doanh thu tài chính 4,67 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), cổ phiếu PAS của CTCP Quốc tế Phương Anh sẽ chính thức giao dịch trên sàn UPCom từ ngày 21/9/2020 với giá 12.000 đồng/cp.
Vốn điều lệ PAS hiện đạt 255 tỷ đồng, tương đương 25,5 triệu cổ phiếu giao dịch. Tính theo mức giá chào sàn, vốn hóa thị trường của PAS đạt 306 tỷ đồng.
PAS được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Công ty Inox Thành Nam và Công ty Thép Sài Gòn. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, buôn bán các loại sắt thép, thép không gỉ, kim loại màu, thép đặc chủng. Ngoài ra, PAS còn tham gia vào lĩnh vực bất động sản, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty cũng như cho từng cổ đông.
Doanh thu từ thị trường trong nước chiếm khoảng 80% tổng doanh thu công ty. Mặt hàng PAS phân phối là các sản phẩm Thép mạ kẽm SGCC, Thép cán nguội SPCC, Thép cán nguội SPHC, Tôn mạ màu…được nhập từ các nhà sản xuất uy tín từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…, và mua nguyên vật liệu từ một số nhà sản xuất lớn trong nước.
Ngoài phân phối trong nước, Công ty xuất khẩu một số sản phẩm Inox tới các nước Ấn Độ, Ukrainie, Nga, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, UAE, Đức, Anh,…Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu này chiếm khoảng 10% trong doanh thu bán hàng.
Video đang HOT
Để gia tăng giá trị sản phẩm, phục vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trung tâm cắt xẻ kim loại có tổng số vốn đầu tư gần 10 triệu USD, diện tích gần 23.000 m2 với công suất cắt xẻ khoảng 90.000 tấn/năm.
Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống, PAS cũng tham gia đầu tư BĐS. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động này, PAS chủ trương lựa chọn các BĐS có quy mô nhỏ, vị trí địa lý thuân lợi, thanh khoản cao. PAS hiện đang nắm giữ 2 mảnh đất tại khu Sơn Trà, Điện Ngọc (Đà Nẵng) với tổng diện tích hơn 3.000 m2 với giá trị sổ sách ghi nhận khoảng hơn 56 tỷ đồng.
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) lỗ ròng bán niên hơn 4.257 tỷ đồng
Công ty cổ phần lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR) lỗ sau thuế nửa đầu năm hơn 4.257 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 700 tỷ đồng.
Lý giải về khoản lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng nói trên, ban lãnh đạo lọc hoá dầu Bình Sơn nhắc đến tác động từ giá dầu giảm kỷ lục.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, giá dầu thô ở mức cao nhất của cả năm với mức tăng bình quân từ 59,5 USD/thùng (tháng 01) lên 71,3 USD/thùng (tháng 04) và sau đó giá giảm còn 64,1 USD (tháng 06).
Nhưng, trong nửa đầu năm 2020 từ mức 63,5 USD (bình quân trong tháng 1) xuống 18,5 USD một thùng (vào tháng 4).
Chênh lệch giữa giá dầu thô và các sản phẩm chính như A92, A95, Jet A1, DO thu hẹp nhiều so với cùng kỳ năm trước, một số thời điểm giá bán còn thấp hơn giá dầu thô nên kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng.
Vì đặc thù sản xuất liên tục nên nhà máy phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến từ dầu thô ra thành phẩm. Điều này dẫn đến giá vốn bị ảnh hưởng khi giá nguyên liệu tồn kho cao hơn thị trường.
Ngoài ảnh hưởng bởi giá dầu thô và sản phẩm thì dịch bệnh, lệnh giãn cách xã hội cũng khiến nhu cầu sản phẩm lọc hoá dầu giảm mạnh.
Doanh nghiệp này phải áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp như hỗ trợ khách giải phóng hàng tồn kho, điều chỉnh công suất và chế độ vận hành theo nhu cầu thị trường, cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,...Từ đó, tình hình kinh doanh nhờ đó khởi sắc dần từ tháng 6 với khoản lãi trong tháng này hơn 1.400 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2020, doanh thu của lọc hoá dầu Bình Sơn giảm gần 39% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 31.720 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu từ các sản phẩm lọc hoá dầu chiếm phần lớn trong số này và phần còn lại, chưa đến 1% từ nhiên liệu, sản xuất bao bì cùng thương mại dịch vụ.
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của lọc hoá dầu Bình Sơn giữa nửa đầu năm 2020 và so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến cuối kỳ, nguồn vốn của công ty giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, (còn hơn 48.000 tỷ đồng). Trong đó, hơn 18.400 tỷ đồng hình thành từ các khoản nợ.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất của lọc hoá dầu Bình Sơn là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khi miền Trung (BSR BF) do doanh nghiệp này nắm 65,54% vốn góp. BSR BF lỗ luỹ kế khoảng 1.085 tỷ đồng (tính đến 30/06/2020) và thiếu hụt vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Cùng với đó, nhà máy nhiên liêu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất do BSR BF vận hành từ 2014 đang tạm dừng sản xuất, trong khi khả năng hoạt động tiếp phục vụ vào việc tái khởi động nhà máy cũng như hỗ trợ tài chính từ các cổ đông.
Lọc hoá dầu Bình Sơn trước đây là công ty TNHH MTV lọc hoá dầu Bình Sơn- công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 06/2008.
Doanh nghiệp này chuyển mô hình thành công ty cổ phần từ cuối năm 2017 và bán cổ phần lần đầu ra công chúng ngay đầu năm 2018, sau đó niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã BSR cùng ngày giao dịch đầu tiên là 01/03/2018.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam sở hữu 92,1% vốn tại lọc hoá dầu Bình Sơn với giá trị tương đương 28.563 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 06/2020.
Viettel Post chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Ngày 26/8, Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã chứng khoán: VTP) sẽ chốt danh sách cổ cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu năm 2019. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt được Viettel Post thực hiện với tỷ lệ 15%/cổ phiếu, tương đương 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Thời gian...