Parkinson thay đổi cuộc đời nữ y tá
Cánh tay phải của Clare run rẩy không thể làm việc và chăm sóc đứa con hai tuổi, nhiều người nghĩ rằng cô hoảng sợ, thực chất cô mắc bệnh Parkinson.
“Đã 12 năm kể từ ngày phát hiện bệnh, đây là một hành trình khó khăn nhất, nhưng thật may tôi không phải đi một mình”, Clare Lindley, một nữ y tá tại Anh, bắt đầu có biểu hiện của bệnh Parkinson khi mới 30 tuổi, tâm sự.
Ban đầu cánh tay phải của Clare run rẩy. Sau đó cô cảm thấy mất trọng tâm, khó khăn khi đi lại.
Clare đến gặp bác sĩ thần kinh, được cho dùng thuốc và theo dõi. Cô an tâm hơn khi triệu chứng đã giảm. Thế nhưng, khi tái khám, bác sĩ khẳng định cô mắc bệnh Parkinson.
Căn bệnh thường xảy ra khi tế bào não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến đi lại khó khăn, chân tay run cứng.
Cô không dám tin, rồi dần chấp nhận bệnh. Clare chỉ nói với gia đình và bạn bè thân thiết., vẫn tiếp tục công việc y tá bởi nó cho cô mục tiêu và sự tập trung. Thế nhưng thay đổi ca làm việc đã ảnh hưởng đến giờ uống thuốc của Clare. Đấy là yếu tố đầu tiên khiến cô khó kiểm soát bệnh Parkinson.
Clare lo lắng trao đổi với người quản lý, sợ bị đánh giá khi yêu cầu giúp đỡ. Cô mong muốn tiếp tục duy trì công việc và cuộc sống của một người vợ, người mẹ bình thường.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi, khi cô bắt gặp tuyển dụng y tá chăm sóc bệnh nhân Parkinson năm 2019. Công việc đòi hỏi chuyên môn cùng sự đồng cảm khi sống cùng người bệnh Parkinson. Gia đình và bạn bè đã động viên cô ứng tuyển. Đây cũng là nơi Clare chăm chỉ làm việc và có thể kiểm soát bệnh Parkinson, đáp ứng mọi mong mỏi của cô.
Video đang HOT
Clare, nữ y tá Anh mắc Parkinson từ khi 30 tuổi, cảm thấy may mắn khi mang những điều tốt đẹp đến với những bệnh nhân Parkinson. Ảnh: Huffingtonpost
Clare vô cùng tự hào và vinh hạnh khi được là thành viên trong nhóm hỗ trợ những người mắc bệnh Parkinson. Cô trân trọng thời gian bên cạnh bệnh nhân, hướng dẫn và hỗ trợ với tư cách chuyên môn, chứ không phải người bệnh. Clare không bao giờ đánh giá quyết định của bệnh nhân, bởi Parkinson đã dạy cô một điều quý giá rằng mỗi người đều có suy nghĩ riêng, xét cả về mặt cả nhân và chuyên môn. Clare tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của người bệnh. Cô thấu hiểu những lo lắng và sẵn sàng chia sẻ điều đó.
Mọi người thường ngạc nhiên và nghĩ Clare quá trẻ để mắc Parkinson. Thế nhưng, sự thật là bất kỳ ai cũng có thể mắc Parkinson, cả người trẻ hay già.
Mong muốn thay đổi cách nhìn của mọi người về bệnh Parkinson, Clare thành lập nhóm người mắc Parkinson trong độ tuổi lao động tại Sheffield và Humber. Trước đại dịch Covid-19, cô và mọi người gặp gỡ, ăn pizza và tâm sự hàng giờ về các điểm chung. Clare cho rằng “nâng cao nhận thức vô cùng quan trọng và sẽ thay đổi chỉ khi tất cả chúng ta cùng hành động”.
Hiện tại, tay phải của Clare vẫn còn run nhẹ và gặp chút khó khăn khi đi bộ. Thi thoảng, chứng loạn trương lực cơ diễn ra, các cơ chân căng và ngắn lại, khiến ngón chân cứng, đau và cong lên.
“Tôi không sử dụng thuốc thần kỳ nào, nhưng tôi có cách nhìn tích cực và những con người tuyệt vời xung quanh đã giúp đỡ tôi vượt qua thời kỳ khó khăn”, Clare chia sẻ.
Clare hạnh phúc khi làm được nhiều điều kể từ khi mắc bệnh, tiếp tục sống và không lo âu những điều có thể xảy ra. Clare quan niệm sống theo cách tốt nhất mà bản thân có thể mới là điều quan trọng. Cô cảm thấy mình may mắn khi tiếp tục mang những điều tốt đẹp đến với những bệnh nhân trên hành trình Parkinson.
Mắc bệnh lạ khiến gương mặt biến dạng, người phụ nữ chấp nhận trở thành trò cười cho thiên hạ để kiếm tiền nuôi con
Mặc dù sở hữu khuôn mặt khác thường nhưng người phụ nữ này đã vượt qua nghịch cảnh để có thể nuôi dưỡng các con nên người.
Mẹ chính là người sẵn sàng làm mọi thứ cho con cái của mình, và câu chuyện về Mary Ann Webster chính là một trong những ví dụ điển hình về điều này. Mary Ann Webster đã không hề lo sợ việc trở thành đối tượng bị chế giễu, trêu chọc, lăng mạ vì là người phụ nữ xấu xí nhất thế giới. Tất cả chỉ vì mục đích muốn các con được ăn no mỗi ngày!
Thuở thiếu thời, Mary có cuộc sống khá bình thường. Cô sinh ra ở London trong một gia đình đông con và khá nghèo khó. Cô buộc phải làm việc từ rất sớm. Sau này, cô trở thành một y tá làm việc trong bệnh viện. Thực tế, Mary là một người phụ nữ hấp dẫn, xinh đẹp. Cô luôn mong ước có thể xây dựng cho mình một tổ ấm riêng. Và ước mơ của cô đã thành hiện thực: Năm 29 tuổi, cô kết hôn với Thomas Bevan và sinh được 4 người con.
Sau khi hạ sinh người con thứ 4, cô bắt đầu gặp một vài vấn đề về sức khỏe. Cô thường xuyên bị đau nửa đầu và đau cơ bắp. Các bác sĩ thậm chí không thể biết được chuyện gì đang xảy ra vì cô chỉ đến bệnh viện khám qua loa. Mary không có nhiều thời gian quan tâm đến sức khỏe của chính mình vì bận chăm sóc gia đình.
Đáng buồn thay, Mary tiếp tục phải chịu một triệu chứng khác, nghiêm trọng và kì lạ hơn. Khuôn mặt của cô dần thay đổi và biến dạng. Hóa ra, Mary đã mắc bệnh acromegaly, đây là một loại hội chứng rối loạn thần kinh nội tiết khiến hormone trong cơ thể tăng trưởng không kiểm soát. Bệnh thường khiến xương, các mô mềm và cơ quan nội tạng phình ra. Bệnh thường đi kèm với chứng đau đầu và đau cơ. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh acromegaly do một khối u lành tính gây ra, còn được gọi là u tuyến yên.
Ngày nay, các bác sĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, Mary đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Mỗi ngày, cô nhìn thấy nét thanh xuân đẹp đẽ của mình mờ dần đi qua gương. Cuối cùng, chỉ còn lại là một khuôn mặt xấu xí hao hao giống phụ nữ.
Chồng cô, ông Bevan luôn động viên, ủng hộ và sát cánh bên Mary. Thế nhưng, định mệnh đã sắp đặt cho Bevan số phận riêng. Sau khi kết hôn 11 năm, Bevan đột ngột qua đời, Mary trở thành góa phụ với 4 người con và lâm vào cảnh nghèo đói.
Sau khi chồng qua đời, Mary chấp nhận bất kì công việc nào mà cô có thể kiếm ra tiền để nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, vì vẻ ngoài biến dạng của mình nên Mary gặp khá nhiều khó khăn khi tìm việc. Mọi người trên phố thậm chí còn ghẻ lạnh, xúc phạm, xua đuổi Mary khiến cho mỗi ngày ra ngoài trở thành một thử thách với cô.
Cho đến một ngày, Mary phát hiện ra một cuộc thi có tên là "Người phụ nữ xấu nhất thế giới". Mary đánh liều tham gia cuộc thi này vì giải thưởng là một khoản tiền cực kì lớn. Vượt qua các vòng thi, cô giành chiến thắng. Thế nhưng số phận cô trở nên oái oăm hơn khi các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu viết những lời lẽ khó chịu, miêu tả trần tục như khoét sâu vào nỗi đau của Mary.
Mặc dù vậy, Mary cũng cảm thấy khá ổn vì thu nhập của mình đã đủ để nuôi dưỡng đàn con nhỏ.
Năm 1920, Mary được mời đến Mỹ và xuất hiện trong chương trình Coney Island's Dreamland. Tại chương trình, cô phải mặc một số bộ trang phục để làm nổi bật sự thiếu hấp dẫn và nam tính của mình.
Cũng có những người khác có đặc điểm khác thường xuất hiện trong chương trình này: một người phụ nữ có râu, người lùn, cặp song sinh... Thay vì dành cho họ sự cảm thông và yêu thương, đám đông bên dưới đến xem để thỏa mãn tính hiếu kì và cười cợt trước sự khác thường của họ.
Tại thời điểm ấy, khán giả thực sự thích xem những chương trình như vậy và Mary trở thành một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất trong nhóm của mình. Mặc dù phải chịu những lời lẽ và ánh nhìn chế giễu, nhưng Mary đã vượt qua tất cả vì lợi ích của các con mình.
Ngoài việc chăm sóc con cái, Mary dành phần lớn thời gian của mình trong rạp xiếc. Năm 1925, cô có cơ hội trở lại Châu Âu và đến Paris tham gia một triển lãm.
Mayy chụp ảnh cùng các con mình
Thật không may, hầu hết những người bị bệnh này có tuổi thọ không dài. Mary qua đời vào năm 1933, hưởng thọ 59 tuổi. Trước khi chết, tâm nguyện sau cùng của cô là muốn được chôn cất ở Anh.
Số phận khó khăn này của một người mẹ chứng tỏ rằng bất cứ ai đủ can đảm cũng đều có thể vượt lên nghịch cảnh. Tất nhiên, có thể nói rằng Mary không có nhiều sự lựa chọn và đây có lẽ là cơ hội duy nhất của cô. Nhưng cô không hề lo sợ mà đã biến căn bệnh của mình thành một nguồn thu nhập ổn định.
Y tá mùa dịch: 'Tôi thấy mình như siêu anh hùng cứu thế giới' Trong thời điểm này, dù làm việc ở những quốc gia khác nhau, hầu hết y tá đều sẵn sàng hy sinh bản thân để chống dịch, bảo đảm an toàn cho xã hội. Trong thời điểm hơn 4 triệu người dương tính Covid-19 trên toàn cầu, ngành y tá điều dưỡng chưa bao giờ quan trọng hơn đến vậy. Bức ảnh nữ...