Paris bị khủng bố, Tổng thống Mỹ Obama hứng chỉ trích
Các ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa đã quy trách nhiệm cho Tống thống Obama và cựu ngoại trưởng Clinton về thất bại trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố, theo AP.
Bà Hillary Clinton và ông Barack Obama là trung tâm chỉ trích của các ứng viên đảng Cộng hòa sau vụ khủng bố ở Paris – Ảnh: Reuters
Cuộc khủng bố tại Paris vào tối 13.11 qua khiến cả thế giới chấn động. Và trong diễn biến khác, nó trở thành một tiêu điểm của cuộc… bầu cử tổng thống Mỹ.
Bà Carly Fiorina, cựu tổng giám đốc tập đoàn HP, chỉ trích chính quyền Obama về chuyện “giết người, tình trạng lộn xộn, sự nguy hiểm, những bi kịch mà chúng ta thấy đang diễn ra ở Paris, ở Trung Đông, trên toàn thế giới và những diễn biến thường xuyên ở đất nước của chúng ta”, AP ngày 14.11 cho biết.
Tổng thống Obama, người gọi cuộc tấn công tại Paris là “tội ác chống lại nhân loại”, bị cho là người gián tiếp “tạo ra” tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sau những chính sách của ông ở Trung Đông. Đồng thời, bà Hillary Clinton vốn là Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009 – 2013, cũng bị quy trách nhiệm.
“Tôi bực mình với chuyện Barack Obama và Hillary Clinton tuyên bố chiến thắng ở Iraq năm 2011, từ bỏ hết những lợi ích khó khăn để giành lấy của chúng ta, dùng thủ đoạn chính trị và gạt bỏ mọi lời khuyên, từ đó để lại những lãnh thổ rộng lớn và quá nhiều vũ khí cho IS tha hồ sử dụng”, bà Florina nói trong Hội nghị thượng đỉnh Sunshire, một buổi họp của phe Cộng hòa ở bang Florida.
Trong khi đó tỉ phú Donald Trump, một ứng viên tranh cử khác của đảng Cộng hòa, cảnh báo cuộc tấn công tại Paris là tín hiệu không hay cho luật sử dụng súng hiện hành tại Mỹ.
Phát biểu tại Texas, ông Trump cho rằng việc bang này nới lỏng luật sử dụng súng sẽ dẫn tới chuyện người dân dễ mang súng công khai ở các nơi công cộng. Tỉ phú nổi tiếng cực đoan về vấn đề nhập cư này cũng nói rằng việc Mỹ chấp nhận người tị nạn Syria là chuyện “điên rồ”.
Video đang HOT
Lâu nay phe Cộng hòa luôn chỉ trích đảng Dân chủ về chính sách quốc phòng. Phía Cộng hòa giữ lập trường nên tăng cường quốc phòng, mạnh tay hơn nữa với chính sách Trung Đông nói chung và các cuộc chống khủng bố nói riêng.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Pháp sẽ xóa sổ IS để trả đũa vụ tấn công khủng bố Paris?
Pháp có đủ sức mạnh quân sự để trả đũa IS, tuy nhiên để tiêu diệt khủng bố toàn cầu, Paris cần một liên minh không chỉ trong và ngoài NATO mà cả kẻ thù truyền thống.
Pháp sẽ tìm kiếm liên minh để xóa sổ IS nhằm trả đũa vụ tấn công khủng bố Paris - Ảnh: Reuters
Tổng thống Pháp Francois Hollande gọi vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13.11 là "hành động tuyên chiến" được lên kế hoạch từ bên ngoài do lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự phong tiến hành.
Tổng thống Hollande tuyên bố sẽ trả đũa bọn khủng bố IS nhưng không cho biết sẽ thực hiện chiến dịch trả đũa như thế nào. "Khi bọn khủng bố tiến hành những hành động đó, bọn chúng ắt phải biết rằng đang đối mặt với một nước Pháp rất quyết liệt (sẽ đáp trả)", Tổng thổng Hollande phát biểu trên đài truyền hình. Liệu Pháp có thể và sẽ làm gì để trả đũa IS?
Sau vụ khủng bố khác hồi tháng 1.2015, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cũng đã tuyên chiến chống khủng bố, thánh chiến và chủ nghĩa cực đoạn. Tuy nhiên, cuộc tấn công hôm 13.11 được xem là cuộc chiến có mức độ cao hơn những gì mà ông Thủ tướng Valls tuyên bố.
Christopher Chivvis, trợ lý giám đốc tại Trung tâm chính sách quốc phòng và an ninh thế giới của Tập đoàn RAND, nhận định Pháp có đủ sức mạnh để trả đũa IS nhờ tiềm lực quân sự, không quân được trang bị hiện đại, đội đặc nhiệm tinh nhuệ và lực lượng hải quân và bộ binh được xem như tài sản quốc gia.
"Pháp là một trong những quốc gia hùng mạnh trên thế giới về quân sự, có thể tuyên chiến với khủng bố từ bên ngoài", ông Chivvis nhận xét, theo CNN hôm 15.11. Tuy nhiên, theo David Schanzer, Giám đốc Trung tâm về an ninh quốc gia và khủng bố của trường đại học Duke, Pháp không thể và không nên hành động đơn độc, thay vào đó Paris cần lập một liên minh quốc tế để tiêu diệt IS không chỉ ở Syria, Iraq mà toàn cầu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande: sẽ trả đũa IS về vụ tấn công khủng bố ở Paris - Ảnh: Reuters
Pháp đang thực hiện chiến dịch không kích ở Syria nhằm vào IS và vì lý do này Paris trở thành mục tiêu khủng bố của IS qua các vụ tấn công vào đêm 13.11. Trong quá khứ, Pháp từng tổ chức chiến dịch nhắm vào lực lượng Hồi giáo cực đoan như ở Mali, một thuộc địa của Pháp cho đến năm 1960.
"Hậu phương" vững chắc
James Stavridis, cựu tư lệnh tối cao quân đội đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho rằng Pháp hoàn toàn có thể dựa vào NATO để hình thành một liên quân, xóa sổ IS trên bản đồ thế giới.
"Paris có thể sử dụng quyền của mình, kêu gọi NATO giúp đỡ và đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch trả đũa lực lượng khủng bố đã ra tay tấn công Pháp", ông Stavridis viết trên Foreign Policy hôm 15.11. Vụ tấn công khủng bố được xem là đẫm máu nhất ở nước Pháp, đã làm ít nhất 129 người thiệt mạng và 352 người bị thương.
Theo ông Stavridis, điều khoản thứ 5 của hiệp ước thành lập NATO nói rằng bất kỳ thành viên nào bị tấn công bằng quân sự thì khối NATO sẽ nhân danh nước thành viên tấn công trả đũa theo yêu cầu của nước thành viên. Điều khoản này đã từng Mỹ áp dụng đối với vụ tấn công khủng bố 11.9 vào tòa tháp đôi ở New York hồi năm 2001.
Liệu Pháp có là nước thứ 2 trong NATO sử dụng điều khoàn thứ 5? Theo ông Stavridis, điều này rất khả thi đối với Pháp. Paris có thể triệu tập đại sứ của 28 nước thành viên NATO để thông báo vụ tấn công, đồng thời kêu gọi liên minh trả đũa. Chắc chắn Paris sẽ nhận được sự ủng hộ của đồng minh NATO, đặc biệt là Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia đang không kích IS.
Quân đội NATO có thể giúp Pháp trả đũa IS - Ảnh minh họa: Reuters
NATO là một liên minh quân sự được xem là lớn nhất thế giới, có lực lượng hùng hậu với hơn 3 triệu quân có thể triển khai tham chiến (chưa tính quân dự bị), hơn 25.000 máy bay, 800 tàu chiến và 50 máy bay trinh sát và cảnh báo sớm tầm xa AWACS, theoForeign Policy.
Theo vị cựu tư lệnh tối cao quân đội đồng minh NATO, Pháp không chỉ huy động liên quân trong khối mà cả bên ngoài là những nước ở Trung Đông như Ả Rập Xê Út, Jordan và Qatar. Paris thậm chí có thể liên quân với cả kẻ thù truyền thống của NATO là Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14.11 sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Paris đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Pháp trong việc điều tra và đối phó với IS. Nga cũng là mục tiêu đe dọa tấn công khủng bố của IS khi Moscow tuyên chiến chống khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan toàn cầu và đã triển khai chiến dịch không kích chống IS ở Syria từ cuối tháng 9.2015.
Theo giới quan sát, khác với Mỹ, Pháp có "hậu phương" vũng mạnh để tổ chức chiến dịch trả đũa qui mô lớn và có thể xóa sổ hoàn toàn IS.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Một thai phụ bám cửa cố thoát khỏi cuộc 'tắm máu' ở Paris Một thai phụ cố gắng tháo chạy khỏi vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) đã bám vào một gờ cửa cao để cầu cứu sự giúp đỡ. Hình ảnh thai phụ được cứu - Ảnh chụp từ Mirror Theo tờ Mirror, người mẹ tương lai không xác định danh tính này là một trong hàng trăm người có mặt tại nhà...