Pape Omar – từ vụ bán độ chấn động châu Âu tới ngôi sao V.League
Hơn 10 năm sau bê bối bán độ chấn động bóng đá châu Âu, Pape Omar Faye giờ là ngoại binh hàng đầu V.League.
Vụ dàn xếp tỷ số tại châu Âu năm 2009 làm chấn động cả cựu lục địa. Được miêu tả là “bê bối lớn nhất lịch sử bóng đá châu Âu”, vụ việc liên quan tới 9 nền bóng đá lớn, hơn 200 trận đấu, vạch trần những thương vụ dàn xếp bẩn thỉu và đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp đỉnh cao của hàng trăm cầu thủ.
Chuỗi nhân quả của sự kiện tưởng như chẳng liên quan gì ấy sẽ mở đường một cầu thủ tới Việt Nam – người mà ngày nay đang trở thành một trong những ngoại binh hay nhất lịch sử V.League.
Omar từng là một ngôi sao tiềm năng ở châu Âu trước khi đánh mất tất cả vì dàn xếp tỷ số. Đồ họa: Minh Phúc.
Từ cầu thủ thi đấu ở Champions League
“Cậu ấy rất giỏi, nhưng không may, đó không phải người tốt”, Werner Gerber, HLV trưởng Vaduz năm 2008, nói về Omar sau khi vụ bán độ chấn động châu Âu được phanh phui.
Đến thời điểm ấy, chàng trai 22 tuổi vẫn là ngôi sao đang lên. Tương lai của anh lẽ ra sẽ thuộc về châu Âu, Europa hay Champions League.
Pape Omar Faye sinh ngày 1/1/1987 ở Senegal. Anh chơi bóng chuyên nghiệp từ năm 15 tuổi và nhanh chóng thể hiện được khả năng tại những CLB hàng đầu đất nước như AS Sucriere de La Reunion hay Cotonsport Garoua. 14 bàn sau 11 trận cho Garoua khi mới 17 tuổi giúp Omar thuyết phục được “gã khổng lồ” Thụy Sĩ Thun FC chiêu mộ mình.
Không hề bỡ ngỡ với trời Âu, Omar hòa nhập nhanh với giải vô địch quốc gia Thụy Sĩ, ghi 53 bàn sau 86 trận cho CLB trong 5 năm, ra mắt đội bóng ở Champions League và Europa League.
Đỉnh cao sự nghiệp của Omar đến vào ngày 14/9/2005 khi anh được vào sân ít phút trong trận gặp Arsenal lừng danh ở vòng bảng Champions League 2005/06.
Dù Thun bất ngờ sa sút và phải xuống chơi ở hạng Hai Thụy Sĩ, Omar vẫn là ngôi sao lớn của đội bóng. Anh ghi 16 bàn sau 2 mùa, đưa CLB trở lại hạng đấu cao nhất Thụy Sĩ sau mùa giải 2009/10.
Năm ấy, Omar mới 23 tuổi, và châu Âu vẫn là tương lai tươi sáng trong tầm tay.
Video đang HOT
Omar (trái) ngày còn trẻ trong màu áo Thun. Ảnh: Getty.
“Tôi được nói mọi thứ sẽ ổn thôi”
Một đêm tháng 5/2009, Omar cùng đồng đội tới quán bar xuống rượu sau một chiến thắng của Thun. Giữa tiếng nhạc êm dịu, đồ uống đắt tiền và làn khói thuốc trắng, một gã đàn ông tiến về phía anh. Hắn mới ngoài 20 tuổi nhưng ăn mặc sành điệu và có vẻ trải đời.
“Ở quầy bar, anh ta hỏi tôi có muốn kiếm chút tiền mà chẳng khó nhọc gì không. Tôi hỏi lại: Làm thế nào? Anh ta bảo những gì tôi cần làm chỉ là không thi đấu với 100% khả năng, chỉ cần là 85% khả năng, miễn là Thun FC thua trận. Nếu CLB thua, tôi sẽ nhận được một món tiền. Tôi chưa kịp trả lời thì anh ta bảo: Ai cũng thấy phong độ thấp của CLB. Vài cầu thủ khác đã đồng ý. Thế là tôi bắt tay với hắn. Trong thế giới của chúng tôi, đó là cách những vụ làm độ diễn ra”.
“Sau thỏa thuận, hắn bảo tôi sẽ không ai phải buồn vì việc này”, Omar kể lại nhiều năm sau ngày ấy.
Không ai phải buồn. Không làm hại ai đâu. Không ai phát hiện đâu. Hàng thập kỷ qua, những kẻ làm độ vẫn nói thế với các cầu thủ.
Người phát ngôn của Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) Peter Limacher miêu tả vụ việc năm 2009 là “bê bối dàn xếp tỷ số lớn nhất từng giáng vào bóng đá châu Âu”.
Hôm ấy là ngày 26/4/2009. Trận đấu kết thúc với tỷ số 1-5 cho nghiêng về phía Yverdon. Cuộc điều tra sau này tiết lộ cả nhóm cầu thủ Thun FC đã nhận 15.000 euro. Mức lương của Omar khi ấy là 4.500 franc Thụy Sĩ/tháng (khoảng 3.000 euro). Một cái giá quá đắt.
Tháng 11/2009, vụ việc vỡ lở. Thủ môn Sascha Stulz kể rằng anh “thường xuyên cảm thấy cô đơn trong khung thành” ở trận đấu đó. Chủ tịch Markus Stahli đau lòng thừa nhận: “Nhiều cầu thủ đã không chơi đúng với năng lực mà ta vẫn biết”.
Ngày 25/11, HLV Murat Yakin nói trên Bernerzeitung ông vẫn xem Omar như “một phần của gia đình” Thun. Lời an ủi ấy là không đủ. Tháng 5/2010, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) ra án phạt cấm thi đấu vô thời hạn với Omar trên phạm vi toàn cầu.
Pape Omar lẽ ra có thể trở thành Henri Camara hay Sadio Mane, hưng cuộc đời nào có chữ nếu.
Omar (cao nhất) tìm thấy cuộc đời mới ở Thanh Hóa. Ảnh: Minh Chiến.
Siêu sao V.League
Hơn 10 năm đã qua kể từ biến cố ấy, cuộc đời đã rộng rãi trao cho Omar “cơ hội thứ hai”. Thông qua những nhà môi giới, Omar chuyển tới Việt Nam, chơi cho Thanh Hóa, nơi cách Thụy Sĩ 15 giờ bay.
Bất chấp những lùm xùm mới, 5 mùa giải dưới màu áo Thanh Hóa và CLB Hà Nội đủ chứng minh tài năng của Omar. 5 mùa đã qua, anh chưa khi nào ghi ít hơn 10 bàn. Dù phải “gánh team” ở Thanh Hóa hay giữa bầu trời đầy sao của CLB Hà Nội, Omar vẫn là cầu thủ hay nhất. Mùa 2019, Omar giành Vua phá lưới với 15 bàn, ngang với Bruno Cantanhede của Viettel. Ở AFC Cup, anh có 8 bàn sau 14 trận.
Những phóng viên có mặt tại cuộc họp báo trước trận CLB Hà Nội – Yangon United ở vòng bảng hồi tháng 4/2019 chắc vẫn nhớ kỷ niệm này. Trước câu hỏi ai là cầu thủ hay nhất bên phía CLB Hà Nội, HLV Myo Min Tun của Yangon bất ngờ trả lời: “Tôi biết họ rất mạnh và có nhiều ngôi sao. Tuy nhiên, tôi chỉ biết số 20 từng chơi cho Thanh Hóa và năm nay đã chuyển sang Hà Nội. Đó là cầu thủ rất giỏi. Ngoài ra, hình như số 19 (Quang Hải) cũng là một tiền vệ tốt?”
Giữa tập thể CLB Hà Nội, Omar vẫn thể hiện đẳng cấp vượt trội. Ảnh: Minh Chiến.
Omar đã đón vợ con tới Việt Nam. 15 năm sau ngày ra sân ở Champions League, chàng trai trẻ năm nào nay đã là một người đàn ông. Anh bảo: “Những trải nghiệm ở Champions League và UEFA Cup là điều tuyệt vời với tôi. Khi tới Việt Nam, tôi quên hết quá khứ đi. Vì tôi muốn làm quen với bóng đá Việt Nam, muốn dành sự quan tâm cho bóng đá Việt Nam”.
32 tuổi, Omar vẫn đang là ngòi nổ nguy hiểm nhất của CLB Hà Nội. Tháng 2/2019, Omar đã trở lại Champions League một lần nữa trong trận đấu vòng loại với Bangkok United, dù chỉ là AFC chứ không phải UEFA (châu Á chứ không phải châu Âu).
Ở Việt Nam, anh không còn phải sợ hãi, không còn án phạt năm xưa lơ lửng trên đầu. Omar bảo anh sẽ đi học HLV bằng C và sau này muốn ở lại Việt Nam huấn luyện bóng đá.
Năm 2011, Omar thi đấu một mùa cho Thanh Hóa, ghi 15 bàn. Sau đó, CLB phát hiện cầu thủ này đang trong thời gian chịu án của FIFA và lập tức thanh lý hợp đồng.
Đến cuối năm 2014, sau nhiều nỗ lực đi lại giữa Senegal và Thụy Sĩ, án phạt được xóa bỏ để Omar có thể làm lại cuộc đời.
Samson: 'Văn Hậu không nên nghĩ tới chuyện quay lại Việt Nam'
Hoàng Vũ Samson khuyên Văn Hậu nên tiếp tục cố gắng để khẳng định mình tại châu Âu thay vì nản chí chỉ sau một mùa giải và nghĩ tới chuyện quay trở lại V.League chơi bóng.
Mùa giải 2019/20, Đoàn Văn Hậu dành phần lớn thời gian trên ghế dự bị và mới có vẻn vẹn 4 phút thi đấu cho đội một Heerenveen tại cúp quốc gia Hà Lan. Điều này khiến nhiều người lo ngại hậu vệ này sẽ đi theo vết xe đổ của Công Phượng, người cũng từng thất bại tại châu Âu và phải trở về Việt Nam thi đấu trong màu áo CLB TP.HCM.
Trả lời phóng viên Zing.vn, tiền đạo Hoàng Vũ Samson nhận định: "Thật khó so sánh bởi họ chơi ở 2 vị trí khác nhau. Phượng là tiền đạo, cậu ấy phải di chuyển, chạy chỗ, đi bóng và ghi bàn. Cậu ấy cần nhiều thời gian thi đấu, thích nghi và học chiến thuật. Với Hậu, mọi thứ bình thường hơn bởi cậu ấy là hậu vệ. Tôi cũng có thể thi đấu ở vị trí này. Tại châu Âu, chơi ở hàng tiền vệ và tiền đạo mới thực sự là vấn đề".
Samson đánh giá Văn Hậu đang phát triển tốt tại châu Âu, bất chấp việc thường xuyên phải ngồi dự bị suốt mùa giải này. Ảnh: SC Heerenveen.
"Hậu đang làm tốt, như cách cậu ấy đã làm tại CLB Hà Nội và đội tuyển Việt Nam. Điều cần làm lúc này là bình tĩnh chờ đợi. Đôi khi, họ không sử dụng cậu ấy do tính chất trận đấu. Khi họ cần, Hậu vào sân và sẽ có sự tự tin lớn. Tới lần thứ 2 ra sân, cậu ấy sẽ còn tự tin hơn nữa. Cậu ấy đang phát triển rất tốt tại châu Âu", Samson nhận định lạc quan về cơ hội của Văn Hậu tại Heerenveen.
Không chỉ lạc quan về cơ hội của người đồng đội cũ tại CLB Hà Nội, Samson thậm chí khẳng định nếu tiếp tục phát triển như hiện tại, Văn Hậu đủ khả năng chơi bóng tại những giải đấu lớn hơn như Anh, Đức hay Tây Ban Nha.
"Nếu Hậu tiếp tục phát triển như này, tương lai của cậu ấy sẽ không chỉ dừng lại ở Hà Lan. Hậu còn rất trẻ. Hiện tại, cậu ấy đã có 50% sự tự tin tại châu Âu. Nếu Hậu tiếp tục chờ đợi và cố gắng ở những mùa giải tới, những đội bóng mạnh hơn sẽ tới và trao cho cậu ấy những bản hợp đồng lớn. Chẳng phải mọi người đều muốn điều này xảy ra hay sao?", tiền đạo của CLB Thanh Hóa chia sẻ.
"Đẳng cấp bóng đá của châu Âu cao hơn V.League rất nhiều, và tôi không nghĩ sẽ tốt nếu Hậu quay trở về V.League. Nếu tự tin, cậu ấy không nên tính tới chuyện trở lại Việt Nam chơi bóng", cầu thủ này khẳng định.
Không được thi đấu thường xuyên nhưng Văn Hậu vẫn cho thấy sự phát triển vượt bậc từ khi gia nhập CLB Heerenveen. Ảnh: SC Heerenveen.
Samson rõ ràng có lý do để đưa ra nhận định này, đặc biệt khi nhìn vào sự tiến bộ của Văn Hậu từ ngày gia nhập SC Heerenveen. Cầu thủ này to lớn, mạnh mẽ, khôn ngoan hơn và cho thấy trình độ ngày càng vượt trội so với mặt bằng chung của Đông Nam Á, mà màn trình diễn tại SEA Games 30 là ví dụ điển hình.
Trước khi gia nhập Heerenveen, Văn Hậu có 2 mùa giải là đồng đội của Samson trong màu áo CLB Hà Nội. Nửa sau mùa giải 2019, cả 2 cùng chia tay đội bóng thủ đô. Trong khi Văn Hậu gia nhập Heerenveen với bản hợp đồng cho mượn kéo dài 1 mùa giải thì Samson cũng sang khoác áo CLB Quảng Nam. Mùa giải 2020, cầu thủ gốc Nigeria chuyển tới thi đấu cho CLB Thanh Hóa.
Theo Zing.vn
Vì sao Bùi Tiến Dũng chạm đáy sự nghiệp ở tuổi 23? Những sai lầm liên tiếp, áp lực khủng khiếp từ dư luận cùng việc không được thi đấu thường xuyên đang từng ngày "giết chết" sự nghiệp của thủ môn Bùi Tiến Dũng. Trong nhóm 11 cầu thủ đá chính của U23 Việt Nam ở giải đấu tại Thường Châu (Trung Quốc), phần lớn đã thành danh, trở thành trụ cột tại CLB...