PAN Group sẽ dồn lực cho các thương vụ M&A
Không chỉ thực hiện mua bán và sáp nhập (M&A) ở cấp tập đoàn, thời gian tới hoạt động này diễn ra ngay cả tại các công ty thành viên của PAN trong chiến lược trở thành một tập đoàn lớn về nông nghiệp và thực phẩm.
Chiến lược M&A tại tập đoàn này thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư tại đại hội đồng cổ đông 2019 mới đây.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn PAN (PAN), công ty sẽ chú trọng việc tìm kiếm cơ hội tại các công ty thành viên để đi vào mọi phân khúc trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Hiện PAN đang sở hữu gần 20 công ty con, công ty liên kết là những doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn như BBC, NSC, FMC, ABT… Tuy nhiên, mọi hoạt động của PAN chủ yếu thông qua hai công ty con đại diện cho hai lĩnh vực là PAN Farm và PAN Food với 9 công ty trong mạng lưới.
Từ tháng 11/2018, PAN bắt đầu rót vốn vào công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFG) – một công ty nông dược có tuổi đời hơn 45 năm thông qua hình thức chào mua công khai. PAN đã mua hơn 6,23 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn VFG với giá bình quân 38.500 đồng/cổ phiếu.
Đầu năm 2019, PAN tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại VFG, tuy nhiên kế hoạch mua đến 51% không thành, PAN chỉ mua được 6,91 triệu cổ phần VFG trong 9,8 triệu cổ phiếu đăng ký chào mua, nâng tỷ lệ sở hữu tại VFG lên 41,88%.
Theo ông Hưng nguyên nhân do yếu tố thị trường hoặc mức giá chưa như kỳ vọng người bán. Việc đưa VFG thành công ty con của PAN phụ thuộc vào nhóm cổ đông ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (đang nắm 1,15 triệu cổ phần, tương đương 3,64% vốn VFG) có bán ra hay không.
Trong năm 2018, PAN cũng đã chào mua thành công và nâng tỷ lệ sở hữu lên 94,66% tại công ty giống cây trồng miền Nam (NSC), qua đó củng cố quy mô của NSC trên thị trường giống, vốn đang cạnh tranh với đối thủ đáng gờm trong ngành nông nghiệp như tập đoàn Lộc Trời.
Năm 2019, PAN đạt mục tiêu doanh thu hợp nhất 10.512 tỷ đồng, tăng 24%, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế hợp nhất 562 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với năm 2018.
Năm 2018, mảng thực phẩm có xu hướng gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu của PAN, với hơn 73%; trong khi nông nghiệp có xu hướng giảm từ 39% doanh thu năm 2017 xuống còn 27% năm 2018. Tuy nhiên về lợi nhuận, mảng nông nghiệp đóng góp lớn nhất với hơn 54.
Video đang HOT
Hiện nay PAN thông qua NSC đã đầu tư một nhà máy giống hiện đại ở Hà Nam. Việc sản xuất giống hoa, giống rau đang được xem xét. Hiện công ty này chỉ có hai loại giống gạo, ngô, còn thị trường giống rau, hoa, cây ăn quả thì công ty chưa làm được.
Vậy nên khi hợp nhất những công ty hàng đầu có nguồn lực, thị trường, việc phát triển sản phẩm organic tại các công ty thành viên mới là định hướng của tập đoàn.
Tính đến ngày 31/12/2018, PAN có lượng tiền và tương đương tiền dồi dào lên tới 2.543 tỷ đồng. Tập đoàn tiếp tục duy trì tình hình tài chính vững mạnh, đáp ứng tốt khả năng thanh khoản và nhu cầu hoạt động kinh doanh, chuẩn bị tốt nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư, M&A và các dự án trong tương lai.
Trong năm 2018, sau hàng loạt các thương vụ đầu tư, M&A cũng như tăng trưởng tài sản tại các công ty thành viên… tổng tài sản của PAN đạt 9.438 tỷ đồng, tăng 3.455 tỷ đồng tương đương 158% so với thời điểm đầu năm. Cơ cấu tài sản được duy trì hợp lý với tổng nợ phải trả 3.465 tỷ đồng, tương đương 37% tổng tài sản, trong đó nợ ngắn hạn là 1.778 tỷ đồng, nợ dài hạn 1.686 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 5.972 tỷ đồng, tương đương 63% tổng tài sản.
Anh Hoa
Theo baomoi.com
Sửa Điều lệ: GTN chặn cửa vào HĐQT của Vinamilk?
Ngay sau thông tin Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) muốn mua chi phối tại Công ty cổ phần GTNfoods (mã GTN), Hội đồng quản trị GTN đã ra ý kiến phản đối việc chào mua này. Những hành động tiếp theo đang cho thấy tình thế mới trong cuộc đua giữ vị thế kiểm soát tại GTN.
Bước đi bất ngờ của GTN
Ngày 12/3/2019, Hội đồng quản trị Vinamilk ra Nghị quyết về việc chào mua công khai gần 47% vốn điều lệ GTN, nâng sở hữu tại Công ty này lên mức 49% vốn điều lệ. Chỉ 10 ngày sau đó, GTN có thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản. Theo đó, cổ đông có tên trong danh sách tại ngày 8/4/2019 sẽ được quyền lấy ý kiến cổ đông. Nội dung cuộc họp không được công bố.
Mấy ngày sau đó, GTN xuất hiện thêm 2 cái tên cổ đông lớn (bên cạnh cổ đông lớn là CTCP Chứng khoán TP. HCM - HSC) là Công ty cổ phần ầu tư BZZ (nắm 7% vốn điều lệ) và ông Nghiêm Văn Tùng (nắm 5% vốn điều lệ). Nhưng, điểm bất ngờ nằm ở nội dung họp xin ý kiến ại hội đồng cổ đông bằng văn bản của GTN được công bố vào giữa tháng 4/2019, với nội dung: miễn nhiệm (theo đơn từ nhiệm) 2 thành viên Hội đồng quản trị, 1 thành viên Ban Kiểm soát và sửa điều lệ Công ty.
Trong tờ trình sửa iều lệ của GTN, có 35 điểm lớn và một số điểm nhỏ mang tính chất ngôn ngữ, nhưng tựu trung lại, có thể đưa thành 3 nhóm vấn đề lớn. Thứ nhất là sửa Quy chế về tỷ lệ biểu quyết thông qua các vấn đề của ại hội đồng cổ đông; thứ hai là thay đổi số lượng thành viên Hội đồng quản trị và thứ ba là thay đổi quyền, một số nghĩa vụ của Hội đồng quản trị.
Theo đó, iều lệ sửa đổi sẽ cho phép quy định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của ại hội đồng cổ đông đều có thể được lấy ý kiến bằng văn bản, với tỷ lệ thông qua là 51% số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty. Theo quy định, một số vấn đề lớn khi xin ý kiến tại cuộc họp ại hội đồng cổ đông họp trực tiếp chỉ được thông qua nếu có ít nhất 65% hoặc 75% số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự chấp thuận. Vấn đề thứ hai là giảm số lượng thành viên Hội đồng quản trị về 5 người, thay vì 7 người như hiện nay. Cùng với nội dung này, GTN có tờ trình miễn nhiệm 2 thành viên Hội đồng quản trị theo đơn từ nhiệm.
Nội dung thứ 3 là thay đổi một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng quản trị, theo hướng: kéo dài thời gian tổ chức họp ại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của các bên (trường hợp người triệu tập cuộc họp ại hội đồng cổ đông không phải là Hội đồng quản trị) lên 60 ngày thay vì 30 ngày. ồng thời, thẩm quyền quyết định các vấn đề giao dịch sẽ được đưa lên mức tối đa dưới 35% tài sản theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, thay vì mức 20% như cũ.
Vì sao GTN sửa iều lệ vào lúc này và thông qua lấy ý kiến bằng văn bản?
iểm thú vị nằm ở thời điểm GTN lấy ý kiến bằng văn bản là từ giữa tháng 4/2019 đến 17 giờ ngày 2/5/2019 - thời điểm mà GTN lẽ ra có thể chờ họp ại hội đồng cổ đông thường niên. Vậy vì sao không chờ họp ại hội đồng cổ đông thường niên để sửa, mà lại phải xin lấy ý kiến bằng văn bản? ây là sự bất ngờ của thương vụ.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, thay đổi iều lệ chỉ được thông qua khi có ít nhất 65% số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự họp bỏ phiếu đồng ý.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp cũng quy định rằng, các vấn đề này, tùy theo quy định tại iều lệ hoạt động của doanh nghiệp, có thể xin ý kiến bằng văn bản. Và khi đó, trừ trường hợp iều lệ doanh nghiệp có quy định chi tiết khác, còn lại, các nội dung xin ý kiến bằng văn bản được thông qua khi có từ 51% số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Công ty chấp thuận.
Áp dụng vào trường hợp này, giả định GTN có 100% số cổ đông tham dự họp trực tiếp tại cuộc họp ại hội đồng cổ đông thường niên. Khi đó, để sửa iều lệ, GTN cần ít nhất 65% số cổ phần đại diện cho Công ty đồng ý. Nếu họp qua văn bản, iều lệ mới chỉ cần 51% số cổ đông thông qua.
ó là sự khác biệt trong quy định pháp luật, mà có lẽ trong trường hợp này, hội đồng quản trị GTN đã linh hoạt áp dụng, nhằm đạt được mục tiêu sửa iều lệ.
Sửa iều lệ liên quan gì đến ý định M&A của Vinamilk?
Những nội dung sửa điều lệ trên trở nên quan trọng trong bối cảnh Vinamilk muốn mua chi phối GTN. Theo iều lệ hoạt động đang áp dụng, cơ cấu Hội đồng quản trị của GTN có 7 thành viên. ầu năm 2018, GTN có 7 thành viên hội đồng quản trị. Với việc miễn nhiệm 2 thành viên Hội đồng quản trị theo ơn từ nhiệm, số thành viên Hội đồng quản trị của GTN sẽ giảm về 5 người.
Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị của GTN là từ năm 2016-2020, tức là, GTN sẽ không phải bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị trong vòng 2 năm tới (cho đến kỳ họp ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021).
Ngay cả trường hợp ông Michael Louis Rosen, nguyên Tổng giám đốc GTN xin rút lui tư cách thành viên Hội đồng quản trị, GTN sẽ chỉ phải bầu lại 1 người. Khi chỉ có 1 cơ hội thay nhân sự mới, chưa hẳn Vinamilk đã chắc chắn nắm được vị trí này. Tình huống thành công, Vinamilk sẽ có 1 trên 5 đại diện tại Hội đồng quản trị Công ty - một con số nhỏ để có thể tạo được vị thế cho tiếng nói của mình tại GTN trong ngắn hạn.
Khoản 2, iều 21 - iều lệ hoạt động của GTN cho phép sửa iều lệ tại cuộc họp trực tiếp, thay vì bằng văn bản như trên. Luật Doanh nghiệp cho phép iều lệ được quy định chi tiết. Rõ ràng, nhìn dưới góc độ này, Hội đồng quản trị GTNfoods dường như đã vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật hiện hành để đạt được mục tiêu hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư mới.
Trao đổi với ầu tư Chứng khoán, đại diện Hội đồng quản trị của GTN cho biết, nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong ra quyết định là đối vốn và đúng luật, nên đây là đề xuất của Hội đồng quản trị, còn việc ra quyết định như thế nào, thì lại là vấn đề của các cổ đông.
Trả lời ầu tư Chứng khoán về việc, GTN tính như thế nào về cơ hội hợp tác cùng Vinamilk, vị này cho biết, bảo vệ quyền lợi của các bên là cần thiết, nhưng GTN luôn muốn tìm ra cơ hội hợp tác cùng Vinamilk để thúc đẩy sự phát triển của Công ty, bảo vệ lợi ích chung của tất cả các cổ đông.
"Vinamilk hiện là doanh nghiệp số 1 trong ngành sữa tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, nếu có sự hợp tác phù hợp, cơ hội để Mộc Châu Milk nói riêng, GTN nói chung bứt phá là lớn. Vì vậy, Hội đồng quản trị vẫn hy vọng sẽ tìm ra cơ chế hợp tác phù hợp nhất cho các bên", vị này nói.
Vận dụng luật linh hoạt để duy trì vị thế kiểm soát
Tại Vinamilk cũng có quy định khắt khe về tỷ lệ biểu quyết thông qua các vấn đề tại Hội đồng quản trị, ại hội đồng cổ đông. Theo đó, điều kiện tổ chức họp ại hội đồng cổ đông lần 1 là 65% vốn điều lệ, lần 2 là 51%; lần 3 không giới hạn. iều kiện thông qua các vấn đề thông thường tại ại hội đồng cổ đông tại Công ty là 65% số cổ phần có quyền biểu quyết; các vấn đề liên quan đến tên phải cần ít nhất 85% và các vấn đề khác là 75% số cổ phần có quyền biểu quyết. Với quy định này, SCIC dù đã thoái vốn lớn tại Vinamilk, vẫn giữ được vị thế kiểm soát quyền phủ quyết các vấn đề.
Nay GTN bằng việc vận dụng linh hoạt Luật Doanh nghiệp, mà có thể tạo được lợi thế cho nhóm cổ đông cũ trong thương vụ mua thâu tóm GTN của Vinamilk.
Thương vụ GTN - Vinamilk vẫn đang tiếp diễn, nhưng diễn biến pháp lý trên là bài học cho cả Ban lãnh đạo doanh nghiệp và người đi mua cổ phần tại doanh nghiệp, về việc nghiên cứu iều lệ, và vận dụng Luật, nhằm đạt được những mục đích riêng trong mỗi thương vụ, hoặc đôi khi là bảo vệ lợi ích chính đáng của mình tại doanh nghiệp.
Uyên Phạm
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh thu Văn Phú Invest teo tóp, lợi nhuận èo uột Quý I, doanh thu Văn Phú Invest chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 2,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lần lượt là hơn 14,6 tỷ đồng và 5,57 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I của Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (Văn Phú Invest - VPI), 3 tháng...