PAN Group dự kiến khóa room nhà đầu tư nước ngoài ở mức 49%
Ngoài việc khóa room ngoại, PAN Group cũng sẽ trình cổ đông về việc phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 4:1…
Thành viên Vinaseed của Tập đoàn PAN.
Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN Group – mã chứng khoán PAN) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông bất thường 2018. Trong đó, đáng chú ý là việc giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn khủng.
Cụ thể, PAN Group dự kiến sẽ khóa room ngoại tại mức 49% để đảm bảo công ty luôn là tổ chức kinh tế trong nước, không phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Được biết, hiện room ngoại tại PAN đang không bị hạn chế, do đó khi nhà đầu tư nước ngoài nắm tỷ lệ sở hữu từ 51% trở lên, công ty sẽ bị xem như là nhà đầu tư nước ngoài và sẽ phải tuân thủ các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Video đang HOT
Mới đây, 13,4 triệu cổ phần, tương đương 10% vốn điều lệ sau phát hành của PAN đã được Tập đoàn Sojitz mua với giá 61.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phần mới phát hành trong đợt chào bán này bị chịu hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán theo quy định của pháp luật.
Ngoài đề xuất khóa room, PAN Group cũng trình phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới). Sau phát hành, vốn điều lệ của PAN dự kiến sẽ tăng lên 1.701 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện trong quý 4/2018 hoặc quý 1/2019. Nguồn vốn hợp pháp để phát hành đến từ thặng dư vốn cổ phần ghi nhận trên báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2017.
Bên cạnh đó là kế hoạch phát hành lại 102.000 cổ phiếu quỹ cho cán bộ công nhân viên với giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm bổ sung vốn lưu động, thu hút nhân sự có trình độ cao và tăng tính gắn bó của cán bộ nhân viên chủ chốt. Đây là lượng cổ phiếu ESOP 2017 doanh nghiệp mua lại từ cán bộ chủ chốt nghỉ việc trong năm 2018.
Cổ phiếu quỹ phát hành lại sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong 2 năm đầu và 50% còn lại trong năm thứ 3 kể từ ngày phát hành. Đối tượng phát hành là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, nhân sự chủ chốt của PAN và các công ty con, công ty liên kết của PAN. Thời gian thực hiện trong quý 4/2018.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PAN đang ở quanh vùng giá 55.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường theo đó khoảng 7.329 tỷ đồng.
Thủy Tiên
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán sáng 9/10: Giằng co căng thẳng ngưỡng 1.000 điểm
Sự sụt giảm của các cổ phiếu nhóm VN30 đã tạm thời được chặn lại và hiện chỉ còn một số mã Bluechips đang giảm nhẹ như VNM, SAB. Nhờ vậy, điểm số của VN-Index đang hồi phục và liên tục giằng co quanh ngưỡng 1.000 điểm.
VN-Index sáng 9/10. (Bloomberg)
Các cổ phiếu lớn như GAS( 2,15%), VHM ( 1,75%) đã chủ động tăng lại nhằm tránh kéo thị trường điều chỉnh sâu hơn. Nhờ vậy, các mã mã giảm như VNM (-1,5%), SAB (-1,5%) đã bị hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đi nhiều. Hiện 2 mã này chỉ còn khiến cho VN30 (-0,24%) giảm điểm trong khi đó VN-Index đã tăng lại 0,11% lên 997,22 điểm.
Phần nào đó, thị trường đã hồi phục lại cùng với diễn biến của chứng khoán Trung Quốc: Shanghai Composite đã tăng tại 0,49%, HSI của Hong Kong tăng lại 0,42%.
Tuy nhiên, các biến động này vẫn chưa đảm bảo hoạt động bán ra biến mất của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Riêng khối ngoại hiện vẫn bán ròng 64 tỷ đồng. Vì vậy VN-Index vẫn có thể phải đối mặt với rủi ro đảo chiều bất kỳ lúc nào.
Nhóm ngân hàng đang gây ra nhiều lo ngại nhất khi 2 cổ phiếu có giá trị lớn nhất sàn là MBB (-2,53%), STB (-2,17%) đều đang giảm giá khá mạnh trước lực bán lớn. Theo thống kê, quy mô của mã này đang lần lượt là 214 tỷ đồng và 170 tỷ đồng, vượt xa các cổ phiếu còn lại.
Trong khi đó, toàn thị trường chủ yếu lình xình và giằng co để quan sát chuyển động nhóm cổ phiếu lớn. Các mã VJC ( 1,71%), PVD ( 2,31%), DGW ( 1,14%), SJF ( 2,17%), HDC ( 4,29%) , ANV ( 2,2%) tăng giá đan xen giữa các mã giảm giá như TDH (-0,4%), GMD (-0,71%), NKG (-2,33%)...
Tổng cộng, toàn HOSE đang có 164 mã giảm so với 101 mã tăng, 52 mã đứng giá. Thanh khoản giảm xuống nhưng vẫn ở mức tích cực, với 113 triệu đơn vị, tương đương 2.395 tỷ đồng. Nếu loại đi giao dịch thỏa thuận (290 tỷ đồng), giá trị giao dịch khớp lệnh của sàn vẫn đạt 2.105 tỷ đồng.
Với HNX, hiện PVS ( 0,44%) và VCS ( 0,49%) đã hồi phục nhẹ trở lại và chỉ số HNX-Index chủ yếu chịu áp lực từ ACB (-0,3%): chỉ số đang giảm 0,12% xuống 114,24 điểm. Thanh khoản HNX hiện đạt 24,59 triệu đơn vị, tương đương 382 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Đô thị Công nghiệp số 2 "thoái" sạch vốn tại Berjaya-D2D thu về hơn 5 triệu USD Được biết, D2D đã nhận tiền từ chuyển nhượng vốn tại Berjaya-D2D là 115,585 tỷ đồng, tương đương hơn 5,02 triệu USD. Tức đạt mức sinh lời hơn 20 nghìn USD sau tròn 10 năm góp vốn đầu tư vào liên doanh trên. Cổ phiếu D2D đang ở vùng giá hồi đầu năm. Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp...