PAN Food muốn nâng sở hữu tại ABT
HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre ( ABT) cho biết, sau khi xem xét hồ sơ đăng ký chào mua công khai cổ phiếu ABT của CTCP Thực phẩm PAN ( PAN Food) ngày 7/11, Ban lãnh đạo Công ty đã thống nhất đồng ý cho PAN Food được phép chào mua công khai cổ phần với mục đích nâng tỷ lệ sở hữu và đầu tư lâu dài.
Hiện tại, PAN Food đang nắm giữ 8,37 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 72,8% vốn điều lệ ABT.
Bất chấp nhịp điều chỉnh của thị trường, cổ phiếu ABT từ đầu năm tới nay đã ghi nhận mức tăng trưởng hơn 68%, từ 27.900 đồng/cổ phiếu lên 46.900 đồng/cổ phiếu tại phiên giao dịch 16/11. 9 tháng đầu năm, ABT đạt doanh thu 309 tỷ đồng, tăng 7,6%, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 54,8 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, sau 9 tháng, ABT đã hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và vượt 25% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2018. Với kết quả khả quan trên, ABT đã thực hiện tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30% trong tháng 8/2018. Năm 2018, ABT dự kiến chia cổ tức tối thiếu tỷ lệ 30%.
Video đang HOT
Ngọc Nhi
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thuỷ sản An Giang lên tiếng vụ cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch
Thuỷ sản An Giang lý giải nguyên nhân thời gian qua do công ty tập trung nguồn nhân lực chủ yếu là bộ phận kế toán cho vụ kiện chống bán phá giá ca tra Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ...
Đại gia thuỷ sản Agifish giải thích vụ cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang - Agifish (mã chứng khoán AGF - HOSE) vừa lên tiếng giải trình về việc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đưa cổ phiếu AGF vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 7/11/2018.
Theo Thuỷ sản An Giang, thời gian qua do công ty tập trung nguồn nhân lực chủ yếu là bộ phận kế toán cho vụ kiện chống bán phá giá ca tra Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Cùng thời gian bộ phận kế toán chuẩn bị hồ sơ cho việc thẩm tra tại chỗ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa đảm trách việc quyết toán báo cáo tài chính quý 4 nên đã chậm trễ dẫn đến vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Hiện tại, Thuỷ sản An Giang đã hoàn thành và công bố thông tin báo cáo tài chính quý 4 vào ngày 4/11/2018.
Trước đó, Thuỷ sản An Giang bị tạm ngừng giao dịch do công ty này tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ tháng 3 năm nay.
Bên cạnh đó, cổ phiếu AGF vẫn thuộc diện cảnh báo do năm tài chính 2017 - 2018 kết thúc vào ngày 30/9 công ty bị lỗ hơn 187,3 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Agifish báo lỗ.
Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm tài chính 2017-2018 Agifish đạt 1.285 tỷ đồng doanh thu, giảm 43% so với cùng kỳ. Giá vốn cao cùng với việc gánh các chi phí phát sinh nên Agifish đã lỗ sau thuế gần 190 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế chưa phân phối đến cuối kỳ lên 282 tỷ đồng.
Hiện, giá cổ phiếu AGF chỉ còn 4.900 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang được thành lập ngày 28/6/2001, tiền thân là nhà máy đông lạnh của Công ty Thuỷ sản An Giang.
Cổ đông lớn nhất của Agifish hiện nay là Công ty cổ phần Hùng Vương với tỷ lệ sở hữu 79,6%. Ông chủ của Công ty Cổ phần Hùng Vương là ông Dương Ngọc Minh từng được xem là vua cá tra của Việt Nam, ông Minh hiện là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Agifish.
Kiều Linh
Theo vneconomy.vn
Vĩnh Hoàn báo lãi đột biến hơn 600 tỷ đồng trong quý 3, xấp xỉ lợi nhuận kế hoạch cả năm 2018 Lũy kế 9 tháng, Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.036 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước (409 tỷ đồng). Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 11.165 đồng. Năm 2018, Vĩnh Hoàn đặt kế hoạch lãi sau thuế 620 tỷ đồng và với kết quả thực hiện, công ty đã hoàn thành vượt 67%...