PAN dự chi trăm tỷ nâng sở hữu tại FMC lên 45%
Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) vừa thông báo về việc chào mua công khai 4.762.000 cổ phiếu của Công ty Cố phần Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), tương đương 11,85% vốn điều lệ.
FMC thuộc top 3 công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam
Theo đó, giá thực hiện chào mua là 30.000 đồng/cổ phiếu. Kinh phí thực hiện lấy từ nguồn vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác của PAN.
PAN hiện là cổ đông lớn, nắm giữ 33,15% vốn điều lệ của FMC. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Trà My, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại PAN, cũng là Phó chủ tịch HĐQT tại FMC. Nếu giao dịch thành công, PAN sẽ nắm giữ hơn 18 triệu cổ phiếu FMC, tương đương 45% vốn điều lệ.
Với việc mua cổ phiếu, PAN muốn nâng tỷ lệ sở hữu và đầu tư lâu dài tại FMC. PAN dự kiến tiếp tục duy trì hoạt động theo kế hoạch kinh doanh của FMC đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Mới đây, FMC đã công bố tình hình kinh doanh 11 tháng năm 2018. Theo đó, tháng 11, FMC mua tôm nguyên liệu khá nhiều nhằm đáp ứng hợp đồng nên sản lượng tôm thành phẩm đạt 1.937 tấn, tăng 33% so cùng kỳ năm 2017. Doanh số tiêu thụ tương ứng đạt 16,2 triệu USD, tăng 3%.
Video đang HOT
Lũy kế 11 tháng, sản lượng chế biến của FMC đạt 20.781 tấn, doanh số tiêu thụ đạt 201,8 triệu USD; lần lượt vượt 7% và 6,2% chỉ tiêu kế hoạch năm. Lợi nhuận tương ứng đạt trên 180 tỷ đồng.
Đồng thời, FMC cho biết trại tôm của công ty đang thu hoạch, còn 54 ao tôm lớn, dự kiến sẽ thu hoàn tất trong tháng 12 để chuẩn bị cải tạo ao cho vụ nuôi 2019. Song song với đó, FMC đang tìm quỹ đất mở rộng nuôi các năm về sau.
FMC thuộc top 3 công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, 40% sản lượng xuất khẩu của FMC là vào thị trường Nhật Bản.
Mục tiêu của FMC trong năm 2018 là doanh thu đạt 4.350 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ít nhất 140 tỷ đồng. Cổ tức chi trả 20% bằng tiền.
Hoàng Lan
Theo vietnamfinance.vn
Bia Sài Gòn chính thức biến thành công ty 100% ngoại
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tối đa 100% vốn tại công ty bia hàng đầu Việt Nam.
Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (bên phải) và con trai
Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa chính thức xác nhận không hạn chế tỉ lệ nhà đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượi Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Theo đó, tỉ lệ sở hữu của room ngoại tại Sabeco tối đa là 100%.
Trước đó, HĐQT Sabeco công bố nghị quyết thông qua việc không giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco. Điều này cũng đồng nghĩa nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tối đa 100% vốn tại công ty bia hàng đầu Việt Nam này.
Trước đó, người Thái đã rất khôn khéo tính toán từng bước trong việc sở hữu Sabeco. Cụ thể để có thể thâu tóm được Sabeco, vị tỉ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi đã đi đường vòng bằng cách thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam là Công ty Vietnam Beverage để chi gần 5 tỉ USD mua gần 54% vốn của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam do room ngoại tại Sabeco ở thời điểm đó chỉ ở mức 49%.
Tiếp đó, sau khi nắm cổ phần chi phối và đưa người của mình áp đảo tại ban lãnh đạo, tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã đưa ra nhiều quyết định thay đổi mạnh mẽ tại Sabeco, một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành sản xuất bia tại Việt Nam. Cùng với đó, thực thi loại bỏ những ngành nghề hạn chế room ngoại.
Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Duy Tuân bình luận đây là những bước đi hợp lý của tỉ phú Thái Lan. "Ví dụ, để dọn đường mở room 100% ngoại, trước đó người Thái đã loại bỏ các quy định ngành nghề hạn chế nới room ngoại" - vị luật sư này phân tích.
Việc mở toang cánh cửa cho các nhà đầu tư ngoại vào Sabeco nằm trong chiến lược muốn biến công ty này là bàn đạp chiếm lĩnh thị phần bia ở khu vực Đông Nam Á.
Thực tế, người Thái cũng đánh đổi rất nhiều để có thể sở hữu Sabeco, từ việc chấp nhận mức giá cao ngất ngưỡng 320.000 đồng/cổ phiếu để mua tỉ lệ sở hữu cổ phần là 53,59% vốn Sabeco. Mức đánh đổi này rất lớn vì phiên giao dịch ngày hôm nay (4-12) là 248.000 đồng.
Điều này chứng minh lời nói của vị chủ tịch HĐQT Sabeco tại cuộc họp cổ đông là họ muốn biến công ty sabeco là một thế lực tại khu vực chứ không phải đầu tư tài chính.
Thời gian gần đây, nhiều công ty Việt mở hết room ngoại (được hiểu là khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua) lên 100% nhằm đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, chấp nhận biến mình thành công ty nước ngoài với những toan tính lớn.
Nghị định 60/2015 hướng dẫn Luật Chứng khoán quy định đối với những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối thì tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại có thể lên tới 100%. Đối với những ngành nghề có hạn chế sở hữu nước ngoài, tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa trong từng doanh nghiệp cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ mở cửa trong lĩnh vực, ngành nghề mà công ty đó hoạt động.
Với một số ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xuất khẩu lao động, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn... thì không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần. Nghĩa là tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi): Mở cửa này, khép cửa kia Luật Chứng khoán (CK) sửa đổi đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lấy ý kiến, được nhìn nhận có nhiều thay đổi trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) đã thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc sửa luật cũng nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và phù...