Pakistan tuyên bố JF-17 bắn hạ máy bay Ấn Độ
Trang Defence-blog dẫn nguồn tin quân sự Pakistan cho biết, Không quân nước này đã dùng tiêm kích JF-17 bắn hạ máy bay Ấn Độ hôm 27/2.
Ngay khi phát hiện ra máy bay Ấn Độ vượt qua Đường kiểm soát LOC (ranh giới phân chia Ấn Độ và Pakistan hiện nay ở khu vực khống chế thực tế Kashmir), tiêm kích JF-17 lập tức xuất hiện và thực hiện nhiệm vụ của mình.
Dù không tiết lộ chiếc JF-17 đã dùng vũ khí thực hiện pha đánh chặn nhưng Không quân Pakistan tuyên bố đã bắn hạ cả MiG-21 và trực thăng Mi-17 của Không quân Ấn Độ.
Để tăng độ xác thực trong tuyên bố của mình, Pakistan còn công bố cả bức ảnh hiện trường và viên phi công Ấn Độ bị bắt giữ.
Tiêm kích JF-17 tấn công mục tiêu mặt đất.
Video đang HOT
Việc chiến JF-17 giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với MiG-21 không phải là chuyện quá khó hiểu bởi tiêm kích của Không quân Ấn Độ được sản xuất từ thời Liên Xô trong khi đó, JF-17 là dòng máy bay khá mới do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển với sự hỗ trợ công nghệ (ban đầu) từ Mỹ.
Cụ thể, JF-17 được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp máy bay Thành Đô. Thiết kế của chiếc máy bay JF-17 là sự kết hợp giữa MiG-21 và F-16.
Trong những năm 1979-1992 Pakistan là một trong những quốc gia chính hỗ trợ Mỹ chống lại chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan (do lực lượng Liên Xô ủng hộ), do đó Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Pakistan trong lĩnh vực quân sự.
Để chống lại việc Liên Xô trang bị loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ tiếp theo của MiG-29, Pakistan cũng tìm mọi cách để phát triển loại một loại máy bay mới. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của dự án Sabre II, một phiên bản cải tiến của J-7, dự án này được thực hiện bởi CAC và Grumman.
So với J-7, máy bay của dự án Sabre có thân được kéo dài, các công tắc điều khiển được thay thế, vị trí cũng như kích thước cửa hút gió vào động cơ cũng thay đổi. Với việc chỉ nâng cấp những tính năng này khiến tiêm kích của dự án Sabre II không thể đạt được hiệu quả như mong đợi và hoàn toàn lép vế so với MiG-29. Vì vậy dự án Sabre II đã phải tạm dừng.
Tuy không thành công nhưng sau đó 3 quốc gia Mỹ, Pakistan và Trung Quốc tiếp tục hợp tác. Trong những năm 1980 dự án Super 7 chính thức được khởi động. Lần này kích thước cánh máy bay được mở rộng và được thiết kế tương tự như F-16, ngoài những tính năng khí động học cũng được nâng cấp.
Tuy nhiên, các sự kiện diễn ra vào tháng 6/1989 đã buộc công ty sản xuất máy bay Grumman của Mỹ rời khỏi dự án Super 7. Sau đó dự án này đã bị đóng băng trong 10 năm, nhưng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Pakistan vẫn tiếp tục diễn ra.
Đến năm 1998 Trung Quốc và Pakistan quyết định khôi phục dự án Super 7. Chi phí để tạo ra chiếc máy bay này được chia đều cho chính phủ Pakistan và CAC, và cuối cùng máy bay tiêm kích được đổi tên thành JF-17. Những chiếc ban đầu được trang bị loại động cơ RD-93 do Nga phát triển.
Theo Datviet
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan: Các nước kêu gọi kiềm chế tối đa
Quân đội Pakistan đã bắn hạ 2 máy bay của Không quân Ấn Độ trong không phận nước này tại Kashmir vào ngày 27/2 và bắt giữ 1 phi công. Trả đũa, các lực lượng phòng không Ấn Độ bắn hạ máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan tại vùng Rajouri thuộc khu vực Jammu.
Ấn Độ bắn hạ máy bay F-16 của Pakistan (Ảnh minh họa)
Bộ Ngoại giao Ấn Độ chiều ngày 27/2 đã triệu Phó Đại sứ Pakistan Syed Haider Shah để trao công hàm phản đối về một số hành động trước đó của Islamabad, trong đó có việc Không quân Pakistan xâm phạm không phận Ấn Độ và việc binh sĩ Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ tại Đường ranh giới kiểm soát (LoC).
Bộ Ngoại giao Ấn Độ bày tỏ hy vọng Pakistan sẽ lập tức triển khai các hành động có thể kiểm chứng nhằm vào các phần tử khủng bố đang ẩn náu trên phần lãnh thổ do Islamabad kiểm soát. Ấn Độ cũng bảo lưu quyền hành động cứng rắn và quyết đoán trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất cứ hành vi gây hấn hay khủng bố nào từ bên ngoài.
Quan hệ giữa hai nước xấu đi nhanh chóng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2 làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Sau đó, căng thẳng tiếp tục tăng cao sau khi hai bên có một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau như Ấn Độ không kích trại huấn luyện của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, chặn các máy bay chiến đấu của Pakistan vi phạm không phận và buộc các máy bay này phải quay đầu. Đáp lại Không quân Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ, bắn rơi 2 máy bay và bắt giữ một phi công Ấn Độ.
Trước tình hình căng thẳng không ngừng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi chính phủ hai nước thực hiện các biện pháp kiềm chế nhằm đảm bảo tình hình căng thẳng không trở nên tồi tệ hơn.
Người phát ngôn của TTK LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết người đứng đầu LHQ đang theo dõi sát diễn biến tình hình tại khu vực Kashmir và kêu gọi hai bên "kiềm chế tối đa".
Nhiều nước như Mỹ, Anh, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã kêu gọi hai bên giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp ngoại giao vì hành động quân sự không chỉ gây tổn hại cho hai nước mà còn cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Liên minh châu Âu (EU) cũng kêu gọi New Delhi và Islamabad hết sức kiềm chế nhằm tránh tiếp tục thổi bùng căng thẳng. Trong khi đó, Nepal - quốc gia láng giềng của Ấn Độ - hối thúc hai quốc gia hạt nhân Nam Á hạ nhiệt căng thẳng và bình ổn tình hình thông qua các biện pháp đối thoại hòa bình.
Theo Infornet
Pakistan cáo buộc Ấn Độ không kích tại khu vực tranh chấp Mối quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ lại leo thang khi chính quyền Pakistan thông báo ngày 26/2, họ đã đẩy lùi một đợt xâm nhập từ Không quân Ấn Độ đối với "đường kiểm soát" biên giới tranh chấp giữa hai nước ở khu vực Kashmir. Hiện trường vụ không kích ở khu vực tranh chấp Kashmir. Ảnh: AFP Ngày 26/2,...