Pakistan thả cựu Tổng thống Pervez Musharraf
Ngày 6-11, một tòa án ở Pakistan đã ra lệnh thả cựu Tổng thống Pervez Musharraf sau nhiều tháng bị quản thúc tại gia. Hai ngày trước đó ông Musharraf đã được tòa án chấp thuận nộp tiền bảo lãnh trong vụ việc có liên quan tới vụ tấn công vào đền thờ Red Mosque ở Islamabad hồi tháng 7-2007.
Cựu lãnh đạo quân sự này cũng đã được chấp thuận đóng tiền bảo lãnh tại ngoại trong hai vụ án khác là vụ ám sát cựu Thủ tướng Benazir Bhutto năm 2007 và vụ giết hại nhà lãnh đạo cấp cao của bộ lạc Nawab Akbar Bugti trong chiến dịch quân sự hồi năm 2006. Ông Musharraf bị bắt giữ với cáo buộc có liên quan đến vụ giáo sĩ cao cấp của nhà thờ Hồi giáo Red Mosque, Abdul Rashid Ghazi và gần 90 người bị giết hại trong các chiến dịch quân sự dưới thời ông nắm quyền.
Theo ANTD
Tham vọng tái xuất
Cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf đang gây sóng gió trên chính trường quốc gia Nam Á này khi quyết định trở về nước bất chấp mọi hiểm nguy tính mạng nhằm thực hiện tham vọng tái xuất chính trị.
Ông Musharraf không giấu giếm tham vọng chính trị trong phát biểu ngay sau khi trở về Paskistan
Cựu Tổng thống Pervez Musharraf ngày 24-3 đã đặt chân xuống sân bay ở thành phố Karachi với khoảng 200 nhà báo và người ủng hộ tháp tùng. Lực lượng an ninh, trong đó có cả lực lượng đặc nhiệm vũ trang, đã được triển khai dày đặc ở khu vực sân bay Karachi nhằm đảm bảo an ninh khi ông Musharraf trở về nước sau hơn 4 năm sống lưu vong tại Anh.
Musharraf lên nắm quyền tại Pakistan sau cuộc đảo chính quân sự năm 1999 khi ông là Tổng tham mưu trưởng quân đội Pakistan và từ chức vào tháng 8-2008 sau khi liên minh cầm quyền của ông thất bại trong cuộc bầu cử. Ông Musharraf sau đó bị buộc phải rời Pakistan ra nước ngoài sống lưu vong khi chồng cố Thủ tướng Benazir Bhutto là ông Asif Ali Zardari được bầu làm Tổng thống.
Chính quyền do ông Asif Ali Zardari đứng đầu đã lật lại vụ ám sát cựu Thủ tướng Bhutto khi bà tiến hành vận động tranh cử ngày 27-12-2007. Ông Musharraf, khi đó là đương kim Tổng thống Pakistan, đã cáo buộc lực lượng Taliban tại Pakistan là chủ mưu của vụ ám sát gây chấn động dư luận Pakistan và thế giới này.
Tuy nhiên, sau đó các công tố viên của Chính phủ Pakistan cho rằng chính ông Musharraf đã dính dáng tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Bhutto. Tháng 2-2011, Tòa án chống khủng bố của Pakistan đã ra lệnh bắt giữ ông Musharraf vì liên quan đến vụ ám sát cựu Thủ tướng Bhutto.
Trong thời gian hơn 4 năm sống lưu vong, khi thì ở Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất khi thì ở Thủ đô London của Anh, cựu Tổng thống Musharraf đã nhiều lần tuyên bố sẽ trở về đất nước song sau đó đều bỏ ý định này. Phải đợi đến lúc này, khi mà Pakistan chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11-5 tới, cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên ở quốc gia đã trải qua 3 cuộc đảo chính quân sự và 4 chế độ quân sự cầm quyền kể từ khi tách khỏi Ấn Độ năm 1947, ông Musharraf mới có cơ hội trở về đất nước.
Ngay trước khi ông Musharraf trở về, ngày 22-3, chính quyền Pakistan đã hứa sẽ không bắt giữ ngay khi cựu Tổng thống trở về quê hương. "Musharraf đã được chấp nhận cho tại ngoại trước khi ông trở về Pakistan. Chúng tôi đã bảo đảm rằng ông không bị bắt và cuộc trở về của ông được suôn sẻ", ông Jawed Siddiqui, thành viên Đảng Liên đoàn Hồi giáo toàn Pakistan của ông Musharraf, cho biết.
Trong khi đó, ông Musharraf đã có kế hoạch tiến hành chiến dịch vận động tranh cử cho đảng Liên đoàn Hồi giáo toàn Pakistan của ông và tranh cử một ghế trong Quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 5 tới. Song để thực hiện tham vọng tái xuất chính trường, cựu Tổng thống sẽ phải đối mặt với không ít hiểm nguy.
Tuy nhiên, phát biểu tại Karachi ngay sau khi trở về ngày 24-3, cựu Tổng thống Musharraf cho biết ông đã "chuẩn bị tinh thần đối mặt với bất kỳ mối nguy hiểm nào để đứng lên trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 11-5 tới".
Theo ANTD
Những bóng hồng làm bộ trưởng quốc phòng Ở nhiều nước trên thế giới, người nắm giữ vị trí bộ trưởng quốc phòng đôi khi lại là những đại diện của phái đẹp, vốn được coi là "liễu yếu đào tơ". Bà Benazir Bhutto từng hai lần làm thủ tướng Pakistan (1988-1990) và (1993-1996). Trong nhiệm kỳ thứ nhất, bà còn kiêm cả chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Năng...