Pakistan nâng cấp hệ thống phòng không ở biên giới
Ngày 9/12, một quan chức an ninh của Pakistan cho biết nước này đã nâng cấp hệ thống phòng không ở khu vực biên giới với Afghanistan sau khi xảy ra vụ “ không kích nhầm” của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 26/11 làm 24 binh sĩ Pakistan thiệt mạng và 13 người bị thương.
Quân đội Pakistan ở biên giới. (Nguồn: Internet)
Theo nguồn tin trên, với sự nâng cấp này, Pakistan đã có một hệ thống phòng không được trang bị đầy đủ, có khả năng phát hiện, theo dõi và bắn hạ bất kỳ máy bay nào xâm phạm không phận nước này. Ngoài ra, hệ thống này cũng được trang bị kỹ thuật phản ứng tức thì trong trường hợp phát hiện máy bay lạ.
Đây là một trong những động thái mới nhất của Islamabad nhằm ngăn chặn các vụ xâm phạm không phận tương tự từ hướng Afghanistan và đáp trả bất kỳ cuộc không kích nào trong tương lai.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 26/11, Pakistan cũng đã đóng cửa biên giới đối với tất cả các tuyến tiếp vận hậu cần của NATO tới Afghanistan đi qua lãnh thổ Pakistan, đồng thời yêu cầu Mỹ rút toàn bộ binh sĩ khỏi căn cứ không quân Shamsi ở phía Tây Nam Pakistan.
Căn cứ này trước nay thường được sử dụng làm điểm xuất kích cho các chiến dịch tấn công lực lượng Taliban và Al Qaeda ở khu vực biên giới với Afghanistan./.
Theo TTXVN
Mỹ bỏ trống căn cứ không quân tại Pakistan sau vụ không kích nhầm
Mỹ sẽ bỏ trống một căn cứ không quân tại Pakistan mà các máy bay do thám Mỹ thường sử dụng để tấn công các phiến quân Taliban và al-Qaeda, đúng theo một yêu cầu từ phía Islamabad nhằm trả đũa các vụ không kích của NATO vốn làm 24 binh sĩ Pakistan thiệt mạng.
Pakistan tưởng niệm các binh sĩ thiệt mạng trong vụ không kích của NATO.
Động thái trên dự kiến sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các vụ tấn công bằng máy bay bay do thám tại Pakistan, vì căn cứ không quân Shamsi ở tỉnh Baluchistan thuộc tây nam Pakistan, chỉ được sử dụng để bảo dưỡng các máy bay do thám bị trục trặc tiết hoặc kỹ thuật.
Nhưng quyết định của Washington nhằm rút khỏi căn cứ cho thấy các vụ tấn công của NATO hôm 26/11 đã đẩy quan hệ Mỹ -Pakistan vốn đang căng thẳng xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Cuộc khủng hoảng đe dọa các nỗ lực của Mỹ nhằm thuyết phục Pakistan hợp tác nhằm chấm dứt cuộc chiến Afghanistan.
Ngay sau vụ tấn công, Pakistan đã trả đũa bằng cách chặn các xe tiếp viện cho NATO tại các đường biên giới với Afghanistan và cho Mỹ 15 ngày để rời khỏi Shamsi - một thời hạn chót rơi vào ngày 11/12.
Islamabad cũng tẩy chay một hội nghị quốc tế tại thành phố Bonn, Đức bàn về tương lai Afghanistan.
Đại sứ Mỹ tại Pakistan Cameron Munter đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình địa phương rằng Washington đang nỗ lực hết sức để tuân thủ yêu cầu của Pakistan nhằm rời khỏi căn cứ Shamsi.
"Tôi nghĩ rằng điều chúng tôi có thể hứa với các bạn là chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể để sơ tán khỏi căn cứ Shamsi trước hạn chót mà các bạn đề ra", ông Munter nói.
Đại sứ Mỹ không đề cập tới việc các máy bay do thám Mỹ sử dụng căn cứ.
Mỹ không công khai thừa nhận chương trình máy bay do thám do CIA chỉ huy tại Pakistan, nhưng các quan chức Mỹ cho biết các vụ tấn công đã tiêu diệt nhiều thủ lĩnh cấp cao của Taliban và al-Qaeda.
Các cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã gia tăng trong khu vực kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nhậm chức năm 2008. Hơn 100 cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã xảy ra hồi năm ngoái.
Theo Dân Trí
Pakistan dọa ngừng hợp tác chống khủng bố với Mỹ Tờ News của Pakistan ngày 1/12 dẫn lời Ngoại trưởng Pakistan, bà Hina Rabbani Khar, cho biết Islamabad sẽ ngừng hợp tác với Mỹ và các lực lượng an ninh quốc tế trong cuộc chiến chống phiến quân và khủng bố nếu chủ quyền của nước này tiếp tục bị vi phạm. Người biểu tình phản đối NATO. Phát biểu tại Ủy ban...