Pakistan diệt 57 tay súng Taliban trả đũa vụ thảm sát học sinh,
57 tay súng của Taliban đã bị quân đội Pakistan tiêu diệt trong hàng loạt các cuộc không kích ở tây bắc nước này. Chiến dịch quân sự được tiến hành để trả đũa việc Taliban thảm sát 141 người ở một trường học do quân đội điều hành, theo The Times Of India.
Quân đội Pakistan trong chiến dịch giải cứu trường học ở Peshawar ngày 16.12 – Ảnh: Reuters
Quân đội Pakistan đã phát động 20 cuộc không kích vào ngày 17.12, nhắm vào nơi ấn náu của Taliban ở thung lũng Tirah, giáp với thành phố Peshawar, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, tây bắc Pakistan. Peshawar cũng chính là nơi mà Taliban đã thảm sát 148 người, trong đó có 132 trẻ em hôm 16.12.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tuyên bố phải quét sạch Taliban khỏi toàn bộ khu vực Peshawar và những vùng lân cận. Chính quyền Islamabad cam kết trong vòng một tuần sẽ công bố “kế hoạch quốc gia” để giải quyết vấn nạn khủng bố.
Binh sĩ Pakistan đưa các em học sinh khỏi hiện trường vụ tấn công ở Peshawar hôm 16 tháng 12 – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Taliban thực hiện vụ thảm sát ở trường học do quân đội điều hành ở Peshawar nhằm trả thù các chiến dịch của quân đội Pakistan ở khu vực bộ lạc Bắc Waziristan, gần Peshawar, theo Hindustan Times (Ấn Độ).
Pakistan đã tuyên bố 3 ngày quốc tang dành cho các nạn nhân thiệt mạng. Cộng động thế giới đã kịch liệt lên án hành vi dã man của Taliban. 7 tay súng Taliban tham gia cuộc thảm sát đều bị tiêu diệt.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Thủ tướng Úc chất vấn về tay súng khống chế con tin
Thủ tưởng Abbott chất vấn tại sao người khống chế con tin ở Sydney vẫn có giấy phép dùng súng dù có nhiều tiền án thậm chí liên quan đến tội giết người. Ông cho rằng luật dùng súng cần phải được thay đổi, theo Sydney Morning Herald ngày 17.12.
Thủ tướng Úc Tony Abbott - Ảnh: Reuters
Vụ khống chế con tin tại quán cà phê Lindt (khu Martin Place, Sydney) ngày 15.12 đã khiến 2 người vô tội thiệt mạng và 4 người khác bị thương. Tay súng thực hiện vụ tấn công nói trên tên Man Haron Monis, người theo Thủ tướng Úc Tony Abbott là có giấy phép sở hữu súng. Ngay sau khi vụ việc diễn ra, nhiều vấn đề xung quanh Monis được đặt ra.
Thủ tướng Úc đã đặt ra câu hỏi về luật sử dụng súng đang tồn tại, liệu một người có nhiều tiền án về tôn thờ chủ nghĩa cực đoan, bạo lực và thần kinh không ổn định có nên được cấp giấy phép sở hữu súng. Ông cho rằng luật dùng súng cần phải được thay đổi.
Ông Abbott nói rằng đã có những "ngờ vực" trong ủy ban an ninh quốc gia khi ủy ban này được tóm lược về chi tiết cuộc đời Monis, mối liên hệ giữa tay súng cực đoan này với hệ thống tư pháp ở bang New South Wales là gì?
Thủ tướng Úc cũng cho rằng người ta chỉ có thể loại bỏ ai đó ra khỏi danh sách theo dõi khủng bố nếu họ không còn là mối đe dọa nào, nhưng các nhà chứng trách không hề biết sự liên hệ giữa Monis với Nhà nước Hồi giáo (IS) như thế nào
Các quan chức liên bang và tiểu bang New South Wales sẽ phải xem xét, tiến hành điều tra và báo cáo vào cuối tháng 1.2015 về các vấn đề bao gồm việc Monis đã định cư ở Úc như thế nào, tại sao Monis lại được nhận tiền trợ cấp, làm sao Monis có được giấy phép sở hữu súng, tại sao ông ta được tại ngoại và tại sao lại có thể thoát khỏi danh sách nghi phạm khủng bố bị theo dõi hồi năm 2009.
Giáo sĩ hồi giáo cực đoan Man Haron Monis - Ảnh: AFP
Có rất nhiều vấn đề đặt ra xung quanh tay súng Man Haron Monis. Các tài liệu của tòa án cho thấy trong một cuộc phỏng vấn năm 2011, Monis nói rằng ông ta từng là một nhân viên an ninh. Thời điểm đó, Monis có giấy phép sử dụng súng, nhưng sau đó đã hết hạn.
Trong khi đó, ông Andrew Scipione, Ủy viên cảnh sát bang New South Wales, nói rằng cảnh sát đã đề nghị không cho Monis tại ngoại, nhưng tòa án bác bỏ điều này. Ông này cũng cho biết Monis không bị theo dõi như một nghi phạm khủng bố vì các tội danh trước đó của người này không liên quan đến động cơ chính trị, theo AP.
Man Haron Monis là một giáo sĩ hồi giáo cực đoan sinh ra ở Iran, đã thực hiện vụ tấn công và bắt giữ gần 20 con tin, ép họ giương lá cờ mang dòng chữ liên quan đến tổ chức IS tại quán cà phê Lindt (khu Martin Place, Sydney) hôm 15.12, làm 2 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương. Monis sau đó đã bị cảnh sát tiêu diệt trong nỗ lực giải cứu các con tin, theo AP.
Trước khi vụ khủng hoảng con tin nêu trên xảy ra, Monis từng liên quan đến nhiều cáo buộc pháp lý về quấy rối tình dục, gửi "thư thù hận" đến gia đình các binh sĩ tham gia quân đội Úc và âm mưu sát hại vợ cũ. Ba ngày trước vụ tấn công, Tòa án Tối cao Úc từng từ chối lắng nghe lời bào chữa của Monis về phong trào gửi "thư thù hận". Tại thời điểm xảy ra sự việc ở quán cà phê Lindt, Monis đang được bảo lãnh tại ngoại.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Chân dung tay súng khống chế con tin ở Sydney Giáo sĩ Hồi giáo cực đoan tên Sheik Man Haron Monis là nghi phạm vụ bắt giữ con tin ở một quán cà phê trong hơn 10 tiếng đồng hồ qua tại thành phố Sydney, theo trang tin 9 News (Úc). Chân dung giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Sheik Man Haron Monis trên trang web của 9 News Monis sinh ra tại...