Pakistan đặt thời hạn bắt các đối tượng kích động bạo lực
Ngày 13/5, Thủ tướng Pakistan Shahbaz Sharif đã ra lệnh cho nhà chức trách trong vòng 72 giờ phải xác định và bắt giữ tất cả những người liên quan đến các hành vi bạo lực sau vụ bắt giữ cựu Thủ tướng Imran Khan hôm 9/5, khiến hàng trăm người thương vong.
Người biểu tình ủng hộ cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan gây bạo loạn tại Lahore ngày 9/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Á, cụ thể, Thủ tướng Sharif đã yêu cầu cơ quan chức năng Pakistan trong 72 giờ phải bắt giữ tất cả các đối tượng liên quan tới hành vi bạo lực, từ lập kế hoạch, xúi giục cho tới tham gia bạo động.
Những đối tượng này sẽ bị xét xử trong các phiên tòa theo luật chống khủng bố.
Biểu tình đã bùng phát thành bạo lực xảy ra tại nhiều địa phương của Pakistan sau khi cựu Thủ tướng Khan bị bắt giữ khi đang trình diện trong một phiên xử tại tòa án. Ít nhất 8 người đã thiệt mạng, hàng trăm cảnh sát bị thương, hàng chục trụ sở cơ quan chính quyền bị hư hại, trong các vụ bạo động này. Cho đến nay trên 2.800 đối tượng đã bị bắt.
Hôm 11/5, Tòa án Tối cao Pakistan phán quyết việc bắt giữ cựu Thủ tướng Khan liên quan đến vụ lừa đảo đất đai hôm 9/5 là “không hợp lệ và bất hợp pháp”. Đến ngày 12/5, ông Khan đã được tòa cho tại ngoại 2 tuần và trở về quê hương ở Lahore trong bối cảnh an ninh được thắt chặt.
Ủy ban bầu cử Pakistan cấm cựu Thủ tướng I.Khan tranh cử trong vòng 5 năm
Ủy ban Bầu cử Pakistan (ECP) ngày 21/10 đã quyết định cấm cựu Thủ tướng Imran Khan tham gia tranh cử trong vòng 5 năm, do sai phạm liên quan quà tặng nhà nước nhận được từ các nhà lãnh đạo và quan chức nước ngoài trong thời gian ông tại nhiệm.
Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan phát biểu tại Islamabad ngày 22/6/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Truyền thông địa phương dẫn lời luật sư của ông Khan cho biết ECP tuyên bố cựu Thủ tướng "liên quan đến hành vi tham nhũng". Ông cho biết các luật sư bào chữa sẽ ngay lập tức khiếu nại quyết định trên.
Sau khi ECP công bố quyết định trên, nhiều người ủng hộ cựu Thủ tướng Khan đã tấn công các phương tiện rời khỏi trụ sở của cơ quan này. Tại Lahore, miền Đông Pakistan, những người ủng hộ ông Khan cũng phong tỏa một số tuyến đường. Trong một tuyên bố trên Twitter, cảnh sát Islamabad cho biết an ninh ở thủ đô đang được đặt trong tình trạng "báo động cao".
Ông Imran Khan, 69 tuổi, lên nắm quyền vào năm 2018, song liên minh của ông đã mất thế đa số tại Quốc hội thời gian gần đây sau khi nhiều đảng quyết định rút khỏi liên minh vì cho rằng Thủ tướng Imran Khan đã không khôi phục được kinh tế sau đại dịch COVID-19, cũng như không thực hiện được các cam kết khi tranh cử. Ngày 10/4 vừa qua, ông không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội và buộc phải từ chức. Ngày 11/4, Quốc hội Pakistan đã bầu ông Shehbaz Sharif làm Thủ tướng mới của quốc gia Nam Á này.
Ông Khan bị cáo buộc lạm dụng quyền hạn khi đảm nhiệm vị trí thủ tướng trong nhiệm kỳ 2018-2022 để mua và bán quà tặng thuộc sở hữu nhà nước, được nhận trong các chuyến thăm nước ngoài, với tổng trị giá hơn 140 triệu rupee Pakistan (635.000 USD). Tuy nhiên, ông Khan đã phủ nhận cáo buộc trên.
Những thách thức Thủ tướng tương lai của Pakistan sẽ phải đối mặt Sau khi ông Imran Khan không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Quốc hội ngày 9/4, ông Shehbaz Sharif nhiều khả năng sẽ là tân Thủ tướng Pakistan và ông sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước. Ông Nawaz Sharif (trái) lúc còn là Thủ tướng và ông Shahbaz Sharif (phải) tại một sự kiện ở...