Pakistan: Đánh bom đẫm máu gần đồn cảnh sát, 39 người thiệt mạng
Ít nhất 39 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong một vụ đánh bom xe gần đồn cảnh sát thành phố Peshawar, Pakistan hôm 29-9. Đây là vụ đánh bom thứ 3 xảy ra tại thành phố vốn là điểm nóng của các vụ tấn công, nâng số người thiệt mạng lên con số 150 chỉ trong tuần qua.
Theo nguồn tin từ phía cảnh sát Pakistan, một chiếc xe chở 220kg thuốc nổ đã phát nổ gần một đồn cảnh sát thuộc khu chợ sầm uất Qissa Khawani, thành phố Peshawar vào lúc 10h50 sáng 29-9 (theo giờ địa phương), khiến ít nhất 39 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương. Giám đốc Bệnh viện Lady Reading ở Peshawar cho biết trong số những nạn nhân thiệt mạng có 6 trẻ em và 3 phụ nữ.
Hiện trường vụ đánh bom ở Peshawar, Pakistan ngày 29-9
Giới chức Pakistan cho biết, chiếc xe phát nổ thông qua một thiết bị điều khiển từ xa và hiện trường vụ nổ chỉ cách một đồn cảnh sát ở Peshawar 20m. Vụ nổ phá hủy ít nhất 20 của hàng, 6 chiếc xe ô tô nằm ở khu vực xung quanh và mất một thời gian khá lâu lực lượng cứu hỏa mới dập tắt được đám cháy gây ra bởi vụ nổ.
Ngay khi vụ việc xảy ra, cả Tổng thống Mamnoon Hussain và Thủ tướng Nawaz Sharif của Pakistan đều lên án mạnh mẽ vụ đánh bom này. Hiện chưa có nhóm nào tuyên bố nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công.
Trước đó, hôm 22-9, một vụ đánh bom kép nhằm vào một nhà thờ Cơ đốc giáo tại thành phố này khiến 85 người thiệt mạng. Ngày 27-9, một quả bom điều khiển từ xa phát nổ ở ngoại ô TP Peshwar làm ít nhất 18 người chết.
Video đang HOT
Theo ANTD
Bí ẩn vũ khí điều khiển con người
Vụ thảm sát tại đại bản doanh Navy Yard của hải quân Mỹ mới đây làm sống lại những nghi ngờ về chương trình vũ khí điều khiển con người.
Hình ảnh từ máy quay an ninh cho thấy Aaron Alexis lùng sục một tòa nhà ở Navy Yard trong vụ xả súng hôm 16.9 - Ảnh: Reuters
Hồi cuối tuần, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố hồ sơ về hung thủ Aaron Alexis trong vụ thảm sát làm chết 13 người, kể cả Alexis, ở Navy Yard cách đó 10 ngày. Theo FBI, Alexis tin rằng chính phủ Mỹ đã sử dụng sóng điện từ "tần số cực thấp" để tấn công não bộ y trong 3 tháng trước đó. Chính ý nghĩ này khiến tay súng 34 tuổi trở nên hoảng loạn và gây ra vụ tấn công.
Tờ The New York Times dẫn lời Trợ lý giám đốc phụ trách khu vực thủ đô Washington D.C của FBI là Valerie Parlave cho biết Alexis đã viết trên internet rằng: "Cuộc tấn công tần số cực thấp là những gì tôi phải chịu đựng trong 3 tháng qua". Ngoài ra, một số nguồn tin cho hay 1 tháng trước vụ xả súng, Alexis đã báo với cảnh sát y nghe thấy nhiều tiếng nói lạ trong đầu và có cảm giác bị theo dõi.
Sát thủ điều khiển từ xa ?
Những thông tin mới được công bố là dịp để những người mê chuyện giật gân bàn tán xôn xao về các giả thuyết liên quan tới vũ khí điều khiển tâm trí người.
Theo trang tin Wired.com, ngay sau vụ xả súng đã xuất hiện đồn đoán nói Alexis là đối tượng của một vụ tấn công bằng thiết bị kiểm soát tâm trí. Nhiều trang mạng chống chính phủ Mỹ còn lan truyền giả thuyết rằng Alexis bị một thế lực điều khiển từ xa để gây ra vụ xả súng nhằm phục vụ ý đồ nào đó, chẳng hạn như kiếm cớ siết chặt luật kiểm soát súng.
Nghe có vẻ hoang đường song vũ khí điều khiển tâm trí con người quả thực từng được chính phủ Mỹ nghiên cứu và thí nghiệm trong quá khứ. Bản thân bà Parlave thừa nhận có một số ý kiến quy kết chính phủ "vũ khí hóa" công nghệ tần số sóng cực thấp (ELF) để theo dõi và điều khiển công dân.
Tờ The Washington Times thì nhắc lại một thảm kịch tương tự vào ngày 30.5.1991. Khi đó, tay súng Carl E.Campbell bắn gục trung tá hải quân Edward J.Higgins tại một trạm chờ xe buýt gần Lầu Năm Góc. Tòa án tuyên bố Campbell vô tội vì bị điên. Các công tố viên cho biết thủ phạm tin rằng chính phủ Mỹ đã cấy một con chip vào não của mình, theo AP.
Theo The Washington Times, công nghệ kiểm soát tâm trí đã được các cơ quan tình báo Mỹ và Lầu Năm Góc phát triển cách đây hơn 50 năm. Những thông tin về kế hoạch này từng được nhắc đến trong các báo cáo của Julianne McKinney, cựu Giám đốc Dự án Do thám điện tử thuộc Hiệp hội Các cựu chuyên viên an ninh quốc gia. Trong một báo cáo năm 1992, bà McKinney viết rằng mục đích lâu dài của các cuộc thí nghiệm là nhằm gây ra cảm giác vô vọng và giận dữ cho đối tượng, "để buộc cá nhân gây ra hành động bạo lực như tự sát hoặc giết người".
Vũ khí tâm lý
Vào năm 1985, CNN từng thực hiện một phóng sự điều tra về vũ khí tần số vô tuyến và kiểm soát tâm trí bằng điện từ. Trong đó bao gồm một đoạn phim về thí nghiệm năm 1964 của tiến sĩ Jose Delgado thuộc Đại học Yale. Bằng cách cấy thiết bị nhận tín hiệu vào não của một con bò đực, Delgado chứng minh ông có thể ngăn chặn hành động hung hăng của con vật thông qua điều khiển từ xa.
"Delgado nhấn nút trên thiết bị phát sóng và con bò đứng yên. Sau đó, ông bấm một nút khác và con bò ngoan ngoãn quay sang phải rồi chậm rãi bước đi", The New York Times tường thuật.
Chưa hết, trong bài báo Trí não không có tường lửa công bố trên tạp chí Parameters của Trường Chiến tranh Lục quân Mỹ năm 1998, trung tá Timothy L.Thomas mở đầu bằng trích dẫn phát biểu của một chuyên gia Nga nói: "Hoàn toàn rõ ràng là quốc gia nào tạo ra vũ khí tâm lý trước tiên sẽ chiếm được ưu thế vô song".
Theo ông, các loại vũ khí điều khiển trí não đang được phát triển trên toàn cầu và "Khủng bố tâm lý sẽ là từ ngữ thông dụng kế tiếp. Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một thời đại trong đó các bộ xử lý dữ liệu của cơ thể con người có thể bị điều khiển hoặc làm suy yếu".
Dự án MK-ULTRA Trong Chiến tranh lạnh, CIA đã tiến hành một cuộc nghiên cứu bí mật và phi pháp với đối tượng là con người. Được biết đến với tên Dự án MK-ULTRA, chương trình thử nghiệm tác động của thuốc gây ảo giác, thuốc an thần, thôi miên, bức xạ và vi trùng với mục đích biến con người thành những cỗ máy dễ dàng bị điều khiển. Năm 1973, Giám đốc CIA Richard Helms đã ra lệnh hủy toàn bộ hồ sơ về MK-ULTRA song một năm sau dự án bị tờ The New York Times phanh phui. Năm 1975, một cuộc điều tra do quốc hội phối hợp với chính phủ tiến hành đã ra kết luận cho thấy trong gần 2 thập niên, CIA chi gần 20 triệu USD và thuê các nhà nghiên cứu tại hơn 30 trường đại học tiến hành các thí nghiệm bí mật với những người bình thường mà không có sự đồng ý của họ. Một số sử gia cho rằng mục tiêu của chương trình là nhằm tạo ra hệ thống kiểm soát tâm trí để CIA có thể lập trình con người thực hiện các vụ ám sát, theo tạp chí Time. Tuy dự án đã bị hủy và một số quan chức bị kỷ luật nhưng nhiều người tin rằng chính phủ Mỹ chưa từ bỏ ý đồ điều khiển con người và các cuộc thí nghiệm bí mật vẫn tiếp diễn đến tận ngày nay.
Sơn Duân
Theo TNO
Mỹ thử thành công tên lửa đối hạm tự phát hiện mục tiêu Ngày 6-9, Cơ quan các Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại và Văn phòng nghiên cứu hải quân Mỹ cho biết, họ vừa phóng thử thành công nguyên mẫu tên lửa đối hạm tầm xa đầu tiên có thể tự động phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Theo ông Artie Mabbett, giám đốc chương trình tên lửa đối hạm tầm...