Pakistan càn quét khủng bố, bắt hơn 5.000 người sau vụ đánh bom Lahore
Chính quyền Pakistan đã tiến hành ít nhất 160 cuộc đột kích, càn quét chống khủng bố, bắt giữ tới 5.221 người ngay sau vụ đánh bom tự sát tại công viên ở thành phố Lahore ngày 27.3, cướp đi mạng sống của hơn 70 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Hiện trường vụ đánh bom tự sát tại công viên ở thành phố Lahore ngày 27.3
Theo DawnNews, tổng cộng có khoảng 5.221 người bị bắt giữ trong các chiến dịch đột kích, càn quét khủng bố của chính quyền Pakistan, trong đó, 5.005 người được thả sau khi bị thẩm vấn và điều tra lý lịch, nhân thân.
221 nghi phạm khác vẫn đang bị giam giữ chờ điều tra thêm, ông Rana Sanaullah, một quan chức tỉnh Punjab cho hay.
“Sau khi điều tra thêm, chúng ta sẽ có thêm thông tin về họ. Nếu có bất cứ ai bị phát hiện có tội, họ sẽ phải trả giá”, Reuters dẫn lời ông Rana Sanaullah.
Vị quan chức Pakistan cũng cho biết thêm rằng, các cuộc đột kích, càn quét khủng bố được tiến hành bởi một lực lượng hỗn hợp bao gồm cảnh sát, đặc nhiệm chống khủng bố, các cơ quan tình báo. Ông cũng cho hay, tất cả các cơ quan thực thi pháp luật của Pakistan sẽ tiếp tục vào cuộc, phối hợp trong các chiến dịch càn quét tiếp theo.
Đặc nhiệm Pakistan tại hiện trường vụ đánh bom tự sát ngày 28.3.
Làn sóng nổi dậy và bạo lực đã leo thang ở Pakistan kể từ khi nước này tham gia chiến dịch chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu kể từ sau vụ khủng bố 11.9.2001 nhắm vào nước Mỹ.
Video đang HOT
Phe Jamaat-ul-Ahrar của Taliban, từng tuyên bố trung thành với tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom tự sát đẫm máu hôm 27.3 tại Lahore. Chúng tuyên bố mục tiêu của vụ đánh bom là nhằm sát hại hàng loạt các tín đồ Công giáo. Pakistan có dân số chủ yếu là người Hồi giáo và chỉ có khoảng 2 triệu người theo Công giáo.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, Jamaat-ul-Ahrar đã thực hiện 5 cuộc tấn công lớn đẫm máu ở Pakistan và vừa đe dọa sẽ tiếp tục tàn sát người vô tội ngày 29.3. Lần này chúng đe dọa sẽ nhắm vào các phương tiện truyền thông Pakistan.
“Tất cả các người sẽ lần lượt trở thành nạn nhân trong cuộc chiến này, đặc biệt là đám nô lệ truyền thông Pakistan. Chúng ta đang đợi thời điểm chín muồi”, Ehsanullah Ehsan, phát ngôn viên của Jamaat-ur-Ahrar tuyên bố.
Trong khi đó, ông Haider Ashraf, một quan chức cấp cao của Pakistan cho hay, mục tiêu của những kẻ khủng bố không chỉ là cộng đồng Công giáo mà nhiều tín đồ Hồi giáo cũng mất mạng trong vụ đánh bom tại công viên ở Lahore ngày 27.3.
Theo Danviet
Nga phủ nhận bán Su-35 cho Pakistan sau khi đàm phán
Bất chấp tuyên bố của Cô vân Tông thông Nga Vladimir Kozhin về việc Nga và Pakistan đang đàm phán về thương vụ Su35, Moscow vẫn phủ nhận thông tin này.
Nga phủ nhận
Hãng tin RIA Novosti ngày 29/3 dẫn lời ông Vladimir Drozhzhinov, phó chủ tịch Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) cho hay, cơ quan này đang đàm phán với Pakistan về việc cung cấp trực thăng tấn công Mi-35. Hoàn toàn không có chuyện thảo luận về tiêm kích đa năng Su-35S.
"Chúng tôi không thảo luận với đối tác Pakistan về vấn đề này. Hợp đồng giữa chúng tôi với khách hàng liên quan đến trực thăng tấn công Mi-35M. Chúng tôi chỉ cung cấp vũ khí này cho Pakistan để chống khủng bố", ông Vladimir Drozhzhinov tuyên bố.
Tuyên bố này trái ngược hoàn toàn với thông tin trước đó được Cô vân Tông thông Nga, ông Vladimir Kozhin cũng tuyên bố trên RIA Novosti hồi tháng 7/2015.
Theo vị cố vấn này, Nga co thê cung câp môt sô đơn vi trưc thăng tân công Mi-35M va may bay chiên đâu thê hê 4 Su-35 cho Pakistan.
Ông V. Kozhin cho biết thêm, qua trinh đam phan sơ bô liên quan tơi hơp đông trên đang đươc thưc hiên. Tuy nhiên, ông V. Kozhin tư chôi tiêt lô sô lương trưc thăng Mi-35M va may bay Su-35 Pakistan muôn mua.
Nêu thông tin trên trơ thanh hiên thưc, Pakistan se la quôc gia thư hai trên thê giơi, sau Trung Quôc sơ hưu dong may bay Su-35 hiên đai bâc nhât thế giới do Nga sản xuất.
Tiêm kích Su-35.
Liên tiếp những cuộc đàm phán mua vũ khí Nga diễn ra giữa Moskva và Islamabad thực hiện ngay sau khi Nga bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia Nam Á này hồi năm 2014 được phương Tây lý giải rất đơn giản.
Cụ thể, Pakistan là quốc gia có vị trí chiến lược và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến khu vực này, ngoài ra quốc gia Nam Á này còn là khách hàng đầy tiềm năng với Nga.
Đặc biệt, sau khi Ấn Độ chuyển hướng sang mua nhiều vũ khí phương Tây hơn đã làm Nga thay đổi quyết định và những bản hợp đồng như trực thăng Mi-35M, tiêm kích Su-35 được ký kết là vấn đề hoàn toàn có thể đoán trước.
Truyền thông Nga cho biết, ngoài trực thăng tấn công Mi-35 và tiêm kích Su-35S, Pakistan còn ngỏ ý muốn mua trực thăng Mi-26 với phiên bản mới nhất, máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-17 và trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.
Nghệ thuật bán hàng
Việc Pakistan bất ngờ dành sự quan tâm đến vũ khí Nga được giới chuyên gia nhận định đây được xem là bước chuyển mình quan trọng của quốc gia Nam Á này nhằm đa dạng hóa nguồn cung vũ khí và giảm lệ thuộc vào nguồn cung truyền thống từ Trung Quốc.
Ngoài ra, sự chuyển hướng của Pakistan còn cho thấy nghệ thuật bán hàng của Nga khi lôi kéo cả Pakistan và Ấn Độ cùng vào cuộc chơi nhưng vẫn không làm mất lòng bên nào.
Hiện lực lượng Không quân của Ấn Độ chủ yếu dựa vào chiến đấu cơ do Nga sản xuất. Hồi tháng 5/2013, New Delhi quyết định thành lập Phi đội "Black Panthers" trang bị trên tàu sân bay gồm 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi, được Nga cung cấp cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ theo bản hợp đồng ký kết năm 2004.
Chiến đấu cơ mạnh nhất của Ấn Độ hiện nay có nguồn gốc từ Nga là loại chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30MKI thuộc lực lượng United Aircraft Corp. Hiện có khoảng 150 chiếc hiện đang hoạt động và con số này sẽ được nâng lên 272 chiếc tính đến năm 2019.
Hiện Ấn Độ và Nga đang cùng nghiên cứu phát triển loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ nhận bàn giao khoảng 140 chiếc loại này sau năm 2020. Trong quân đội Ấn Độ hiện nay cũng có sự phục vụ của các trực thăng đời mới Mil-17, có tên gọi Mil-17 V-5.
Chương trình vũ khí do New Delhi và Moscow hợp tác sản xuất được cho là thành công nhất là tên lửa BrahMos. Hiện tên lửa BrahMos được phát triển với nhiều biến thể khác nhau và đã được trang bị trên chiến đấu cơ Su-30MKI.
Trang bị có nguồn gốc Nga mang ý nghĩa chiến lược với Ấn Độ là tàu sân bay Vikramaditya. Theo kế hoạch, tàu sân bay Vikramaditya sẽ được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2013.
Về lược lượng tàu ngầm, trong biên chế Hải quân Ấn Độ hiện có khoảng 15 tàu ngầm đang hoạt động, trong đó 11 chiếc nguyên thủy của Liên xô/Nga, chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thuộc lớp Akula chạy bằng năng lượng hạt nhân được Hải quân nước này thuê từ Nga.
Để tăng cường hơn nữa vũ khí Nga, Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga trang bị một loạt các tàu khu trục tàng hình lớp Talwar. Trong lực lượng của mình, quân đội Ấn Độ có khoảng 5.000 xe tăng và xe bọc thép chiến đấu là sản phẩm của Liên Xô/Nga, trong đó có số lượng lớn các tăng T-72 và T-55.
Và một trong những sản phẩm của Nga được xuất khẩu nhiều nhất cho quân đội, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự Ấn Độ là súng AK và các đời súng AK mới hơn.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của bé gái Pakistan Để thoát khỏi tay Taliban và thực hiện ý nguyện trở thành vận động viên, Maria Toorpakai buộc phải đốt hết váy và cắt tóc ngắn giả làm con trai từ khi còn nhỏ. Maria Toorpakai (ngoài cùng bên trái) giả trai để thực hiện ước mơ trở thành vận động viên. Ảnh: The New Day Theo Mirror, nhìn ngọn lửa đang cháy...