Pakistan bầu thủ tướng mới, Trung Quốc cho vay 2 tỷ USD
Chỉ vài ngày sau khi cuộc bầu cử thủ tướng tại Pakistan kết thúc, Trung Quốc đã cho quốc gia Nam Á vay 2 tỷ USD để thể hiện mối quan hệ gần gũi.
Tân thủ tướng Pakistan Imran Khan (Ảnh: Livemint)
Cuối tuần trước, báo Express Tribune (Pakistan) dẫn tin từ các quan chức bộ Tài chính Pakistan cho biết, Trung Quốc đã đồng ý cho Islamabad vay 2 tỷ USD để giúp quốc gia Nam Á giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế.
Chỉ tính riêng số tiền Trung Quốc cho Pakistan vay trong 13 tháng qua đã gần bằng khoản vay mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Pakistan, trị giá 6,2 tỷ USD. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ sự quan ngại về khoản tiền khổng lồ mà Pakistan đang nợ Trung Quốc, đồng thời cho biết ông sẽ theo dõi xem liệu chính phủ mới của Pakistan có sử dụng tiền vay của IMF để trả nợ Trung Quốc hay không.
Thông tin về khoản vay mới của Bắc Kinh dành cho Islamabad được đưa ra chỉ vài tuần sau khi ông Imran Khan, cựu ngôi sao cricket nổi tiếng thế giới, giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và trở thành tân thủ tướng Pakistan. Ông Khan nhậm chức vào thời điểm Pakistan đang phải đối mặt với không ít khó khăn, từ nền kinh tế yếu kém cho tới bạo lực khủng bố và tham nhũng. Trong chính sách đối ngoại, tân thủ tướng Pakistan vẫn chủ trương thắt chặt quan hệ với Trung Quốc.
“Trung Quốc là láng giềng của chúng ta. Chúng ta sẽ tăng cường quan hệ với họ. Dự án CPEC do Trung Quốc khởi động tại Pakistan sẽ cho chúng ta cơ hội thu hút đầu tư vào Pakistan”, ông Khan nói trong bài phát biểu tuyên bố chiến thắng phát sóng trực tiếp trên truyền hình.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, tân thủ tướng Pakistan không có nhiều lựa chọn. Phe quân sự rất mạnh tại Pakistan vẫn tiếp tục hối thúc bên dân sự duy trì mối quan hệ thân cận với Trung Quốc để đảm bảo dòng chảy của khoản vay hơn 60 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).
Sự hỗ trợ của Bắc Kinh được cho là có ý nghĩa lớn với Islamabad, cho thấy sự gắn kết giữa Trung Quốc và Pakistan trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, ngoại giao cho tới quân sự trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cắt giảm viện trợ quân sự cho quốc gia Nam Á.
Rời xa Mỹ, xích lại gần Trung Quốc
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 30/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết Bắc Kinh hoan nghênh chính phủ mới của Pakistan. Nhiều chuyên gia đồng tình với nhận định rằng Pakistan đang xích lại gần Trung Quốc hơn Mỹ.
“Ông Khan có thể muốn cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng Trung Quốc và Pakistan đang lệ thuộc lẫn nhau. Ông ấy sẽ không thể thay đổi điều đó”, Wang Yiwei, giám đốc Viện Các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết.
“Hiện đang có sự đồng thuận chính trị sâu rộng tại Pakistan về việc duy trì mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh. Đây là điều phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ đang phải đối mặt với tương lai bất ổn”, Michael Kugelman, nhà nghiên cứu cấp cao về Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson ở Washington, nhận định.
Theo Dhruva Jaishankar, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Brookings Ấn Độ, tân Thủ tướng Khan không có nhiều lựa chọn vì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra trước mắt cho ông là vực dậy nền kinh tế suy yếu của Pakistan.
“Pakistan cần những người bạn có sức mạnh và Trung Quốc là một trong số ít những người bạn mà Islamabad có thể dựa vào. Ông Khan biết điều này và ông ấy sẽ làm những gì cần thiết để đảm bảo rằng mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan luôn vững mạnh”, ông Dhruva Jaishankar nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri/ Bloomberg
Mỹ tiết lộ nơi cất giấu vũ khí hạt nhân của Pakistan
Báo cáo của các nhà khoa học Mỹ cho thấy Pakistan đang cất giữ vũ khí hạt nhân ở 9 địa điểm bí mật trên khắp đất nước.
Một tên lửa chiến thuật có thể mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan. Ảnh: Indian Defense Review.
Báo cáo của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) mới đây cho thấy Pakistan đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân về cả chất lượng và số lượng, đồng thời cất giữ loại vũ khí này ở nhiều địa điểm trên cả nước, Zee News hôm nay đưa tin.
Dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại và nhiều nguồn tin địa phương, hai nhà khoa học Hans M. Kristensen và Robert S. Norris thuộc FAS cho rằng Islamabad đang triển khai vũ khí hạt nhân tại ít nhất 9 địa điểm thuộc 4 tỉnh Punjab, Sindh, Balochistan Khyber Pakhtunkhwa.
Số vũ khí này phần lớn được cất giấu trong những cơ sở và kho lưu trữ có vị trí biệt lập với khu dân cư hoặc ngầm dưới lòng đất, trong đó tỉnh Punjab giáp với Ấn Độ có tới 4 cơ sở.
Vị trí tỉnh Punjab của Pakistan. Đồ họa: Indian Defense Review.
Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi hôm 20/9 tuyên bố nước này đã phát triển vũ khí hạt nhân tầm ngắn để đáp trả chiến lược quân sự Cold Start (Khởi đầu lạnh) của Ấn Độ.
Theo India Today, học thuyết Khởi đầu lạnh là một chiến lược quân sự của Ấn Độ nhằm phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng, loại bỏ khả năng chiến đấu của quân đội Pakistan trước khi cộng đồng quốc tế kịp can thiệp, nhưng không gây ra rủi ro xung đột hạt nhân.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn trong trạng thái căng thẳng do những mâu thuẫn và tranh chấp chủ quyền ở khu vực biên giới Kashmir. Giữa hai nước đã xảy ra ba cuộc chiến tranh kể từ năm 1947, trong đó hai cuộc chiến liên quan đến vùng tranh chấp Kashmir.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tòa án tối cao Pakistan truất quyền thủ tướng Tòa án tối cao Pakistan hôm nay truất quyền Thủ tướng Nawaz Sharif vì ông có liên quan đến các cáo buộc tham nhũng. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Ảnh: Reuters. "Ông Nawaz Sharif không đủ tư cách là thành viên quốc hội. Do đó, ông ấy phải ngừng giữ vị trí thủ tướng", AFP dẫn lời thẩm phán Ejaz Afzal Khan phát...