Pa Pỉnh Tộp: Đặc sản cá nướng mắc khén Tây Bắc đốn gục mọi du khách
Pa pỉnh tộp (hay còn gọi là cá nướng gập) là món ăn truyền thống đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Nguyên liệu sử dụng chế biến món đặc sản này hoàn toàn lấy từ tự nhiên. Qua đôi bàn tay khéo léo của người chế biến đã tạo nên món cá nướng mang đậm chất núi rừng, vô cùng đặc sắc. Ai đã từng được thưởng thức cũng xuýt xoa, gật đầu khen ngon.
Do cuộc sống gắn liền với núi rừng, sông suối nên người Thái Tây Bắc đã sáng tạo ra văn hoá ẩm thực hết sức đa dạng, phong phú, mang nét đặc trưng riêng không trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào. Trong đó, “Pa pỉnh tộp” là một trong những món ăn tạo nét ẩm thực độc đáo riêng chỉ người Thái mới có.
Bí quyết để tạo nên món “pa pỉnh tộp” ngon hết sức cầu kỳ, đòi hỏi người chế biến phải có sự am hiểu về các loại nguyên liệu, gia vị.
Đầu tiên là chọn cá, có thể sử dụng cá chép, cá trôi hoặc cá trắm… sống trong môi trường nước sạch, có trọng lượng từ 0,5kg – 1kg và cá phải thật tươi. Sau đó, làm sạch vảy cá, dùng dao mổ dọc sống lưng thay vì mổ bụng để cá có thể dễ dàng khi nhồi gia vị.
Cách chế biến “pa pỉnh tộp” hết sức cầu kỳ, đòi hỏi người làm phải khéo tay.
Video đang HOT
Yếu tố tạo nên độ hấp dẫn, thơm ngon của món “pa pỉnh tộp” đó là sự phối hợp hài hòa của nhiều loại gia vị gồm: Gừng, sả, rau thơm, ớt, tỏi…, đặc biệt, một trong những gia vị không thể thiếu là hạt mắc khén rừng. Các loại gia vị sau khi được băm, thái nhỏ, đem trộn đều với nhau, một phần nhồi vào trong bụng cá, phần còn lại sát đều vào thân cá, ướp trong thời gian từ 30 – 40 phút cho cá ngấm đều gia vị.
“Pa pỉnh tộp” khi tẩm ướp xong gia vị sẽ được kẹp với thanh tre chẻ đôi để nướng.
Trước khi nướng, gập úp cá lại và cho vào thanh tre chẻ đôi để kẹp, dùng lạt buộc hai đầu thanh tre lại. Sau đó, cho cá lên bếp than hồng nướng, chú ý lửa than phải đều và giữ khoảng cách vừa đủ đảm bảo nhiệt độ cho cá chín đều. Than để nướng phải là than từ củi gỗ rừng, nếu dùng than gỗ tạp hoặc than hoạt tính, sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên của cá.
Khi nướng cá phải dùng than củi gỗ rừng.
Khi nướng chín bên ngoài cá có màu ruộm và tỏa hương thơm ngào ngạt. Khi ăn cá rất ngon, béo ngậy, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận được vị ngọt từ thịt cá, vị cay nồng của ớt tỏi, vị thơm của các loại rau thơm, hăng hăng tê tê nơi đầu lưỡi của hạt mắc khén… Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn độc đáo, thơm ngon, vô cùng hấp dẫn.
“Pa pỉnh tộp” nướng chín có màu vàng ươm, sẽ tỏa ra hương vị rất thơm và ăn rất ngon.
Ngày nay, “pa pỉnh tộp” không chỉ là món ăn dân dã quen thuộc trong mỗi gia đình của người Thái mà còn trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ẩm thực dân tộc phục vụ thực khách.
Theo Danviet
Hơn 40 nhà dân có nguy cơ bị vùi lấp do đỉnh đồi nứt đôi
Sau đợt mưa lũ do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, trên địa bàn bản Xim, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) xuất hiện vết nứt trên một quả đồi, nguy cơ sạt lở cao, đe dọa vùi lấp hàng chục hộ dân.
Bản Xim, xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát có hàng chục hộ đồng bào dân tộc Thái sống dọc theo chân đồi. Nơi đây xưa nay ít xảy ra tình trạng sạt lở đất.
Tuy nhiên, sau đợt mưa lũ do ảnh hưởng cơn bão số 3 đầu tháng 8 vừa qua, người dân địa phương đã phát hiện trên ngọn đồi phía sau nhà nứt làm đôi, nguy cơ sạt lở rất cao. Hàng trăm nghìn tấn đất đá đe dọa đến sự an toàn của hơn 40 hộ dân sống phía dưới chân đồi.
Nứt đồi, đe dọa đến sự an toàn của hơn 40 hộ dân tại bản Xim, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
Trước tình hình trên, UBND huyện Mường Lát đã thành lập đoàn công tác đến địa phương kiểm tra thực tế. Tại đây, một vết nứt có chiều rộng hơn 1m, kéo dài hàng trăm mét trên quả đồi dễ dẫn đến sạt lở khi mưa xuống.
Qua rà soát, có 43 hộ dân đang nằm trong khu vực nguy hiểm. Sau khi phát hiện vết nứt, người dân địa phương vô cùng hoang mang, lo lắng.
Anh Hà Văn Khặt, người dân bản Xim cho biết, nếu mưa lớn hay lũ lụt, một phần quả đồi có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Trong những ngày tới, nếu có mưa gia đình anh sẽ không dám ở lại nữa.
Trước nguy cơ tiềm ẩn sự nguy hiểm nêu trên, nhiều hộ dân nơi đây mong muốn được các cấp chính quyền và ngành chức năng hỗ trợ xây dựng khu tái định cư để di dời đến nơi ở an toàn hơn.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, phía trên đồi, sau nhà của hàng chục hộ dân xuất hiện vết nứt sau hoàn lưu bão số 3 vừa qua. Trong đợt mưa bão vừa qua, huyện đã di dời toàn bộ các hộ ra khỏi địa điểm khác an toàn hơn. Tuy nhiên sau khi hết ảnh hưởng mưa bão, bà con đã quay về, nhưng khả năng sẽ không ở lại bản được.
Cũng theo ông Cường cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Xây dựng đã lên kiểm tra, đánh giá, báo cáo tỉnh để xin chủ trương cho bà con với hơn 40 hộ dân được tái định cư sang nơi khác để đảm bảo an toàn.
Cùng với những vùng sạt lở của đợt mưa lũ cuối tháng 8 năm 2018, toàn huyện Mường Lát hiện có hơn 300 hộ nằm trong diện cần được di dời tái định cư khẩn cấp. Trong khi đó, nguồn kinh phí cho xây dựng các khu tái định cư mới nằm ngoài khả năng của địa phương này.
Theo Duy Tuyên (Dân trí)
Sơn La: Dân nghèo sau hang tối Thẳm Luông mong muốn gì? Nằm sâu trong thung lũng giữa bốn bề núi đá, đồng bào dân tộc Thái ở bản Chùn (xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) vẫn trong diện đặc biệt khó khăn. Cuộc sống nghèo do nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là đường giao thông đi lại quá vất vả, gian nan. Con đường mưu sinh của bản phải đi...