P-8A Mỹ bay trên đầu Trung Quốc: Căng như dây đàn!
Trong chuyến tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ bằng máy bay P8A, Mỹ đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh cáo 8 lần bằng những lời lẽ nặng nề nhất.
Cảnh báo thô bạo
Theo thông tin được CNN công bố sau chuyến bay tuần tra Biển Đông hôm 20/5 của máy bay P-8A, phóng viên CNN đã không phải đợi quá lâu để được biết Trung Quốc khó chịu ra sao trước sự xuất hiện của Mỹ.
“Đây là Hải quân Trung Quốc… Đây là Hải quân Trung Quốc… Hãy đi đi… để tránh hiểu nhầm” – một giọng nói bằng tiếng Anh vang lên trên sóng radio.
Có lúc anh ta đã cáu kỉnh: “Đây là Hải quân Trung Quốc… Các người cút đi!”, Đại úy Mike Parker, chỉ huy phi đội máy bay trinh sát P-8 và P-3 của Mỹ ở châu Á cho biết.
Lời cảnh báo này được Trung Quốc đưa ra khi chiếc máy P-8A bay tới gần hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi đó, chiếc P-8A đang bay ở độ cao chỉ khoảng 4.500 mét.
Hai phi công điều khiến chiếc P-8A của Mỹ tuần tra trên Biển Đông.
Phát biểu sau chuyến bay tuần tra, Đại úy Mike Parker cho biết: “Cũng như nhiều người khác, tôi vẫn không hiểu nổi người Trung Quốc đang làm gì ở đây. Gần đây chúng tôi còn chứng kiến hoạt động xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ngày càng tăng trên những đảo nhân tạo này”.
Theo những hình ảnh được CNN công bố cho thấy, những doanh trại quân đội, một tháp canh gác đồ sộ và một đường băng dài đủ cho máy bay quân sự hạ cánh đang được xây dựng trên bãi đá Chữ Thập, khiến nhiều người gọi đây là “tàu sân bay không thể chìm” của Trung Quốc.
Sau khi bay qua bãi đá Chữ Thập, chiếc P-8 của Mỹ tiếp tục bay tới bãi đá Vành Khăn, nơi hàng chục tàu hút cát của Trung Quốc đang hối hả phun cát lấy từ dưới đáy biển lên bãi đá ngầm để tạo thành hòn đảo nhân tạo lớn, đồng thời nạo vét khu vực cầu cảng ở bên trong.
Video đang HOT
Đại úy Parker cho biết: “Chúng tôi chứng kiến hoạt động này mỗi ngày. Tôi cho rằng họ làm thông cả những ngày cuối tuần, vì lúc nào bay qua đây chúng tôi đều nhìn thấy họ làm việc”.
Và để bảo vệ các bãi đá này, Trung Quốc bố trí nhiều tàu chiến, tàu hải cảnh và các vị trí phòng thủ chặt chẽ, chứng tỏ Trung Quốc rất coi trọng giá trị của những hòn đảo nhân tạo phi pháp này, CNN cho biết thêm.
Hiện nay, Hải quân Mỹ đang xem xét việc cho các máy bay trinh sát áp sát gần hơn nữa với những hòn đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc, cũng như điều tàu chiến tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với những đảo nhân tạo này.
Máy bay tuần tra Mỹ ghi lại hình ảnh Trung Quốc cải tạo trái phép tại đá Chữ Thập.
Thượng nghị sĩ yêu cầu mạnh mẽ hơn
Trong khi đó, kế hoạch điều tàu chiến và máy bay Mỹ vào khu vực 12 hải lý quanh khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp được ông Ben Cardin, Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cho rằng sẽ là một bước tiến tích cực.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin cho rằng Trung Quốc sẽ ít có khả năng phản ứng khi Mỹ tuần tra quân sự trong khu vực này so với những nỗ lực tương tự của các nước láng giềng Đông Nam Á:
“Những gì đang làm là ngăn chặn một sự kiện hoặc một hành động khiêu khích từ Trung Quốc. Nếu một trong những quốc gia Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ tuần tra, có nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ có hành động. Nhưng nếu đó là Mỹ, tôi nghĩ rằng ít có khả năng họ dám hành động”.
“Tôi cho rằng thực sự ít có gì gọi là khiêu khích khi Mỹ nâng cao lá cờ của mình. Tôi không nghĩ Trung Quốc muốn tạo ra một vấn đề với Mỹ”, ông Cardin cho biết tại một sự kiện ở Christian Sience Monitor.
Trong khi đó trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel thúc giục ông Cardin không bỏ về sau khi vị Thượng nghị sĩ này phàn nàn: “Chúng tôi thực sự không thấy bất kỳ phản ứng nào với những kiểu hành động khiêu khích ngoài việc ra thông cáo báo chí”.
“Và tôi nghĩ rằng chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa. Chúng tôi muốn đồng minh của chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía họ rất nhiều để chống lại các hành động khiêu khích”, ông Cardin nói với Russel.
Tổng thống Obama quyết định xoay trục chiến lược sang châu Á năm 2012, triển khai tỉ lệ hải quân lớn ở Thái Bình Dương để giúp chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Tuy nhiên nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines vẫn phàn nàn Mỹ nói nhiều hơn làm.
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ làm gì để thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Quân đội Mỹ tính chuyện thách thức Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý ở Biển Đông, nhưng Lầu Năm Góc sẽ làm gì và như thế nào?
Quân đội Mỹ tính chuyện thách thức Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý ở Biển Đông, nhưng Lầu Năm Góc sẽ làm gì và như thế nào?
Người ta tự hỏi nguyên do đằng sau thách thức nói trên, việc thực hiện thách thức đó được thực thi như thế nào trong thực tế và những tác động của nó là gì?
Quân đội Mỹ đã đề ra các biện pháp thách thức hoạt động cải tạo đất mà Trung Quốc đang ráo riết tiến hành ở Biển Đông. Nhiều người lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đòi hỏi những đặc quyền cho các "hòn đảo nhân tạo" mà Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, những đặc quyền (như có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa...) mà các rạn san hô và bãi đá ngầm không hề có.
Quá trình hút cát đắp đảo trái phép của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa.
Điều 60 (8) của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã qui định rõ rằng đảo nhân tạo, các cấu trúc nhân tạo nổi lên trên mặt biển không được coi là đảo. "Chúng không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
Tàu và máy bay Hải quân Mỹ sẽ được sử dụng để minh họa Điều 60 (8) của UNCLOS. Chiểu theo Điều 60 (8) này, tàu chiến Mỹ có thể đi qua vùng biển sát các "đảo nhân tạo" của Trung Quốc vì các tính năng được cải tạo đất nói trên không có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý.
Nếu phản đối hành động của tàu Mỹ, Trung Quốc sẽ phải công khai tuyên bố rằng những thực thể mà nước này bồi đắp trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở Biển Đông là "đảo" và điều này vi phạm luật pháp quốc tế (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã ký kết. Mặt khác, nếu im lặng, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận thách thức trực tiếp về pháp lý đối với hoạt động cải tạo đất (mà thực chất là hút cát đá, đắp đảo trái phép) ở Biển Đông. Qua hành động nói trên, người Mỹ muốn chứng minh rằng cam kết của họ đối với tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế không phải là "nói suông" và hối thúc Bắc Kinh làm rõ mức độ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tất nhiên, hành động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, một phần tùy thuộc vào cách nó được thực thi như thế nào cũng như phản ứng của Bắc Kinh. Về cơ bản, Mỹ sẽ bị lôi kéo vào một khu vực tranh chấp - trong đó các tính năng có thể được định nghĩa khác nhau - để hỗ trợ cho quan điểm pháp lý quốc tế mà Trung Quốc có thể không chấp nhận.
Việc đưa tàu chiến và máy bay hải quân Mỹ đến gần hoặc đi qua các "hòn đảo nhân tạo" (của Trung Quốc) tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việc đưa tàu chiến và máy bay hải quân Mỹ đến gần hoặc đi qua các "hòn đảo nhân tạo" (của Trung Quốc) tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hoặc tính toán sai lầm từ phía máy bay, tàu chiến của Mỹ và tàu Trung Quốc. Trong khi đây là những rủi ro mà Washington có thể cuối cùng sẽ phải sẵn sàng chấp nhận, điều quan trọng là thấy trước được những hậu quả của hành động này.
Theo The Wall Street Journal, khi máy bay Mỹ bay gần (chứ chưa vào) khu vực 12 hải lý quanh các "đảo nhân tạo" nói trên, ở bên dưới đã ngay lập tức cảnh báo rằng máy bay đang tiến gần "lãnh thổ Trung Quốc".
Trung Quốc đã phản ứng trước thách thức của Mỹ thông qua việc thề sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và cảnh báo các bên "tiến hành các hành động mạo hiểm và khiêu khích".
Hơn nữa, hiện chưa rõ liệu động thái "đưa tàu và máy bay hải quân" đến gần các "đảo nhân tạo" có buộc được Trung Quốc phải làm rõ yêu sách của mình. Bắc Kinh có thể ra tuyên bố lên án Mỹ phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông, trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đảo trái phép.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Báo Pháp: Trung Quốc muốn "độc chiếm cả Biển Đông" Nhật báo Libération của Pháp mới đây dành hai trang lớn cho vùng Biển Đông, trở lại sự việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp lấn biển thay đổi hiện trạng các đảo đang có tranh chấp chủ quyền với các nước xung quanh. Một hòn đảo bị Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông. Ảnh nguôn CSIS "Từ nhiều tháng...