Ôtô Trung Quốc nhập vào Việt Nam 5 tháng đạt kỷ lục, tăng tới 230%
Tổng cục Hải quan cho biết, lượng xe Trung Quốc nhập vào Việt Nam 5 tháng qua đạt kỷ lục hơn 9.400 chiếc, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm, có hơn 967 chiếc xe con dưới 9 chỗ ngồi Trung Quốc được nhập vào Việt Nam; so với lượng xe con nhập từ Thái Lan, Indonesia hay Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam, xe Trung Quốc chỉ là muối bỏ biển. Tuy nhiên, so với chính mình, xe con Trung Quốc vào Việt Nam được gần 1.000 chiếc xe như hiện tại là một thành tựu.
Như vậy, bình quân từ tháng 3, mỗi tháng có từ 180 đến 260 chiếc xe con nguyên chiếc Trung Quốc nhập vào Việt Nam; riêng tháng 1, xe nhập của Trung Quốc vào Việt Nam đột biến đạt trên 334 chiếc.
Sự gia tăng của xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi trong thời gian gần đây cho thấy các loại xe Trung Quốc đã được đón nhận bởi một phận giới trẻ.
Cùng kỳ năm 2020, xe con Trung Quốc nhập về Việt Nam chỉ khoảng 286 chiếc, tổng lượng xe các loại từ Trung Quốc về Việt Nam cũng chỉ khiêm tốn hơn 1.500 chiếc. Tuy nhiên, bước sang năm nay, các loại xe của Trung Quốc đã tăng tốc, trong đó phải nhấn mạnh lượng xe con tăng hơn 681 chiếc, tăng hơn 230% so với cùng kỳ 2020.
Hiện, xe nhập các loại từ Trung Quốc vẫn bị đánh thuế nhập khẩu từ 54-70% tùy theo dung tích, chủng loại, riêng dòng xe con đều bị đánh thuế trên 54% theo mức thuế suất MFN của WTO.
Tuy nhiên, trên thị trường, giá xe nhập từ Trung Quốc hiện khá rẻ, những mẫu Baic Beijing X7, Zotye chỉ có giá dao động từ 540 đến 700 triệu đồng/chiếc, mức giá tầm trung phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Việt Nam.
Xe Trung Quốc nhập về Việt Nam hiện chủ yếu là xe nội địa. Các dòng xe liên doanh hoặc 100% vốn ngoại như Tesla, Audi, Volvo, Volkswagen dù đặt dây chuyền sản xuất lớn tại Trung Quốc nhưng vẫn không được nhập vào Việt Nam do mức thuế suất cao.
Sự hiện diện của xe Trung Quốc còn qua kênh thứ 3 từ Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Riêng các mẫu xe MG mà Trung Quốc sở hữu đang được lắp ráp tại Thái Lan với thuế nhập 0% đang có mức giá rất cạnh tranh so với Kona, Cross hay Seltos ở Việt Nam.
Video đang HOT
Ba cuộc soán ngôi chóng vánh thị trường xe Việt
Xpander, Fadil, Seltos không mất quá một năm để lật đổ sự thống trị của lần lượt Innova, i10 hay Kona.
Ngôi vương bán chạy nhất lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, Toyota Vios và Ford Ranger đại diện cho những bức tường thành khó bị xô đổ dù có thêm đối thủ mới hay những cái tên cũ gia tăng sức cạnh tranh bằng nhiều cách. Ngược lại, có những cuộc soán ngôi chóng vánh đến nỗi, xe mới vừa mở bán chưa đầy nửa năm đã leo lên ngôi đầu.
Xpander và Innova
Tháng 8/2018, Mitsubishi Xpander được giới thiệu tại thị trường Việt. 990 xe bán ra sau 4 tháng cuối năm không cho thấy dấu hiệu nào của một "ngựa ô" phân khúc. Nhưng bắt đầu từ 2019, mẫu xe nhập khẩu Indonesia của Mitsubishi liên tiếp lọt top xe bán chạy. Xpander cán đích năm đó với con số kỷ lục, 20.098 xe, đánh bật Innova khỏi ngôi số một phân khúc MPV giá dưới một tỷ đồng.
Phiên bản số tự động AT của Xpander tại một đại lý ở Hà Nội. Ảnh: Lương Dũng
Xpander và Innova tuy được xếp chung nhóm xe MPV gia đình nhưng kích thước và tầm giá khác nhau, nơi mẫu xe của Toyota nhỉnh hơn. Nhưng trước khi có sự xuất hiện của Xpander, Innova vẫn là vua doanh số dù thị trường khi đó hiện diện Suzuki Ertiga, Chevrolet Orlando, Kia Rondo, những mẫu xe nhỏ hơn và giá thấp hơn, tương tự mẫu xe của Mitsubishi sau này.
Khách hàng chấp nhận chi nhiều tiền hơn cho Innova để đổi lấy không gian chở người rộng rãi, thương hiệu được bảo chứng. Tuy vậy, xu hướng taxi công nghệ bùng nổ giai đoạn từ 2018, khách sắm xe chạy dịch vụ muốn mức đầu tư thấp và rút ngắn thời gian hồi vốn khiến dòng MPV đa dụng như Xpander, Ertiga bỗng dưng được chú ý trở lại. Ngoại hình trẻ trung, mức giá hợp lý của Xpander nhanh chóng hợp gu khách Việt và vụt chốc trở thành ngôi sao của thị trường.
Innova phiên bản hiện hành. Ảnh: Toyota
Innova vẫn có chỗ đứng trên thị trường khi là lựa chọn của các công ty dịch vụ hơn là khách hàng cá nhân. Tuy nhiên doanh số bắt đầu đi xuống từ 2019. Những ưu điểm của Innova như độ rộng rãi, bền bỉ là không thể phủ nhận. Nhưng với những lựa chọn khác tối ưu ở mức giá và công năng hơn, mẫu xe của Toyota không còn là lựa chọn số một. Nhà vua Innova vì thế đã phải nhường ngôi.
Fadil và i10
Khi bắt đầu giao xe vào tháng 6/2019, VinFast Fadil nhận lãnh nhiều hoài nghi hơn là kỳ vọng về một cuộc lật đổ bởi thương hiệu non trẻ và mức giá cao hàng đầu phân khúc. Hãng xe Việt không công bố số liệu cụ thể lượng bán hàng Fadil năm ấy nhưng con số hai tháng cuối năm là 3.271 xe, kém khoảng hơn 400 xe so với Hyundai i10, cho thấy tín hiệu tích cực.
Một mẫu i10 (màu xanh) dành cho hoạt động lái thử tại TPHCM. Ảnh: Hyundai Trường Chinh
Sang 2020, Fadil và i10 so kè từng tháng một. Cuộc đua chỉ thực sự ngã ngũ khi kết thúc tháng 12, mẫu xe thương hiệu Việt bán 18.106 xe, nhỉnh hơn chỉ 447 xe so với i10. Khoảng cách sít sao nhưng đủ giúp Fadil lật đổ ngôi thống trị của Hyundai i10 hay trước đó là Kia Morning, điều không một mẫu xe Nhật nào làm được.
Một thời gian dài không có nâng cấp đáng kể, phom dáng cũ và tâm lý đợi phiên bản mới ra mắt của khách hàng khiến sức bán hàng của i10 phần nào sụt giảm, tuy vậy không đến mức tụt dốc như trường hợp của Toyota Innova. Ở chiều ngược lại, Fadil được VinFast áp dụng hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá. Bên cạnh đó, hiệu ứng của phong trào ủng hộ hàng Việt và chính những ưu điểm của Fadil như động cơ mạnh nhất phân khúc, option phong phú, giúp mẫu xe cỡ A của VinFast tăng trưởng nhanh chóng.
Fadil lăn bánh tại Hà Nội. Ảnh: Đức Huy
Kết thúc 4 tháng đầu 2021, Fadil tiếp tục dẫn trước i10. Khoảng cách là gần 1.200 xe.
Seltos và Kona
Kia Seltos đánh bật Kona khỏi ngôi số một phân khúc CUV hạng B cũng nhanh như hồi mẫu xe của Hyundai soán ngôi Ford EcoSport. Mở bán từ tháng 7/2020, mẫu xe lắp ráp bởi Trường Hải liên tiếp đứng đầu các tháng cuối năm và nhảy một mạch lên ngôi bán chạy nhất sau 4 tháng đầu 2021.
Một mẫu Hyundai Kona tại Hà Nội. Ả: TC Motor
Trong khi doanh số EcoSport rơi tự do, Kona và Seltos tạo thành cuộc đua song mã xe Hàn mới ở phân khúc. Hyundai Kona từ sau khi mở bán vào tháng 8/2018 chưa có nâng cấp nào đáng kể. Bản facelift (nâng cấp giữa chu kỳ) đã ra mắt toàn cầu nhưng chưa được phân phối tại Việt Nam. Mẫu xe lắp ráp bởi TC Motor vì thế chững lại về doanh số.
Kia Seltos trong lần ra mắt hồi tháng 7/2020 ở Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
Seltos bước ra thị trường chỉ mới hơn nửa năm nhưng nhờ ngoại hình trẻ trung, phong cách xe gầm cao thành thị, mức giá rẻ hơn Kona, trở thành tâm điểm chú ý của phân khúc. Nếu không vì khan hàng do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu tác động bởi dịch Covid-19, doanh số của Seltos còn có thể cao hơn.
Đối thủ tiệm cận về doanh số nhất với mẫu xe của Kia là một cái tên Nhật, Toyota Corolla Cross (hạng B ) với 3.909 xe.
Showroom ôtô ở Trung Quốc trống rỗng vì thiếu xe mẫu Các hãng sản xuất xe tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới buộc phải cắt giảm sản xuất vì thiếu hụt lượng lớn chip bán dẫn. Theo South China Morning Post, tính riêng trong tháng 5/2021, trữ lượng ôtô sản xuất tại Trung Quốc giảm 6,8%, xuống còn 2 triệu chiếc. Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đang làm đứt gãy...