Ôtô nhập khẩu: Thênh thang vào… ngõ hẹp
Thị trường ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) đang trong giai đoạn sôi động, và nếu không có gì đột biến, sẽ còn ít nhất 3 tháng “vui vẻ” nữa trước khi phải đối mặt với những khó khăn.
Viễn cảnh tăng thuế và thay đổi cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt gần như chắc chắn sẽ xảy ra.
Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU năm 2015 đạt khoảng 125.000 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch 3 tỷ USD, tăng 76,6% về lượng và tăng 87,7% về giá trị so với năm ngoái.
Tính riêng tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU cũng ở mức kỷ lục với khoảng 14.000 chiếc và giá trị kim ngạch ước đạt 382 triệu USD.
Tình hình thực tế trên thị trường cũng rất sáng sủa. Các đại lý ôtô tại Hà Nội cho biết lượng khách trực tiếp đến showroom tìm hiểu và đặt mua xe thời gian này đang tăng rất mạnh và dự kiến sẽ càng ngày càng tăng cho đến sát kỳ nghỉ Tết nguyên đán.
Theo nhận định của giới kinh doanh ôtô, có 2 lý do đáng kể nhất giúp thị trường ôtô nhập khẩu trở nên sôi động, thậm chí có thể nói là bùng nổ. Trước hết, đó là nhu cầu mua xe của người dân luôn rất cao vào mỗi dịp cuối năm. Nhưng quan trọng hơn, nhiều người tiêu dùng và kể cả các nhà phân phối cũng đang “tranh thủ” trước khi phải đối mặt với nguy cơ tăng giá do tác động của chính sách thuế.
Liên quan đến nguy cơ tăng giá của ôtô nhập khẩu, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó, nghị định này quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với ôtô CBU sẽ là giá bán buôn của nhà nhập khẩu thay vì tính trên giá CIF thuế nhập khẩu như trước đây.
Đáng chú ý, nghị định này được ban hành trong thời gian đang diễn ra kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII. Theo nghị trình thì ngay tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, sau đó Quốc hội đã quyết định chưa xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Có lẽ đó cũng là lý do để Bộ Tài chính chưa hoàn thiện và ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 108 của Chính phủ. Bởi vậy, theo nhận định thì ít nhất phải đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3/2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới được xem xét và thông qua.
Điều này cũng đồng nghĩa thị trường ôtô nhập khẩu còn ít nhất 3 tháng nữa để tiếp tục “vô tư” sôi động trước khi biết được chính xác tương lai của mình sẽ thế nào.
Bởi khi luật mới với nhiều mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên so với hiện hành được thông qua, cộng với cách tính giá tính thuế mới, giá bán lẻ của nhiều loại xe CBU sẽ tăng lên đáng kể.
Giới kinh doanh ôtô tính toán, nếu luật mới được thông qua đúng như dự thảo và giá tính thuế mới được tính theo quy định của dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 108 đang được Bộ Tài chính xây dựng thì giá bán lẻ của ôtô CBU sẽ đội lên khoảng 3-10% so với hiện nay.
Tuy nhiên, đó mới là khả năng sớm nhất. Nếu luật mới được thông qua ngay tại kỳ họp tới, các điều chỉnh liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được áp dụng từ tháng 7/2016.
Bên cạnh đó, cũng không ít người tiêu dùng tỏ ra lạc quan khi cho rằng không loại trừ khả năng luật mới sẽ chưa được thông qua tại kỳ họp diễn ra vào tháng 3/2016. Bởi theo kế hoạch, đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII và dự kiến sẽ chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày nên hầu như chỉ tập trung tổng kết công tác cả nhiệm kỳ, thực hiện giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021…
Dẫu sao, viễn cảnh tăng thuế và thay đổi cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Khi đó, thị trường ôtô nhập khẩu sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do bất lợi về giá bán. Nhưng trước mắt, thị trường vẫn còn thời gian để “tranh thủ” sôi động.
Theo VnEconomy
Bất ngờ ôtô nhập khẩu từ Ấn Độ
Không phải bất kỳ cường quốc công nghiệp ôtô nào mà Ấn Độ mới là cái tên gây bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đầu năm nay...
Grand i10, mẫu xe đang đắt khách tại thị trường Việt Nam được Hyundai Thành Công nhập khẩu từ Ấn Độ.
Không phải Hàn Quốc, Thái Lan hay bất kỳ cường quốc công nghiệp ôtô nào khác mà Ấn Độ mới là cái tên gây bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giai đoạn đầu năm nay.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng lượng ôtô nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 4.363 chiếc. Đáng chú ý, đây chính là mức kim ngạch xét về lượng cao nhất trong tổng số 12 nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đang nhập khẩu ôtô.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nước có lượng ôtô xuất khẩu vào Việt Nam nhiều thứ 2 giai đoạn đầu năm nay là Hàn Quốc với 3.395 chiếc, thứ 3 là Trung Quốc với 2.878 chiếc và thứ 4 mới là Thái Lan với 2.070 chiếc. Nước có lượng ôtô xuất khẩu vào Việt Nam ít nhất là Nga với vẻn vẹn 8 chiếc.
Xu hướng gia tăng nhập khẩu ôtô từ Ấn Độ đang ngày càng thể hiện rõ nét. Vào cùng kỳ năm ngoái, lượng ôtô nhập khẩu có xuất xứ Ấn Độ chỉ là 864 chiếc, tương đương 20% so với năm nay. Trong khi cùng giai đoạn, lượng ôtô nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt đến 2.226 chiếc và từ Thái Lan đạt 1.016 chiếc.
Tuy nhiên, khi xét về giá trị thì mức kim ngạch cao nhất lại không thuộc về Ấn Độ mà tiếp tục là Trung Quốc.
Cụ thể, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Trung Quốc 2 tháng đầu năm nay đạt hơn 114 triệu USD, đứng thứ 2 là Hàn Quốc với hơn 66,9 triệu USD, đứng thứ 3 là Nhật Bản với hơn 38,3 triệu USD, thứ 4 là Thái Lan với gần 32,4 triệu USD và Ấn Độ chỉ đứng thứ 5 với gần 24,8 triệu USD.
Sự khác biệt giữa các số liệu thống kê về lượng và giá trị kim ngạch cho thấy khá rõ về các loại hình ôtô nhập khẩu trong giai đoạn đầu năm.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chi tiết song theo tính toán của giới kinh doanh ôtô, xe nhập khẩu từ Ấn Độ hiện nay chủ yếu là các loại xe du lịch có mức giá thấp. Điển hình nhất chính mẫu xe Grand i10 và Accent cùng mang thương hiệu Hyundai đang khá đắt khách hiện nay.
Lưu ý rằng, hiện nay Hyundai cũng chính là thương hiệu xe du lịch có sản lượng cao thứ 2 tại thị trường Việt Nam với khoảng 17.000 chiếc bán ra trong năm 2014, chỉ đứng sau Toyota.
Ở chiều ngược lại, sở dĩ ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đảo về giá trị kim ngạch bởi phần lớn là các loại xe tải và xe chuyên dụng có giá trị cao gấp nhiều lần so với các loại xe du lịch thông thường.
Đơn cử trong tháng 1/2015 Việt Nam đã nhập khẩu 1.680 ôtô nguyên chiếc Trung Quốc, trong đó lượng xe tải và xe chuyện dụng là 495 chiếc, chiếm đến 22,7% tổng lượng xe tải nhập khẩu của cả nước. Xe tải Trung Quốc dù có giá thấp hơn so với các loại xe tải có xuất xứ khác và xe lắp ráp trong nước song vẫn luôn mang giá trị rất cao so với xe du lịch thông dụng, nhất là xe nhập khẩu từ Ấn Độ. Thường thì giá của các loại xe tải ở khoảng trên dưới 1 tỷ đồng đến vài tỷ đồng mỗi chiếc.
Đây cũng chính là lý giải rõ nét cho sự khác biệt giữa ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc với ôtô nhập khẩu từ Ấn Độ, giữa giá trị kim ngạch với số lượng xe nhập khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô theo xuất xứ 2 tháng đầu năm 2015:
STT
Xuất xứ
Lượng (chiếc)
Giá trị (USD)
1
Ấn Độ
4.363
24.851.459
2
Anh
251
9.745.471
3
Canada
33
892.900
4
Đức
283
9.001.220
5
Hàn Quốc
3.395
66.906.271
6
Mỹ
235
7.988.816
7
Indonesia
200
1.609.082
8
Nga
8
2.538.100
9
Nhật Bản
1.093
38.332.713
10
Pháp
25
1.983.086
11
Thái Lan
2.070
32.358.554
12
Trung Quốc
2.878
114.184.811
Nguồn: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)
Theo Đức Thọ
Vneconomy
Ôtô 1.000 cm3 trở xuống hết cơ hội giảm thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe hơi dung tích xilanh từ 1.500 cm3 trở xuống áp dụng thuế suất 40% từ ngày 1/7/2016 (giảm 5%) và 35% từ ngày 1/1/2018. Cụ thể, loại xe ôtô có dung tích trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 áp dụng thuế suất 40% từ ngày 1/1/2018 (giảm 5%). Loại có dung tích trên 2.500...