Ôtô ngập nước coi như ‘đồ bỏ’
Xe bị ngập nước bị hư hại, thiệt hại vô cùng lớn. Nếu để nước ngập đến nắp capo thì có thể xem như “đồ bỏ”.
Từ giữa tháng 9 đến nay, nhiều trận mưa lớn kéo dài đã khiến cho nhiều khu vực tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội chìm trong biển nước. Hàng loạt ô tô bị ngập nước.
Thiệt hại nặng nhất kể đến là 20 chiếc ô tô để trong tầng hầm của chung cư Green Hills (P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM) bị ngập sâu, trong đó phần lớn là xe tiền tỷ. Tại Hà Nội mới đây cũng đã có một số ô tô đỗ trong tầng hầm tòa chung cư bị ngập nước gần tới nóc.
Xe ngập nước trong hầm chung cư tại Hà Nội sau trận mưa lớn đêm 21/9/2015.
Xe bị ngập nước thiệt hại vô cùng lớn. Theo ông Hà Minh Tuấn – Tổng giám đốc Công ty AnyCar chuyên kinh doanh xe cũ, nếu xe đã bị ngập nước đến nắp capo thì có thể xem như “đồ bỏ”.
Nước đã đến nắp capo thì động cơ, hút gió cũng bị ngập. Khi đó, nước lọt vào trong các xy-lanh, thông qua hốc gió, hoặc hệ thống xả và nằm lại đó.
Cho dù xe có được mang đi xưởng để xử lý, nước đã được rút sạch ra khỏi xy-lanh, thì vẫn có nguy cơ xy-lanh “ngậm” nước, nổ máy vẫn có thể bị hiện tượng thủy kích. Nếu xe bị thủy kích thì nhẹ nhất cũng phải dỡ máy, thay tay biên và nặng là lốc máy vị vỡ, nứt thì phải thay động cơ.
Trường hợp không bị thủy kích, nhưng nguy cơ xy-lanh “ngậm” nước, cũng sẽ làm cho lòng xy-lanh có thể bị gỉ. Như vậy, động cơ sẽ “uống xăng như uống nước” và hoạt động không ổn định.
Ngoài động cơ, các bộ phận khác cũng thiệt hại vô cùng lớn. Nước sẽ phá hỏng hoặc gây trục trặc các bộ phận điện của xe. Hệ thống dây điện chạy quanh thân xe, các đầu nối sẽ bị nước thâm nhập, đặc biệt ở khu vực bệ trung tâm, để lại nhiều hậu quả sau này.
Xe ngập nước tại tầng hầm chung cư Green Hills đêm 15/9/2015.
Bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại, túi khí… khi bị ngập nước sẽ dẫn đến các hậu quả lâu dài sau này như hoạt động trục trặc, tín hiệu không chính xác, dễ bị chập cháy.
Video đang HOT
Các bộ phận điều khiển bị ngập sớm nhất chính là những công tắc điều khiển ghế. Nước thâm nhập sẽ làm hỏng các mô-tơ, làm tê liệt bộ phận điều khiển ghế ngồi với xe có ghế ngồi điều chỉnh điện.
Cánh cửa xe bị ngập nước, sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn. Hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi.
Với nhiều dòng xe, đặc biệt là xe Nhật, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này. Túi khí sẽ không bung khi có va chạm, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nội thất 1 chiếc ô tô ngập nước bị tháo tung để sấy khô, trong trận “đại hồng thủy” năm 2008 tại Hà Nội.
Ngoài ra, hệ thống truyền động cũng bị ảnh hưởng, bị nước làm gỉ sét dẫn đến hoạt động thiếu ổn định. Cùng với đó, toàn bộ nội thất như ghế xe, trần, các tấm ốp đều phải dỡ ra, tháo tung sấy khô, cái nào hỏng phải bỏ và thay mới…
Những xe này, sau khi khắc phục hoạt động không ổn định và tin cậy, bán rất khó, cho dù giá vô cùng rẻ, ông Tuấn cho biết. Theo ông Tuấn, thời gian qua có 1 số xe ngập nước đến trung tâm kỹ thuật cả AnyCar tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra, đánh giá. Tùy từng trường hợp, mức độ nặng, nhẹ mà đánh giá thiệt hại. Nhưng nói chung, xe đã bị ngập nước, để nước tràn vào khoang hành khách thì thiệt hại nhẹ nhất cũng khoảng 30% giá trị , còn ngập nặng tới nắp capo như đã nói, thì coi như bỏ.
Vụ mưa ngập hầm chung cư Green Hills vừa qua, chủ nhân của chiếc Toyota Camry cho biết, xe mới mua, giá 1,3 tỉ đồng, đưa ra sửa chữa thì hãng báo thiệt hại khoảng 610 triệu đồng; hay chiếc xe Mercedes GL350 mang đến xưởng, cũng nhận được báo giá tổn phí hơn 500 triệu đồng. Mức thiệt hại này tương đương khoảng 1/3 đến 1/2 giá trị xe. Tuy nhiên, như đã nói, khắc phục xong, xe chưa chắc đã hoạt động ổn định như trước, bán lại rất khó và giá rất rẻ, tính ra có thể tiền khắc phục còn lớn hơn tiền bán xe thu được.
Theo ông Tuấn, xe cũ có 2 vấn đề luôn khiến người mua lo ngại, là bị ngập nước, thủy kích và bị tại nạn. Nếu không có kinh nghiệm, sẽ rất khó phát hiện. Vì vậy mua xe cũ, cần qua các trung tâm kỹ thuật, có đầy đủ các thiết bị kiểm tra loại trừ những nguyên nhân này.
Theo Trần Thủy
Vef
Cách phòng và xử lý khi xe ngập nước
Nếu bạn không muốn tiền mất, tật mang chỉ vì... xe bạn vừa phải đi qua vùng ngập nước, thì những "bí kíp" dưới đây có thể "cứu" bạn khi gặp tình huống này.
Những cơn mưa lớn hoặc mưa kéo dài đều có thể khiến đường phố tại Việt Nam ngập lụt mà không hề báo trước (đặc biệt hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM), trong khi phương tiện di chuyển của người dân chủ yếu bằng xe máy. Do vậy, khi lái xe qua chỗ ngập nước cần phải xử lý đúng cách, nếu không xe càng hư hỏng nặng.
Mẹo đi qua chỗ bị ngập với ô tô
Nguyên nhân
Nếu thấy đường ngập nước, sâu hơn khoảng 30cm thì không nên đi vào. (Ảnh NT)
Thứ nhất: khi xe đi vào nơi nước ngập vượt qua cổ ống xả. Lúc này, nếu tài xế nhấn ga ở tốc độ quá thấp hoặc không nhấn ga, khí đẩy ra chậm, thì nước sẽ chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến khả năng chết máy.
Thứ hai, nước cao hơn miệng hút gió. Nước sẽ tràn vào đường hút gió, cùng với không khí đi vào buồng đốt. Hỗn hợp nhiên liệu, khí và nước sẽ không cháy được dẫn đến ô tô chết máy.
Lời khuyên
Tùy từng loại xe, nhưng cơ bản đối với ô tô 4 chỗ, khi thấy đường bị ngập nước, sâu hơn khoảng ba mươi phân thì không nên đi vào. Nếu muốn đi thì ít nhất phải chắc chắn rằng đoạn ngập đó nước không cao vượt quá miệng hút gió của xe. Hơn nữa phải luôn giữ ga đều tay để đảm bảo nước không tràn vào ống xả.
Đặc biệt, một số người cho rằng đi qua chỗ ngập phải phóng thật nhanh là hết sức sai lầm. Cho dù đoạn đường ngập, nước chưa cao bằng miệng hút gió nhưng khi xe đi, cùng với những xe khác tạo nên sóng nước cao lên nước vẫn có thể bắn vào. Cho nên khi đi qua chỗ ngập, vừa phải nhấn ga đủ lớn nhưng cũng không nên quá nhanh.
Nước ngập ống xả là một trong những nguyên nhân dẫn đến chết máy. (Ảnh NT)
Trong trường hợp lỡ bị nước vào ống xả, không nên quá hoảng bởi thực chất nước vào ống xả làm tắc, gây chết máy nhưng không vào máy được. Cho nên, nếu người điều khiển xe bình tĩnh, lội xuống, có đủ người giúp đẩy xe qua chỗ ngập, rồi nổ máy thì động cơ vẫn có thể vẫn vận hành đi tiếp được như thường.
Một lời khuyên quan trọng hơn cả là khi nghi có dấu hiệu nước vào đường hút gió làm chết máy, tốt nhất là gọi ngay xe cứu hộ đến kéo xe về gara xử lý. Nếu tiếp tục đề nổ máy, nước vẫn cứ ở trong buống đốt, làm máy không nén được và có thể làm cong hoặc gẫy trục khuỷu, phá hỏng tay biên luôn. Mà đây lại là hai bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Nếu gẫy hỏng thì phải sửa hoặc bỏ máy đi, thay máy khác vô cùng tốn kém.
Đối với xe máy
Về cơ bản xe máy không được bảo vệ và che chắn tốt như ô tô, do vậy nhiều khi chỉ dầm mưa cũng có thể khiến xe của bạn chết máy. Nguyên nhân là nước bắn vào làm chập mạch hoặc điện rò rỉ sang những bộ phận khác như khung, vỏ máy
Do xe máy không được che chắn tốt nên chỉ cần nước bắn vào là đã có thể gây chập điện. (Ảnh NT)
Còn trong trường hợp ngặp đường ngập lội mà bạn bắt buộc phải vượt qua, bạn nên quan sát:
- Nếu mực nước không ngập quá ống xả bạn vẫn có thể đi qua, tuy nhiên cần chú ý di chuyển ở vận đều, không giảm ga đột ngột, tăng ga đều để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa.
- Khi thấy tăng ga nhưng xe không chạy, bạn tắt máy ngay và dẫn bộ qua vùng ngập, để khoảng 5-10 phút cho nhiệt độ có sẵn trong máy là bốc hơi một phần nước rồi hãy khởi động lại. Tuyệt đối không cố tăng ga để chạy qua vùng ngập nước. Thậm chí, khi đã chạy qua đoạn đường ngập nước, tốt nhất bạn nên dừng xe và giữ cho động cơ hoạt động không tải 2-3 phút để làm khô phần nước bám vào dây cu-roa nếu có.
- Khi nước vào ống hút gió, nước sẽ xuống chế hòa với xăng rồi vào máy làm xe không thể nổ được. Người đi đường hãy dùng tua vít 2 cạnh mang sẵn trong cốp xe, vặn mở hẳn vít xăng ở chế. Vị trí vít này tùy từng loại xe không giống nhau nên mỗi người cần tự tìm hiểu để xác định trước. Lúc này xăng có hòa nước mưa sẽ theo đó chảy ra ngoài. Hãy cho chảy một tý thì vặn chặt vít lại. Như vậy sẽ giảm bớt lượng nước vào trong máy và có thể giúp việc khởi động máy dễ dàng hơn.
- Không sử dụng phanh trước khi vận hành trong trời mưa. Độ bám kém của vỏ xe cùng phân phối trọng lượng không đều sẽ khiến xe dễ bị trượt, gây tai nạn.
Khi thấy đường ngập nước, sâu ngang ống xả thì tốt nhất không đi vào. (Ảnh NT)
- Sau khi xe bị ngập nước, bạn nên đưa ngay đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay dầu máy, dầu hộp số nhằm đề phòng trường hợp nước bị ngấm vào dầu.
Đối với những chiếc xe số bị chết máy khi đi qua khu vực ngập nước, sau khi dắt xe ra khỏi khu vực ngập, nên tháo bu-gi ra lau thật khô, cố gắng xả hết nước trong ống pô (cố gắng nghiêng xe để nước chảy ra từ ống xả). Khi đó, chiếc xe có thể khởi động lại tạm thời. Tuy nhiên, để đảm bảo chiếc xe hoạt động ổn định về lâu dài, người điều khiển nên mang xe đến đại lý gần nhất để được hỗ trợ. Bởi khi di chuyển trong vùng ngập nước, các chi tiết máy, dầu xe, hệ thống điện đều dính nước, nên cần được vệ sinh lại.
Theo_24h
Mưa lớn kéo dài, TPHCM lại kẹt xe, ngập nước Mưa lớn kéo dài suốt buổi chiều nay, nhằm ngày mùng 5/5 Tết Đoan Ngọ, do ảnh hưởng cơn áp thấp nhiệt đới, khiến nhiều tuyến đường vùng ven TPHCM lại chìm trong biển nước. Từ sáng 20/6, thời tiết ở TPHCM và các tỉnh lân cận đã âm u do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới. Đến hơn 13h cùng ngày, hầu...