Ôtô lâu ngày không sử dụng cần chăm sóc và bảo dưỡng những gì?
Sau thời gian dài không sử dụng, có vài hạng mục kỹ thuật cần được kiểm tra tại nhà trước khi đưa ôtô vận hành trở lại.
Tại một số địa phương, tình hình dịch bệnh có diễn biến tích cực và các quy định về giãn cách xã hội bước đầu được nới lỏng. Điều này tạo điều kiện cho không ít ôtô “nằm không” lâu ngày có cơ hội lăn bánh trở lại.
Đi cùng với đó, chủ xe nên kiểm tra tổng quan để kịp thời phát hiện các vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh sau thời gian dài không sử dụng. Khi mà các xưởng dịch vụ rất đông khách trong những ngày đầu được hoạt động trở lại, người dùng có thể tự thực hiện các bước kiểm tra nhanh tại nhà. Người dùng ôtô có thể tham khảo các hạng mục cần thực hiện trước khi đưa xe vận hành trở lại sau đây.
Kiểm tra tổng quan từ ngoài vào trong
Theo anh Tống Quang Phú, giám đốc trung tâm chăm sóc xe Mobile Car Care Việt Nam, thời gian dài “án binh bất động” có thể là nguyên nhân khiến hệ thống điện, khoang máy hay các bộ phận cơ khí gặp trục trặc. Vì vậy, các bước xem xét và đánh giá chung hiện trạng của xe là rất cần thiết.
Trước hết, chủ xe nên dành thời gian lướt nhanh một vòng bên ngoài để phát hiện các điểm bất thường, xuống cấp của ngoại thất. Đơn cử là nước sơn bị có bị trầy xước hay bong tróc hay không, tình trạng của mâm, lốp có bị non hơi hay không, đèn xe trước/sau có thể bị ố hoặc mờ…
Một chi tiết quan trọng thường ít được để mắt đến là hệ thống phanh. Đối với các mẫu xe trang bị phanh đĩa, ngoài bụi bẩn thì bề mặt đĩa phanh lâu ngày không sử dụng có thể bị bám một lớp gỉ sét. Đây là hiện tượng không đáng lo, khi xe chạy đĩa phanh có sự ma sát với bố phanh (bố thắng) sẽ được mài sạch trở lại.
Điểm cần chú ý là các vết trầy xước lớn trên đĩa phanh và độ mòn của bố phanh, có thể ảnh hưởng đến hệ thống của hệ thống phanh khi xe vận hành, anh Quang Phú nói.
Tiếp đến, khoang động cơ cần được kiểm tra sơ bộ để đánh giá các rủi ro trước khi nổ máy trở lại. Danh sách bao gồm hiện trạng bình ắc-quy và hệ thống dây điện, các chi tiết cao su và nhựa có hư hại không, mức dầu động cơ bình thường hay bị hụt, nước làm mát, dầu phanh hay nước rửa kính có bị hao hụt hay không…
Có thể tự xử lý vấn đề đơn giản tại nhà
Theo anh Quang Phú, chủ xe khi phát hiện vấn đề bất thường, cần tìm hiểu nguyên nhân và hỏi ý kiến tư vấn của chuyên gia hoặc nhân viên kỹ thuật nếu không biết cách tự xử lý.
Video đang HOT
Nếu có dụng cụ, đồ nghề và kỹ năng, chủ xe có thể tự lo liệu các tình huống đơn giản tại nhà theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Ví dụ như kích hoặc sạc lại bình ắc-quy để đề nổ, bơm lốp theo áp suất theo thông số chuẩn, châm nước làm mát, nước rửa kính…
Trong trường hợp xe bị vấn đề nghiêm trọng hơn nên gọi cứu hộ hoặc mang đến garage chuyên nghiệp để khắc phục hiệu quả, chẳng hạn hư hỏng hệ thống điện, hụt dầu động cơ, két nước làm mát bị hỏng hay bị chuột, côn trùng cắn phá khoang máy.
Ngoài ra, người dùng cũng nên dành thời gian để tự chăm sóc, dọn dẹp lại xế hộp. Rửa ngoại thất, xử lý nấm mốc nội thất nếu có, khử khuẩn nhanh cabin là các công đoạn mà chủ xe có thể tự thực hiện ở nhà.
Các hạng mục chăm sóc, bảo dưỡng cần lưu ý
Với việc các garage, xưởng dịch vụ tại Hà Nội và một vài địa phương hoạt động trở lại, người dùng ôtô nên sắp xếp đặt hẹn để kiểm tra, chăm sóc xe ngay khi có thể.
Đối với ngoại thất, sau một thời gian dài, bề mặt sơn xe sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi thời tiết, nhiệt độ nếu đậu ngoài trời, bến bãi không có che đậy. Lúc này, chủ xe nên yêu cầu rửa xe, kết hợp đánh bóng để chăm sóc lại bề mặt sơn.
Các dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng xe tại Hà Nội đắt khách khi hoạt động trở lại từ giữa tháng 9. Ảnh: Bối Hạ, Nhật Sinh.
Các dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng xe tại Hà Nội đắt khách khi hoạt động trở lại từ giữa tháng 9. Ảnh: Bối Hạ, Nhật Sinh.
Bên cạnh đó, nếu cần thiết người dùng có thể chọn thêm dịch vụ chăm sóc, tẩy ố bề mặt kính lái và các cửa kính bên hông, phía sau nếu bị tình trạng mốc kính do nước mưa, anh Quang Phú chia sẻ.
Về nội thất, ôtô lâu ngày không sử dụng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn và khả năng phát sinh ẩm mốc. Lúc này giải pháp là lựa chọn các gói vệ sinh nội thất, kết hợp khử mùi để làm mới lại khoang nội thất.
Sau cùng, những hạng mục bảo dưỡng cần xem xét thực hiện theo số km di chuyển cần lưu ý là thay nhớt động cơ, thay lọc nhớt, thay lọc gió, thay màn lọc và bơm ga cho hệ thống điều hòa, kiểm tra thước lái, đảo lốp…
Ô tô không đi trong thời gian giãn cách, chủ xe nên làm gì để bảo quản tốt?
Việc không sử dụng đến trong hàng chục ngày có thể khiến ô tô phát sinh vấn đề, do đó trước khi "đóng băng" phương tiện thì chủ xe nên thực hiện một số bước để bảo quản trong quá trình giãn cách.
Hà Nội và TPHCM đang thực hiện giãn cách xã hội, yêu cầu mọi người không ra ngoài trong trường hợp không cần thiết. Thời gian này, nhiều chiếc ô tô sẽ được để một chỗ và chủ nhân nên thực hiện các bước dưới đây để bảo quản xe được tốt, giữ cho phương tiện được bền.
Rửa xe, vệ sinh nội thất
Đừng chờ đến khi hết giãn cách mới đem rửa xe mà thay vào đó, hãy vệ sinh thật sạch trước đó. Lý do là trong thời gian dài không sử dụng tới, các vết bẩn, vết ố trên thân vỏ càng trở nên khó tẩy rửa hơn. Đó là chưa kể đến bùn đất ở gầm, hốc bánh cũng là những tác nhân làm chiếc xe nhanh "xuống mã".
Chăm sóc phần nội thất cũng vô cùng quan trọng. Cần làm vệ sinh, loại bỏ rác để tránh mùi hôi và vi khuẩn sinh sôi, hạn chế ẩm mốc. Ngược lại nếu để nguyên sau 10 ngày, rất có thể khi dùng xe bạn sẽ thấy xe bốc mùi khó chịu, nấm mốc sinh sôi và điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đó là chưa kể rác trên xe còn thu hút chuột bọ, côn trùng tới phá hoại.
Đỗ xe nơi khô ráo, sạch sẽ
Hãy chọn một vị trí đỗ xe tốt, nhất là khi để trong thời gian dài. Đầu tiên, hãy đảm bảo nơi đó cao ráo và không bị ngập nước, thoáng và sạch sẽ để tránh chuột bọ xâm nhập. Để trong nhà, dưới hầm sẽ là lý tưởng, ưu tiên nơi có mái che vững chắc để hạn chế tác động của mưa gió.
Nếu phải để ngoài trời, hãy đảm bảo xe không bị vật thể nặng rơi vào như những hoa quả lớn, cây có nguy cơ đổ. Lợi bất cập hại khi để dưới tán cây bởi xe được chắn nắng nhưng rất có thể dính nhựa cây, quả rụng xuống gây ố sơn và kính... Cân nhắc sử dụng bạt hoặc ô che chắn.
Đổ đầy nhiên liệu, bơm lốp
Nếu như xe được vận chuyển đường dài thường rút xăng khỏi bình thì xe gia đình để lâu không đi nên được đổ đầy nhiên liệu. Lý do là nếu bình vơi sẽ tạo ra khoảng không trống, ngưng tụ hơi nước và khiến xe gặp hiện tượng khó nổ hoặc máy chạy không "tròn". Ngoài ra, nó cũng có nguy cơ gây rỉ sét bên trong thành bình.
Việc bơm lốp cũng là bước cần thiết để đảm bảo khả năng chịu lực và chịu tải bởi dù không đi nhưng bốn bánh xe vẫn phải nâng cả thân xe nặng hàng tấn. Không đảm bảo áp suất theo tiêu chuẩn của hãng sẽ khiến lốp dễ biến dạng, gây mất an toàn khi xe được sử dụng lại.
Không kéo phanh tay
Khi dừng đỗ lâu ngày, không nên kéo phanh tay bởi nó sẽ khiến má phanh và đĩa phanh (tang trống) bị gỉ sét. Thậm chí nếu để ngoài trời quá lâu, dưới tác động của môi trường thì má phanh có thể bị "dính chặt" vào đĩa phanh, gây hiện tượng bó cứng. Nếu bị nhẹ hơn cũng gây ra tiếng kêu khó chịu khi đi xe trở lại.
Khi không kéo phanh tay, hãy chọn đỗ xe tại nơi bằng phẳng. Ngoài ra, có thể dùng cục chặn để chèn vào bánh xe nhằm cố định, đảm bảo an toàn nhất là khi nơi đỗ bị dốc.
Khởi động và kiểm tra xe định kỳ
Nên đề nổ xe mỗi tuần một lần, cho xe chạy không tải trong 15-20 phút để đảm bảo bình ắc-quy trên xe không bị sụt điện xuống dưới mức khởi động. Bản thân bình ắc-quy khi không sử dụng vẫn tự "xả điện", trong khi đó xe không lăn bánh nhưng vẫn dùng điện cho một số hệ thống, trong đó có tính năng chống trộm.
Việc đề nổ như này giúp bình được nạp điện, tránh ắc-quy cạn năng lượng, không chỉ khó để nổ xe mà thậm chí có thể hỏng cả bình. Việc tháo bình ắc-quy khỏi xe khi không đi trong thời gian dài cũng là một lựa chọn, nhưng khi đó nhiều khả năng hệ thống chống trộm trên xe cũng bị ngưng hoạt động, một số thiết lập của xe cũng bị "reset".
Trong quá trình khởi động xe này, hãy tranh thủ kiểm tra một vòng quanh xe, từ ngoài vào trong để đảm bảo các bộ phận bình thường. Khi phát hiện sớm sự cố, người dùng sẽ có phương án khắc phục nhanh hơn và đảm bảo an toàn khi sử dụng xe trở lại.
Những việc không thể bỏ qua khi sử dụng ôtô sau giãn cách Tài xế nên chú ý nếu khó nổ máy, nội thất ẩm mốc, bó phanh tay, nổi đèn báo lỗi để biết cách tự khắc phục hoặc mang đi sửa chữa. Thời gian giãn cách kéo dài, nhiều xe không sử dụng dẫn đến nhiều lỗi xảy ra không mong muốn như xe khó nổ, mùi ẩm mốc cabin, đèn báo lỗi và...