Ôtô: Giã từ năm quá khó khăn hãy còn thách thức
Đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay tự lập tức là tự ngửa tay xin tiền nhà nước, chứ không thụ động chờ nhà nước cho tiền như trước nữa
Châm ngôn Việt Nam hiện đại
Năm 2012 qua đi với những kết quả có lẽ không thể xấu hơn cho ôtô Việt Nam. Đầu tháng 12 thì: “Dự báo doanh số bán hàng toàn nghành ôtô Việt Nam sẽ đạt mức 95.000 xe, tăng nhẹ so với mức dự báo trước đó (94.000 xe)” ông Lairent Charpentier, Chủ tịch VAMA chia sẻ với báo giới. Cuối tháng 12, con số dự báo nhích lên một tý: 102.000 xe, thêm một cọng rơm cho ôtô Việt Nam ngã khỏi đau? Nhưng tăng giảm gì đi nữa thì đại khái tổng doanh số bán xe năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng 35 – 40%.
Truyền thông nước nhà đã mổ xẻ nhiều về chính sách ôtô mà nội dung căn bản nhất là sự không nhất quán trong chính sách khiến cho một thị trường ôtô ổn định, mở rộng và phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp là không thể có sau 20 năm phát triển với nhiều ước mơ, nhiều chém gió nhưng ít tư duy, và cũng ít lao động miệt mài. Điều này là đúng nhưng không chỉ có thế. Cần phải nhìn ôtô trong một khung cảnh kinh tế xã hội rộng lớn hơn của một quốc gia đang khát khao phát triển nhằm mưu cầu miếng cơm manh áo cho người dân sau nhiều thập kỷ chiến tranh, nhiều thập kỷ lỗi nhịp với sự tiến triển chung của cộng đồng nhân loại. Và hình như vẫn chưa hòa đồng được cùng nhân loại. Vậy đã có những biến đổi gì trong nền kinh tế vĩ mô khiến cho thị trường ôtô Việt Nam tàn tạ nhanh đến như vậy chỉ sau có một vài năm?
Trước hết là sự biến mất của nhiều doanh nghiệp trên thị trường nước nhà. “Doanh nghiệp chưa bao giờ chết nhiều như hai năm qua” là phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Khoảng 100.000 doanh nghiệp theo con số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn trên thực tế con số có thể lớn hơn thế nhiều, có thể gấp đôi, đã rời bỏ thị trường. Ở TP.HCM chẳng hạn, nhu cầu nhân lực giảm mạnh trước hết là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sau đó là dệt may và lần lượt trong hầu hết tất cả các ngành. Số người thất nghiệp theo công bố của Tổng cục Thống kê hôm 19/12 là vào khoảng 1,1 triệu người. Và không nên quên rằng thường thì khi doanh nghiệp thành lập, họ sẽ cố mua một vài ôtô dể tạo dáng cơ quan, và có thể nhiều ôtô để phục vụ kinh doanh sản xuất, và cũng nhiều ôtô cho nhân viên nếu họ ăn nên làm ra.
Sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp như vậy là do sản xuất đình đốn vì thiếu vốn, nhu cầu sụt giảm và hàng tồn kho nhiều, thuế thu nhập doanh nghiệp cao, cao hơn rất nhiều so với các nước bên cạnh trong khi mức lương lại tăng nhanh hơn nhiều so với mức năng suất lao động: tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam bình quân là 4,5 – 5% trong khi ASEAN là 10%. Nhưng chủ yếu nhất là do sự tồn tại một cách phi kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp làm ăn về cơ bản không hiệu quả, không tạo ra công ăn việc làm mới nhưng lại chiếm dụng gần hết tiềm lực quốc gia từ vốn cho tới đất đai, lẫn nguồn lao động chất lượng cao. Sau 20 năm kể từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay, đã không có sự thay đổi gì về bản chất các doanh nghiệp nhà nước, có chăng là trước kia họ tự động được cấp tài trợ và ưu đãi của nhà nước, còn nay thì phải mở mồm đề nghị để cũng lại được cấp ngay lập tức.
Tiếp đó là sự rối ren của nghành ngân hàng mà cao điểm là vụ án ông Bầu Kiên cùng ngân hàng ACB. Với nợ xấu sơ sơ tạm tính là 400.000 tỷ đồng theo Thủ tướng Chính phủ phát biểu hôm 18/12 tại TP Hồ Chí Minh, không ai biết thật chính xác con số vì ngay cả Ngân hàng Nhà nước mỗi lúc lại có một con số khác, nguồn vốn cho sản xuất là không thể có được bất chấp những hô hào doanh nghiệp phải được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng. Ví dụ nổi bật của tình trạng này là theo thống kê thì các ngân hàng đã cho ngành sản xuất cá tra, ngành được ưu tiên đặc biệt, vay 38.500 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp cá tra cho biết họ chẳng vay được gì cả. Tiền đi đâu vẫn là câu hỏi mà không ai rõ. Tiền có phải chạy sang Trung Quốc do nhập siêu thương mại với Trung Quốc năm nay khoảng 15 tỷ đô la Mỹ, 300.000 tỷ đồng, hay chui vào túi tham nhũng và đi ra nước ngoài, cũng chẳng ai hay.
Thế thì phải tái cơ cấu ngành ngân hàng vì một nền kinh tế 100 tỷ đô la mà có tới 100 ngân hàng thì thật là quá đà. Ông viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, một nhà khoa học kinh viện, lương thiện của nền khoa học xã hội Việt Nam siêu thực, nghĩ thế. Nhưng giới ngân hàng, với nhiều mối quan hệ và nhiều lợi ích và sở hữu chéo, lại không có nghĩ như thế. Cho nên tái cơ cấu thực ra chỉ là sát nhập có được vài ngân hàng, cho dính vòng lao lý một vài quan chức ngân hàng thương mại cùng với sự thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị đầy tai tiếng ở Sacombank, khi ngân hàng tốt nhất Việt Nam bị thôn tính bởi một ngân hàng loại kém nhất Việt Nam.
Có thế thôi
Nhưng tham nhũng, vấn nạn nhiều năm, làm trầm trọng thêm vấn đề. Tham nhũng ở khắp nơi: từ đi làm công chức ở Hà Nội phải mất 100 triệu đồng, mà nhiều người coi là rẻ, đến cảnh sát giao thông bị tố là đứng đầu bảng tham nhũng, khi họ không chỉ làm luật trên đường giao thông mà làm luật ngay cả tại trủ sở ở TP. Hồ Chí Minh như báo Thanh Niên trình bày trong phóng sự dài ba kỳ hồi cuối năm 2012. Tham nhũng cao, dạng không tích cực theo xác định của các chuyên gia kinh tế chứ không phải dạng tích cực kiểu mô hình Hàn Quốc hay Đài Loan, làm cho đồng tiền không thể đến doanh nghiệp sản xuất, làm cho người lao động không có việc làm, làm cho hàng hóa tồn đọng Tệ hơn, tham nhũng cứ thế tồn tại vì không thể nào có chứng cớ. Không thể có chứng cớ hay không muốn có chứng cớ, không ai rõ. Chỉ biết suy giảm sản xuất tiếp tục kéo dài qua chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do HSBC công bố vẫn tiếp tục đi xuống.
Tất cả những tai biến này làm cho nền kinh tế nước lâm vào khủng hoảng, nặng nề nhất kể từ khi Đổi mới, khả năng cạnh tranh suy giảm. Năm 2011 xếp hạng cạnh tranh Việt Nam tủ lại vị trí cũ so với 3 năm trước, thứ 75, trong năng lực cạnh tranh toàn cầu tại bảng xếp hạng của WEF. Trong khi đó ở Đông Nam Á thì Philippines là 65, Indonesia 50, Thái Lan 38, Brunei 28, Malaysia 25 và Singapore đứng thứ 2. “Môi trường kinh doanh Việt Nam kém hơn các nước lân cận” là sự thừa nhận của bộ trưởng Bộ Kế hoạch Bùi Quang Vinh tại phiên họp báo diễn ra sau hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012.
Hậu quả của những khủng hoảng này, hay là chỉ báo cụ thể của những khủng hoảng kinh tế vĩ mô này, được thể hiện chính qua số lượng ôtô bán được trong năm. Số lượng những người có đủ tiền để mua ôtô và đủ tiền trang trải các chi phí để ôtô lăn bánh trên đường, sụt giảm lớn. Ví dụ như ngành ngân hàng năm nay đã tuyên bố không có thưởng cuối năm, cũng không có thưởng Tết. Nhiều người khác có đủ tiền thì lại cảm thấy chán nản vì thấy mình tự dưng lại trở thành đối tượng cho các chính sách tận thu nhằm vào một cách vô lối: kiểu như tăng phí trước bạ lúc đầu năm và đến cuối năm bộ trưởng Bộ Tài chính lại tuyên bố đang cân nhắc giảm phí trước bạ. Không vì lợi ích của thị trường ôtô mà đơn giản vì ngành thuế quá thất thu do không bán được ôtô. Một sự e ngại lớn bao trùm toàn xã hội sau một năm đầy những sự kiện bất lường.
Cho nên, lần đầu tiên trong suốt 20 năm kể từ khi có hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, năm nay Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động trù bị cho hội nghị tư vấn, có thành lập môt nhóm công tác đặc biệt về ôtô- xe máy. Sáng kiến của ai thì đại chúng không rõ, chỉ biết rằng Nhật Bản, nước hứa hẹn tài trợ 2,6 tỷ trên tổng số 6,5 đô la Mỹ được cam kết cho năm 2013, rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, đến việc sản xuất các phụ tùng, linh kiện ôtô ở Việt Nam. Nói chung, các nhà tài trợ ai cũng ngạc nhiên về trường hợp ôtô Việt Nam nói riêng, sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và đưa ra các điều kiện cho sự tài trợ tiếp tục là: 1. Tái cơ cấu lại triệt để hệ thống ngân hàng, 2. Cải tổ căn bản hệ thống doanh nghiệp nhà nước và 3.
Video đang HOT
Chống tham nhũng triệt để
Và cũng như thường lệ nhiều năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cam kết mạnh mẽ với các đề xuất của các nhà tài trợ. Đơn giản là ba điều kiện các nhà tài trợ đưa ra, thực ra chỉ là một: câu chuyện nàh nước can thiệp không đúng cách vào nền kinh tế trong khi theo thông lệ chung của nền kinh tế thị trường thì ngân hàng độc lập với chính phủ, doanh nghiệp tự tập không dựa vào tài trợ của chính phủ và quan chức khó tham nhũng được nếu không có doanh nghiệp nhà nước.
Có điều, muốn giải quyết được tất cả những vấn đề này, hay chỉ một phần những vấn đề này, cũng đòi hỏi một quyết tâm rất lớn lao của toàn bộ hệ thống chính trị hiện hành. Kết quả hội nghị Trung ương Đảng công bố giữa tháng 10 đã làm sáng tỏ rất nhiều điều của quyết tâm đó trong quá trình phát triển tiếp tới của nước ta.
Vậy thì, ôtô Việt Nam hãy đón chờ một năm mới.
Theo 24h
Sự kiện làng xe Việt năm 2012
Xe ế ẩm, tình trạng cháy xe lại bùng phát, hàng loạt chính sách gây khó khăn cho thị trường ôtô nằm trong số các sự kiện nổi bật của thị trường trong nước năm vừa qua.
Xe máy: sản xuất đạt 10, chỉ bán được 6
Năm 2012 là đỉnh điểm sự khó khăn của thị trường xe máy nhiều năm qua và thậm chí lượng tiêu thị còn giảm xuống, dù trước đó một năm, các hãng liên tục động thổ xây dựng nhà máy mới. Các đại lý của một vài hãng lớn hoàn toàn không còn hiện tượng bán xe cao hơn giá niêm yết, thậm chí với một số mẫu xe gái bán thực tế còn thấp hơn. Nguyên nhân chính được cho là kinh tế khó khăn, nhưng còn do nhu cầu của người dân đã bão hòa.
Hiện nay, tổng năng lực sản xuất xe máy trong nước đã vào khoảng 5 triệu xe/năm, trong khi lượng tiêu thụ năm 2012 ước tính khoảng 3,1 triệu chiếc, thấp hơn năm 2011 chừng hơn 200 nghìn xe. Tức là cầu chỉ chiếm 60% năng lực của cung. Không phải vô cớ mà tại lễ ra mắt chiếc Air Blade mới ngày cuối tháng 12, ông Masayuki Igarashi, Tổng giám đốc Honda Việt Nam cho biết 2013 thị trường xe máy sẽ vẫn khó khăn. Trong khi đó, cuộc chạy đua giành thị phần lại căng thẳng hơn bao giờ hết. Honda Việt Nam tung ra phiên bản mới của một loại xe, từ Wave cho đến Air Blade và PCX, đặc biệt là chiếc SH với động cơ mới và giá giảm hàng chục triệu đồng so với trước đó. Mạnh mẽ hơn nữa, Yamaha Việt Nam cách tân toàn bộ các sản phẩm chính, gồm Nouvo, Exciter và Jupiter. Tuy nhiên, đáng kể nhất là sự trở lại mạnh mẽ của Suzuki Việt Nam, khi đồng thời tung ra một loạt xe côn tay hạng bình dân, đồng thời cung cấp rất nhiều mẫu xe phân phối lớn cao cấp. Chưa kể mới đây Naza Bikes, một hãng xe máy Malaysia, cũng đang nhăm nhe vào Việt Nam.
Người tiêu dùng trong nước vì vậy sẽ có lựa chọn đa dạng hơn với sản phẩm ở nhiều phân khúc. Nhưng với các nhà sản xuất có sản phẩm ở các phân khúc tương đồng, cuộc đua cạnh tranh giành sự quan tâm của thị trường sẽ càng trở nên quyết liệt.
Thị trường ôtô giảm... hơn cả Hy Lạp
Đấy là lời ca thán của Tổng Giám đốc Ford Việt Nam trong buổi gặp mặt báo chí tại Triển lãm ôtô Việt Nam 2012 vào tháng 9. Sau 11 tháng đầu năm. Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) thống kê tổng lượng xe bán ra trên toàn thị trường trong 11 đầu năm là 71.860 chiếc, vẫn giảm đến 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính cảu VAMA trong tháng 12, lượng tiêu thụ của cả năm nay chỉ đạt 102 nghìn chiếc, đã tăng đáng kể so với ước tính của tháng 11 là 94 nghìn chiếc, tương đương với năm... 2007.
Xe lắp ráp trong nước gặp khó khăn vì nhiều lý do, xe nhập khẩu nguyên chiếc cũng chẳng kém. Tổng lượng ôtô nhập khẩu về nước trong năm đạt 27.000 chiếc với giá trị 605 triệu USD, giảm tới 49,8% về lượng và 41,2% về giá trị so với năm 2011.
Cho dù khó khăn là thế, có một nghịch lý là nhiều mẫu xe sang cực hiếm vẫn được nhập khẩu về Việt Nam, điển hình là một chiếc Bugatti Veyron, được coi là vua của mẫu xe mới ra mắt từ các nhà sản xuất, nhập khẩu, từ xe nhỏ giá rẻ đến xe bán tải, xe đa dụng, xe thể thao đa dụng, hay là xe sang bạc tỷ, với nhiều cái tên như Toyota FT-86, Mazda MX-5, Renault Megane, Huyndai Genesis, Nissan 307Z, BMW 3-series, Audi A5 Sportback, Mercedes-Benz với ML-Class, Ford với Focus... Đặc biệt trong số này Toyota gây sốc khi tung ra thế hệ Camry mới, bỏ lựa chọn động cơ 3.0 và quan trọng nhất, giá chỉ còn 982 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất.
Triển lãm ôtô đầu tiên có các nhà nhập khẩu
Triển lãm ôtô Việt Nam 2012 được quảng cáo là đã thu hút gần 120.000 lượt khách tham quan, với 75 mẫu xe trưng bày và khoảng 100 hợp đồng mua xe được ký kết tại chỗ. Bất chấp một vài sự cố do cách tổ chức, nhưng triển lãm ôtô năm qua đánh dấu lần đầu tiên có các nhà phân phối xe nhập khẩu chính hãng, với 6 trên tổng số 13 đơn vị tham dự triển lãm. Theo ban tổ chức, các triển lãm ôtô hằng năm từ nay trở đi sẽ không còn là triển lãm riêng của các thành viên VAMA.
Điều này không chỉ tạo nên những sự kiện có quy mô lớn hơn, mang lại cho khách tham quan cơ hội chiêm ngưỡng nhiều mẫu xe hơn, mà còn gỡ bí cho cả VAMA. Xét cho cùng, trong số các thành viên Hiệp hội, đến lúc này chả còn mấy đơn vị là không bán xe nhập khẩu nguyên chiếc. Cứ nhìn vào tình hình vài năm trở lại đây hầu như không có một sự đầu tư thêm nào, ngoài Mercedes-Benz Việt Nam và Suzuki Việt Nam trong năm qua, có thể dự đoán Việt Nam sẽ trở thành thị trường dành cho ôtô nhập khẩu những năm tới. Và VAMA có lẽ nên đổi thành Hiệp hội các nhà phân phối và sản xuất ôtô Việt Nam.
Chính sách xoáy quanh chiếc ôtô
Nói cho công bằng, trong năm vừa qua cả ôtô và xe máy đều trở thành đích ngắm của các sự điều chính sách. Tuy nhiên, ôtô mới là mục tiêu chính, còn xe máy thì có hay không cũng được.
Chính sách ôtô liên tục thay đổi. Đầu tiên xe cũ bị áp cùng lúc cả thếu nhập khẩu như xe mới và thuế tuyệt đối tùy theo dung tích. Rồi tiếp đến là đề nghị áp thuế với xe của Việt Kiều, cho dù điều này lợi bất cập hại, ảnh hưởng đến chính sách kêu gọi người Việt đầu tư vào trong nước.
Cú nặng nhất phải kể đến là việc từ đầu năm, thuế trước bạ ôtô tăng lên tối đa 20% và lập tức Hà Nội là địa phương đầu tiên áp dụng, cùng với phí cấp biển nâng từ 2 triệu lên 20 triệu đồng, còn ở TP.HCM cũng là 15%. Một số địa phương khác cũng được thể tế nước theo mưa, dù không thể gặp cảnh tắc nghẽn giao thông như 2 thành phố trên.
Cũng với lý do hạn chế phương tiện cá nhân. Chưa hết, lần lượt Hà Nội và TP.HCM liên tiếp đề xuất tăng phí sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe. Trong khi những nơi được quy hoạch làm bãi đỗ lại bị biến thành các dự án cao ốc.
Đề nghị đăng ký xe chính chủ cũng đã có một quãng thời gian khiến người sử dụng xe máy, ôtô náo loạn. Mới nhất, từ đầu năm 2013, phí sử dụng đường bộ sẽ được áp dụng. Đây ũng là ví dụ cho thấy xe máy không phải là cái mà cơ quan lập chính sách nhắm đến vì ngay từ đầu, Bộ GTVT dự tính nhiều lắm cũng chỉ thu phí được 50% xe máy đã đăng ký, đồng thời sẵn sàng hoãn thu phí xe máy lại nhiều tháng. Những quyết định không vì thị trường đã mang lại hậu quả lập tức: 8 tháng đầu năm, ước tính Hà Nội thất thu 800 tỷ đồng chỉ vì lượng đăng ký ôtô giảm do phí trước bạ tăng. Vì thế, mới đây Chính phủ đã phải dự tính giảm phí trước bạn trở lại mức 10% trước đây, dẫu như thế vẫn còn là cao.
Đua nhau tổ chức đua xe địa hình
Từ những cuộc chơi của một số thành viên diễn đàn, cuộc thi vô-lăng vàng đã trở thành một cuộc đua xe địa hình lớn nhất với các giải đua VOC từ 2010 tới nay. Đây có thể coi là giải thi kỹ năng lái xe địa hình (offroad) đầu tiên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép tổ chức. Nhưng từ đó đến nay đã có thêm nhiều giải khác, và ngay trong năm 2012 đã có thêm các giải: Halong Challenge, Saigon Adventure Trophy và Thử thách đồi cát Phan Thiết, giải đấu tổ chức vào tháng cuối cùng của năm. Ngoài ra, còn có một giải dành cho mô-tô mang tên Giải đua xe mô-tô địa hình mở rộng 2013, tổ chức ngày 23/12.
Năm 2012 còn là lần thứ hai có đội Việt Nam dự giải đua Rain Forest Challenge (RFC) 2012 tại Malaysia, và đã giành vị trí thứ sáu trên 25 đội, đồng thời đoạt giải nhất hạng thi cơ bản.
So với các giải đua tốc độ, việc tổ chức các giải đua địa hình có lợi là chi phí rẻ hơn nhiều, không phải làm đường sá do có sẵn địa hình rừng núi. Sự phát triển của các cuộc đua sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại với thị trường ôtô và phụ kiện, đồng thời là một thú vui lành mạnh nên được ủng hộ.
Tháng 3, nhà nhập khẩu Kylin, vốn đang phân phối xe Đài Loan là Tobe M car, cho biết sẽ cung cấp thêm sản phẩm của công ty Haima. Tháng 4, đến lượt Greely Automobile, một trong những nhà sản xuất ôtô nội địa lớn nhất Trung Quốc, tuyên bố bắt đầu bán xe ở Việt Nam. Tháng 11, nhà phân phối xe MG trưng bày 2 mẫu xe đầu tiên ở thị trường trong nước là hatchback 5 cửa MG5 và chiếc sedan MG350 nhưng không cho biết giá. Tháng 12, Changan Automobile cho biết sắp bán nhiều mẫu xe ở Việt Nam, gồm SUV cỡ nhỏ, sedan hạng C và xe đa dụng (MPV).
Trước đó, ở thị trường trong nước đã có xe của các thương hiệu Lifan, BYD, Chery, và Hafei, gồm cả xe phân phối nguyên chiếc lẫn lắp ráp. Với cả chục thương hiệu như thế nhưng đến nay người tiêu dùng vẫn tỏ ra thờ ơ với các sản phẩm ôtô của Trung Quốc.
Xe Trung Quốc âm thầm vào Việt Nam
Nguyên nhân được cho là giá cũng chưa ở mức rẻ lắm, trong khi chất lượng thì quá kém và thương hiệu không được lòng người dùng.
Tuy nhiên, không thể không để tâm đến các hãng xe này vì theo thống kê 9 tháng đầu năm, lượng ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 3.198 xe, chỉ thua Hàn Quốc (7.817 xe) và Thái Lan (3.765 xe). Hơn nữa, xét về giá trị, kim ngạch nhập khẩu xe Trung Quốc dẫn đầu và đạt 119,8 triệu USD. Cho đến nay, các loại xe nhập khẩu này chủ yếu là xe tải, tải nặng và xe chuyên dụng. Do chất lượng thấp hơn xe cùng loại từ Hàn hay Nhật, hậu quả là sẽ tác động xấu tới cả môi trường, cơ sở hạ tầng, làm tăng tai nạn giao thông. Nhưng nếu xe du lịch Trung Quốc có thể mở rộng thị phần sẽ khiến các thương hiệu lớn, đang lắp ráp và phân phối với số lượng không nhiều ở Việt Nam, gặp sự khó khăn.
Công bố nguyên nhân xe cháy, không ai chịu trách nhiệm
Tháng 4, đại diện của 4 Bộ, gồm Công an, Khoa học & Công nghệ, Công thương và Giao thông vận tải, công bố nhiều nguyên nhân cháy xe, nhưng không có vụ nào do xăng dầu bẩn, dù số vụ được làm rõ chỉ chiếm một phần nhỏ. Tháng 6, Bộ Công thương cho biết việc sử dụng xăng dầu không đạt chuẩn có thể gây cháy, nổ xe.
Tháng 11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) công bố trong các nguyên nhân gây cháy xe có tình trạng lạm dụng pha chế phụ gia tăng RON đối với xăng, trộn diesel tốt với diesel có lưu huỳnh cao.
Cách đây 8 năm, trong bài viets RON95 bao giờ có? của PGS Nguyễn Đức Phú (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cảnh báo nguy cơ cháy nổ xe cơ giới do không dùng đúng loại xăng có trị số ốc-tan phù hợp, tóm lại là xăng bẩn, đều sẽ gây cháy. Thế nhưng phải mất gần một năm, dưới nỗ lực của hàng loạt bộ nghành và nhiều nhà khoa học, nguyên nhân hiển nhiên này mới được kết luận.
Năm qua cũng là thời điểm phát hiện hàng loạt vụ pha chế xăng dầu rởm, hàng loạt vụ buôn lậu xăng. Với tình trạng quản lý như thế, chuyện xăng dầu bẩn tràn lan là dễ hiểu. Trả lời PV, PGS Phú khẳng định vấn đề cháy xe do xăng không đạt chất lượng đến giờ vẫn đúng. Bằng chứng là các vụ cháy xe đã bùng phát trở lại trong tháng 11 và 12 vừa qua. Thậm chí đến cả cứu hỏa, xe cảnh sát cũng bị bốc cháy.
Chừng nào chưa tìm ra người chịu trách nhiệm, chưa tìm ra nhóm lợi ích đứng đằng sau tình trạng xăng dầu bẩn tràn lan, chừng đó xe còn cháy.
Theo 24h
Thị trường ôtô nội "nhúc nhích" tăng trưởng So với tháng trước, số lượng xe "nội" bán ra thị trường đã tăng gần 1.000 chiếc. Sau hơn gần nửa năm "khật khừ" với bài toán thu/không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, dường như thị trường ôtô Việt Nam đã có dấu hiệu "nhờn thuốc" khi nhúc nhích tăng trưởng trở lại. Tuy số lượng chỉ tăng...