Ôtô điện Tesla Model 3 đầu tiên tại Việt Nam
Mẫu xe điện có thể chạy 500 km mỗi lần sạc, xe có camera xung quanh, cốp ở cả phía trước và sau, chìa khóa dạng thẻ từ.
Mẫu sedan chạy điện của hãng xe Mỹ về Việt Nam hồi tháng 5, hiện nằm tại một showroom ở Hà Nội. Mức giá không được tiết lộ.
Khi ra mắt hồi tháng 7/2017 tại Mỹ, xe có 5 phiên bản, mức giá từ 35.000 USD. Bản về Việt Nam là cao cấp nhất Long Range AWD nên giá sẽ cao hơn nhiều con số 35.000 USD. Nếu đóng đủ thuế phí tại Việt Nam khi ra biển trắng cá nhân, giá có thể tăng gấp 3 lần.
Model 3 loại bỏ gần như các đường nét góc cạnh mà thay vào đó là kiểu bo tròn đơn giản. Mặt trước, xe không có lưới tản nhiệt nhưng vẫn có khe gió nhỏ ở phía dưới nhằm tạo đường nét. Cụm đèn pha full LED hình giọt nước tích hợp đèn LED ban ngày.
Hồi tháng 3, ông chủ Tesla – tỷ phú Elon Musk cho biết sẽ đóng cửa các showroom và thuyết phục khách hàng mua ôtô qua mạng, nhằm giảm chi phí bán hàng. Nỗ lực này để giảm giá xe Model 3.
Đèn hậu LED tạo hình đơn giản. Xe không có ống xả như trên xe chạy động cơ đốt trong.
Xe có chiều dài 4.694 mm, chiều rộng 1.850 mm, chiều cao 1.443 mm, trọng lượng ở mức 1.847 kg. Với kích thước này, Model 3 tương đương một chiếc BMW Series 3 hay chiếc Mercedes C-Class. Tuy vậy, xe nặng hơn hai mẫu sedan Đức. C-class khoảng hơn 1.500 kg và Series 3 hơn 1.600 kg.
Video đang HOT
La-zăng Aero Wheels làm bằng hợp kim có kích thước 18 inch và tùy chọn 19inch.
Là phiên bản Long Range nên với một lần sạc đầy, xe có thể di chuyển 513 km trong thành phố, 476 km đường cao tốc và 500 km đường kết hợp. Khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 5,1 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 225km/h.
Nội thất tối giản, gần như không có phím cứng. Hai phím cứng hiếm hoi nằm trên vô-lăng để tài xế chủ động điều chỉnh các chi tiết trên màn hình cỡ lớn, loại cảm ứng 15 inch.
Ghế, táp-pi cửa, vô-lăng bọc da, kèm với đó là một số chi tiết được ốp gỗ, nhựa và kim loại.
Hàng ghế trước chỉnh điện. Xe được trang bị cửa sổ trời toàn cảnh Panorama nhưng không thể mở ra để người ngồi trong xe có thể trải nghiệm với môi trường xung quanh, theo Tesla.
Hàng ghế sau tương tự các mẫu sedan cỡ nhỏ, có cửa gió điều hòa và hai cổng sạc USB.
Cần số được đưa lên phía sau vô-lăng bên phải, tương tự cách sắp xếp của Mercedes. Các hãng khác đặt ở vị trí này cần chỉnh gạt mưa. Cần gạt mưa và đèn của Tesla Model 3 đưa sang bên trái.
Để mở cửa từ phía trong, người dùng phải ấn và giữ nút phía trên đồng thời đẩy cánh cửa ra ngoài, không dùng lẫy kéo như hầu hết ôtô hiện nay.
Xe có cả cốp trước và sau do loại bỏ động cơ đốt trong, tổng thể tích 425 lít. Thiết kế cốp sau có điểm trừ là nước mưa dễ hắt vào khi mở cốp trời mưa.
Xe sở hữu 8 cụm camera, radar trước/sau/bên hông và 12 cảm biến siêu âm để phục vụ camera 360 độ, hệ thống tự động lái, hỗ trợ đỗ xe tự động đồng thời giúp chiếc xe tránh va chạm và tự động kích hoạt hệ thống phanh khẩn cấp.
Khách hàng của Model 3 sẽ không có cảm giác cầm chìa khóa như xe khác mà thay bằng một thẻ từ. Ngoài ra, tài xế có thể mở cửa thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh.
Theo Vnexpress
Một số tính năng có thể 'độ' trên xe Mazda
Các mẫu Mazda tại Việt Nam có thể "mở khóa" một số tính năng khá hữu ích như cảnh báo tốc độ, ga tự động, giới hạn tốc độ...
Chính giữa táp-lô mẫu Mazda 3 có sẵn một tấm ốp loa. Nhiều người nghĩ rằng đây là 1 trong 6 loa được lắp đặt trên xe, song thực chất đây là chi tiết nhà sản xuất đã cắt bỏ. Chủ xe có thể lắp thêm một chiếc loa trung tâm ở vị trí này để tăng hiệu ứng âm thanh trong xe. Hiện nay các mẫu loa trung tâm cho Mazda đã được thiết kế với jack cắm sẵn, không phải cắt dây điện của xe, có giá bán từ vài trăm đến trên 1 triệu đồng 1 chiếc. Ảnh: Nguyễn Quang Hưng
Apple CarPlay là kết nối dần trở nên phổ biến trên các mẫu xe hiện đại, song trừ mẫu CX-8 mới ra mắt, các chủ xe Mazda muốn có tính năng này phải mua thêm bộ CarPlay bên ngoài có giá khoảng 5,5 triệu đồng. Khi kết nối điện thoại với xe thông qua cáp nối, màn hình giải trí của xe sẽ hiển thị các thông tin như trên điện thoại iPhone như cuộc gọi, tin nhắn, google maps... Nếu muốn xem Youtube trên màn hình này, chủ xe sẽ phải jailbreak iPhone. Ảnh: Khổng Giang
Các "thợ độ" Việt đã tìm ra cách kích hoạt các tính năng ẩn của màn hình, giúp màn hình giải trí của xe có thêm các tính năng khác như kết nối Android Auto, cảnh báo tốc độ, cảm biến áp suất lốp, chế độ tiếng Việt, tìm xe trong bãi, bản đồ... Giá của gói "độ" này khoảng 1,2 triệu đồng. Ảnh: Nam Lê Trọng
Chế độ LIM (giới hạn tốc độ) cũng là tính năng ẩn có thể được kích hoạt trên Mazda 3. Ảnh: Nguyễn Công
Đối với một số dòng xe cao cấp như Mazda 6 Premium hay CX-5 2.5, chủ xe có thể kích hoạt thêm các chế độ như tự động nhận diện biển báo giao thông, cảnh báo lệch làn, chế độ phanh thông minh trong thành phố... Ảnh: Tất Thành Nguyễn
Mazda 3 facelift đã có chế độ Cruise control (ga tự động), còn với các chủ xe Mazda 3 All-New muốn có tính năng này sẽ phải "độ" thêm thiết bị có giá khoảng 3 triệu đồng. Ảnh: Huy Hoàng
Chế độ cảnh báo áp suất lốp TPMS được "ẩn" trên Mazda 3. Chủ xe sẽ phải kích hoạt tính năng này và lắp bộ nút khác để sử dụng (nút SET trên hình). Ảnh: Nguyễn Công
Nhiều tính năng hữu ích đã được "ẩn" trên các mẫu xe Mazda tại Việt Nam, song việc mở khóa các tính năng này có thể sẽ khiến chiếc xe mất một số chế độ bảo hành chính hãng, các chủ xe cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Theo Zing
VAMA: Ô tô từ Thaco đang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh số ô tô của Thaco (Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải) giảm 9% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng tập đoàn vẫn là đơn vị có doanh số đứng đầu thị trường Việt Nam, chiếm tới 31,4%...