Ôtô Bí thư Thành ủy mượn của doanh nghiệp đã được đổi từ biển xanh sang trắng
Sáng nay (7/11), Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến chiếc xe biển xanh 36B – 2789 của Công ty cổ phần Sông Mã cho ông Nguyễn Xuân Phi – Bí thư Thành ủy TP.Thanh Hóa mượn để sử dụng, đã được Phòng CSGT cấp đổi biển số mới, thu hồi biển số cũ.
Chiếc xe mang biển xanh của Công ty CP Sông Mã được ông Phi mượn để sử dụng.
Theo đó, chiếc xe mang biển số màu xanh đã được làm thủ tục cấp đổi sang biển số 36A – 227.91 từ ngày 1.11 vừa qua.
“Phòng CSGT đã làm thủ tục cấp đổi 2 biển số xe cho Công ty CP Sông Mã, theo đúng quy định. Đó là hai chiếc xe ô tô biển xanh 36B – 2789 sang biển trắng 227.91 và xe biển xanh 36B – 1889 sang biển trắng mang số 36A – 226.17″ – một lãnh đạo Phòng CSGT, Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay.
Trước đó, dư luận ở TP.Thanh Hóa xôn xao việc ông Nguyễn Xuân Phi sử dụng chiếc xe ô tô mang BKS 36B – 2789 như xe riêng.
Trả lời báo chí, ông Phi thừa nhận chiếc xe nêu trên không phải là xe của cơ quan, mà do ông mượn của Công ty CP Sông Mã (ở số 469 đường Lê Hoàn, phường Ngọc Trạo, TP.Thanh Hóa), để làm phương tiện đi lại. Đây là công ty mà trước đó ông Phi từng làm Tổng giám đốc trước khi chuyển sang Thành uỷ TP.Thanh Hóa.
Video đang HOT
Sau khi sự việc xảy ra, phía Công ty CP Sông Mã đã có công văn đề nghị Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa xem xét cấp đổi biển số cho hai chiếc xe nêu trên. Đồng thời, lãnh đạo Công ty CP Sông Mã cũng khẳng định sẽ thu hồi chiếc xe mà ông Phi đang mượn thời gian qua về cho công ty này.
Được biết, chiếc xe mang biển số 36B – 2789 đã hết hạn đăng kiểm từ ngày 2.7. Trong khi đó, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc).
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc).
Theo Hồng Đức
Dân Việt
Bí thư Hà Nội: Có thể đến 2030 sẽ cấm xe máy trong nội đô
"Tốc độ gia tăng phương tiện giao thông và dân số cao hơn nhiều so với tốc độ tăng hạ tầng. Thế nên, đến một thời điểm nào đó phải hạn chế phương tiện cá nhân, và đồng thời phải tăng tốc đầu tư phương tiện công cộng", Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Ngày 28/10, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã làm rõ những vấn đề liên quan đến việc phát triển giao thông trên địa bàn Thủ đô. Theo ông Hải, thành phố đang chịu sức ép lớn về vấn đề giao thông, do tăng trưởng dân số, gia tăng phương tiện cá nhân. Cụ thể, Hà Nội có khoảng 560.000 ô tô, khoảng 5,5 triệu xe máy và con số này vẫn tiếp túc tăng thêm.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trả lời báo chí về giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân (Ảnh: Phương Thảo)
- Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp, nhưng dường như chưa có giải pháp căn cơ để làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường. Vừa qua, giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân lại được thành phố đề cập đến, tuy nhiên giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân?
- Người dân mua ô tô, xe máy là theo nhu cầu, dẫn đến hạ tầng phải chạy theo. Do vậy, thời gian tới thành phố phải phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng thuận lợi để người dân sẵn sàng sử dụng. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tăng gần gấp đôi tuyến xe buýt.
Nếu tính độ bao phủ của xe buýt trong 12 quận nội thành, Hà Nội chỉ được 71%. Đó là chưa nói đến việc rất nhiều tuyến không thuận tiện cho người dân. Ngoài ra, các tuyến xe buýt đấu nối với 18 huyện cũng vẫn còn thiếu. Hiện thành phố có 96 tuyến, với 1.500 xe buýt. Để đáp ứng nhu cầu người dân, thành phố dự kiến tăng lên 150 tuyến, với trên 2.000 xe. Ngoài ra, thành phố cũng phải hoàn thiện 8 tuyến tàu điện ngầm.
- Các cơ quan, trường học của Hà Nội phần lớn tập trung trong 12 quận nội thành. Nhu cầu đi lại của người dân ở nội đô là rất lớn, trong khi đó giao thông công cộng phát triển thiếu đồng bộ, chỉ tập trung vào xe buýt, đường sắt đô thị chưa có tuyến nào hoàn thiện. Do vậy, nhiều người cho rằng, Hà Nội sẽ gặp rất nhiều thách thức trong việc hạn chế phương tiện cá nhân?
- Tốc độ gia tăng phương tiện giao thông và dân số cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng hạ tầng. Thế nên, đến một thời điểm nào đó phải hạn chế phương tiện cá nhân, và đồng thời phải tăng tốc đầu tư phương tiện công cộng. Đề án quản lý phương tiện cá nhân của thành phố nhận được ý kiến nhiều chiều, nhưng chúng ta phải hiểu rằng, đến một lúc nào đó phải hạn chế phương tiện cá nhân.
Còn 8 tuyến tầu điện ngầm cũng có khó khăn nhất định. Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhưng người ta không mặn mà. Còn trong kế hoạch, đến năm 2030 chúng ta phát triển các tuyến tàu điện, lúc đó trong nội đô sẽ không lưu thông xe máy. Chúng ta cũng phải công bố rõ để người dân và cả thành phố có thời gian chuẩn bị. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục hoàn thiện đề án và xin ý kiến Hội đồng Nhân dân trong thời gian tới.
- Trong dự thảo, Hà Nội dự kiến đến thời điểm nào sẽ hạn chế phương tiện cá nhân chưa, thưa ông?
- Trong dự thảo dự kiến đến 2025 sẽ cấm xe máy trong khu vực các quận nội đô. Nhưng trên thực tế hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được. Có khả năng phải giãn thời điểm cấm xe máy trong nội đô đến 2030. Đến lúc đó người dân đã có khoảng 14 năm để chuẩn bị và thành phố cũng hoàn thiện được hạ tầng, hệ thống giao thông công cộng.
- Thời gian qua, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến xe buýt mới, đầu tư phương tiện hiện đại, nhưng dường như người dân Hà Nội vẫn chưa thực sự mặn mà với loại phương tiện vận tải công cộng này mà vẫn sử dụng rất nhiều phương tiện cá nhân?
- Hiện nay, do giá xăng dầu xuống, người dân chuyển sang đi xe máy và ô tô nhiều hơn. Vì vậy, nhiều tuyến xe buýt không đầy tải nhưng vẫn phải giữ và bù lỗ (hiện bù lỗ khoảng 800 tỷ đồng/năm, đến năm 2020 có thể phải bù lỗ 1.800 tỷ đồng/năm).
Đó là người dân không đi chứ không phải các tuyến xe khách quá tải. Thực tế, cũng có phần do các tuyến xe buýt không phủ khắp các khu dân cư, chuyển tuyến chưa thuận lợi... Điều đó phải khắc phục trong thời gian tới.
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Tặng Huân chương Dũng cảm cho thuyền viên cứu người vụ lật tàu trên sông Hàn Anh Lê Văn Hoa - thuyền viên tàu du lịch Phú Quý 2 - được Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm vì đã có hành động cứu người trong vụ lật tàu trên sông Hàn. Sáng 5/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,...