Ôtô bị hỏng do ngập nước xử lý thế nào?
Khi ôtô bị ngập nước sẽ xảy ra rất nhiều hư hỏng. Người lái xe nên nắm rõ những hư hỏng thường gặp khi ôtô bị ngập nước để có biện pháp phòng tránh cũng như xử lý khi gặp phải tình huống này.
Người lái xe nên nắm rõ những hư hỏng thường gặp khi ôtô bị ngập nước để biết cách phòng tránh. Ảnh: Thanh Vũ
Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động, khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy.
Nếu lái xe cố khởi động lại động cơ, hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để tiếp tục thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng.
Nhẹ thì tay biên sẽ bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ.
So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích.
Video đang HOT
Cách xử lý
Tắt điều hòa giúp giảm tải cho động cơ, tránh việc quạt gió bắn nước lên họng hút gió, đồng thời tránh việc hư hỏng quạt do quấn phải rác thải hoặc nặng do lực cản nước.
Với xe số sàn, về số 1 và tuyệt đối không đạp côn khi đang chạy qua chỗ ngập để tránh bị tắt máy giữa chừng. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động để tránh tình trạng xe tự chuyển về số thấp khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô.
Giữ đều ga và duy trì vòng tua máy phù hợp chạy qua vùng ngập. Lưu ý tránh xe cùng chiều hoặc ngược chiều bởi nó có thể tạo sóng, khiến nước dâng cao hơn và tràn vào hệ thống hút gió.
Trong trường hợp khu vực nước ngập quá sâu, tuyệt đối không được khởi động máy. Cũng không nên mở cửa xe vì nước cao hơn thành cửa sẽ tràn vào trong cabin, gây hư hỏng các hệ thống điện và nội thất. Nếu xe bị chết máy giữa vùng ngập nước, hãy đứng yên tại chỗ, gọi điện cho cứu hộ ôtô để được hỗ trợ.
Hư hỏng hệ thống nhiên liệu
Khi bị lọt nước vào bình nhiên liệu, ôtô có thể xuất hiện hiện tượng như máy rung giật mất công suất, có tiếng kêu lớn từ động cơ, xe đang chạy bị tắt máy, lúc này không nên cố nổ máy lại mà liên lạc với các trung tâm chăm sóc xe để đưa xe về kiểm tra.
Đây cũng là hệ thống hư hỏng thường xuyên nhất khi xe ôtô bị ngập nước, có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, rất nguy hiểm. Khi hệ thống điện gặp vấn đề có thể dẫn đến việc đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh giải trí,… không thể hoạt động được.
Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
Nguyên nhân phổ biến khiến động cơ xe ôtô nhanh hỏng
Chủ xe cần lưu ý 4 vấn đề liên quan đến động cơ xe ôtô dưới đây để bảo vệ "trái tim" của xế yêu tốt nhất.
Sử dụng dầu nhớt không phù hợp
Trên thực tế, dầu nhớt được xem là "nguồn máu nuôi dưỡng" động cơ xe ôtô. Vì vậy, bạn phải lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp nhất với động cơ của xe. Việc lựa chọn dầu nhớt không hợp lý sẽ khiến động cơ nhanh xuống cấp.
Bởi dầu nhớt không phù hợp sẽ khiến piston và xi lanh không được bôi trơn đúng tiêu chuẩn. Như vậy, trong quá trình hoạt động sẽ khiến cho các bộ phận của động cơ bị mài mòn.
Dầu động cơ rò rỉ hoặc đóng cặn
Dầu động cơ ôtô giữ vai trò bôi trơn, giảm ma sát cho các bộ phận của khoang máy trong quá trình xe ôtô di chuyển. Tuy nhiên, có 2 vấn đề phổ biến liên quan đến dầu động cơ đó là dầu bị cặn bẩn và dầu bị cạn do rò rỉ.
Trong những trường hợp này, động cơ ôtô dễ xảy ra hiện tượng nóng máy hoặc chết máy giữa chừng. Vì vậy, chủ xe cần lưu ý kiểm tra dầu động cơ và thường xuyên thay thế để đảm bảo động cơ ôtô hoạt động hiệu quả.
Kiểm tra xe thường xuyên giúp tăng tuổi thọ động cơ xe ôtô. (Đồ họa: Trang Thiều)
Cạn nước làm mát
Nước làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng khi vận hành xe, giúp hạ nhiệt động cơ khi bộ phận này hoạt động. Nếu nước làm mát bị cạn, động cơ sẽ bị nóng quá mức và phát ra tiếng âm thanh lạ, dẫn đến chất lượng hoạt động kém hiệu quả.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho động cơ bị hỏng hóc nặng nề. Vì vậy, bạn nên kiểm tra bình nước làm mát động cơ thường xuyên và bổ sung ngay khi có dấu hiệu cạn kiệt.
Xe ôtô bị thủy kích "tấn công"
Thủy kích là hiện tượng động cơ xe ôtô bị chết máy bất ngờ do nước lọt vào ống hút gió của xe. Nếu bạn cố khởi động lại xe, nước sẽ tràn vào nhiều và khiến cho tình trạng thủy kích thêm nặng nề.
Vì vậy, khi lái xe qua đường nước ngập bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề liên quan đến thủy kích và có chế độ chăm sóc, bảo dưỡng xe hợp lý.
Dấu hiệu "khò khè" từ lọc xăng ô tô? Lọc xăng ô tô là một trong những chi tiết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhiên liệu trên xe có nhiệm vụ lọc và ngăn các bụi bẩn trong không khí vào trong động cơ. Lọc xăng ô tô là một trong những chi tiết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhiên liệu trên xe. Trong quá trình...