Ôtô bán ra không có màn hình vì thiếu chip
Mẫu Volkswagen Fox bán tại quốc gia Nam Mỹ không có màn hình thông tin giải trí mà chỉ là cụm điều khiển đơn sắc phong cách những năm 1990.
Khủng hoảng chip toàn cầu khiến các hãng ôtô đau đầu hàng tháng qua vẫn chưa chấm dứt, buộc họ phải tạm dừng sản xuất, hoặc bán ra những sản phẩm không hoàn hảo. Volkswagen Fox – mẫu hatchback cỡ nhỏ – là một ví dụ.
Ảnh: Volkswagen
Video đang HOT
Fox bán ra ở Brazil hiện không có hệ thống thông tin giải trí, mà chỉ là một màn hình cổ điển đơn sắc, dạng chỉ có trên một số mẫu xe phiên bản thấp cấp. Volkswagen nói rằng việc đứt gãy chuỗi cung ứng chip khiến họ phải bán Fox với một miếng ốp nhựa lấp chỗ trống mà hệ thống thông tin để lại.
Nội thất chiếc hatchback giờ đây trông đơn giản, nghèo nàn, càng làm nổi bật thực tế rằng Fox vốn là một chiếc xe có thâm niên đáng kể, từ 2003. Đây cũng là một trong những sản phẩm cuối cùng của Volkwagen Group còn sử dụng nền tảng PQ24 được dùng từ cuối những năm 1990 cho những Skoda Fabia thế hệ đầu tiên hay Audi A2 (1999-2005).
Mẫu Fox phiên bản hiện hành. Ảnh: Volkswagen
Không có màn hình thông tin giải trí 6,5 inch, Fox giờ đây rẻ hơn đôi chút so với trước, khoảng 320 USD, với giá xe lúc này từ 11.770 USD. Khách hàng được mời tới các đại lý của hãng để mua một hệ thống thông tin giải trí riêng như một phụ kiện. Có nghĩa vẫn còn các đầu cắm, với 4 loa và hai tweeter cũng là tiêu chuẩn dù xe không có màn hình thông tin giải trí.
Các hãng ôtô tập trung vào xe có lợi nhuận cao
Tình trạng thiếu chip buộc các nhà sản xuất ôtô lớn tại Mỹ phải chuyển trọng tâm sang các dòng xe có lợi nhuận cao hơn.
Trong giai đoạn khủng hoảng nguồn cung linh kiện, đặc biệt là chip, các nhà sản xuất ôtô của Mỹ có thể bắt đầu tập trung vào những chiếc xe có lượng bán thấp hơn nhưng giá cao hơn thay vì lựa chọn các mẫu rẻ hơn. Giám đốc điều hành GM Mary Barra cho rằng, công ty có thể mang lại kết quả tốt hơn mà không cần dự trữ xe hoặc tăng khối lượng bán hàng với các mẫu xe giá rẻ, lợi nhuận thấp.
Dây chuyền sản xuất ôtô tại một nhà máy ở Mỹ.
Trước đây các hãng ôtô Mỹ thường chọn sản xuất xe đại trà, có lượng bán lớn nhưng lợi nhuận mỗi xe thấp hơn để thu hút nhiều người mua. Theo Alfred Sloan, chủ tịch của GM trong những năm 1920-1950: "Một chiếc xe cần phù hợp với mọi túi tiền và mục đích". Nhưng sau một thời gian đầy thách thức trong đại dịch và khó khăn phải đối mặt trong việc tìm nguồn cung cấp chất bán dẫn, bằng cách ưu tiên bán những chiếc xe có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, GM đã có thể đạt được lợi nhuận vững chắc trong quý đầu tiên.
Barra nói: "Chúng tôi sẽ không bao giờ quay trở lại mức tồn kho trước đại dịch bởi vì chúng tôi đã học được rằng, có thể tăng lợi nhuận bằng việc sản xuất các mẫu xe có giá trị cao". Các tuyên bố tương tự cũng được đưa ra bởi các nhà sản xuất ôtô khác, bao gồm cả Stellantis và Ford.
Trong thời kỳ thiếu chip, GM đã chuyển nguồn cung cấp và hỗ trợ sản xuất những chiếc xe có tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong khi tạm thời ngừng sản xuất các mẫu xe có số lượng lớn nhưng lợi nhuận thấp. GM gần đây cũng thông báo sẽ ngừng sản xuất mẫu xe bán chạy thứ hai tại Mỹ, Chevrolet Equinox. Hãng cũng đã cắt giảm sản lượng của Cadillac XT4 và Chevy Malibu.
Thu được lợi nhuận lớn hơn bằng cách giảm tồn kho, hạn chế những đại lý bán số lượng lớn và tập trung vào các mô hình có biên lợi nhuận tốt hơn không phải là một khái niệm mới đối với Big Three của Detroit. Tuy nhiên, nó không được triển khai rộng rãi do áp lực buộc phải mở cửa các nhà máy và đuổi theo doanh số bán hàng. Nhưng trước sức ép từ bên ngoài từ việc thiếu nguồn cung, các hãng xe đã buộc phải đi theo con đường này.
Tuy nhiên, đó không phải là tin tốt cho GM. Barra tiếp tục nói rằng tình hình thiếu chất bán dẫn có thể sẽ xấu đi trước khi nó trở nên tốt hơn, ngay cả Ford và Stellantis đều dự đoán sự chậm trễ về nguồn cung có thể sẽ tiếp tục vào năm 2022. GM cũng dự báo tình trạng thiếu chip có thể sẽ mất từ 1,5 tỷ-2 tỷ USD cho lợi nhuận năm nay.
Thiếu chip, các hãng xe cắt bớt thiết bị điện tử Nissan có thể bỏ hệ thống định vị GPS trên hàng nghìn xe mới, trong khi Renault đã dừng cung cấp đồng hồ kỹ thuật số trên mẫu Arkana. Hoãn sản xuất, thậm chí tạm đóng cửa nhà máy nằm trong số những động thái mà các hãng ôtô đã thực hiện để xoay xở trước tình hình thiếu chip trên toàn cầu....