Osechi món ăn ngày đầu năm không thể thiếu của người Nhật
Từng món trong khay osechi đều ẩn chứa nhiều ý nghĩa như trứng cá trích – con cháu đầy đàn, đậu đen – sức khoẻ, rong biển – hạnh phúc.
Washoku (ẩm thực truyền thống Nhật Bản) đã được UNESCO đưa vào Di sản văn hóa phi vật thể và ngày đầu năm mới thì sự thăng hoa của ẩm thực Nhật lại được gửi gắm vào những set osechi hấp dẫn.
Sự tinh tế và cầu kỳ của ẩm thực Nhật là môtj trong những điều hấp dẫn du khách. Ảnh minh họa: Hoài Nam.
Ngàn năm lịch sử osechi
Câu chuyện đằng sau những khay osechi sẽ đưa bạn trở về thời kì Heian (794-1185), vào sechinichi – ngày thời tiết đổi sang mùa mới. Những món ăn dâng lên thần thánh được trang trí lộng lẫy trên bàn thờ. Theo truyền thống âm lịch thời đấy, sechinichi quan trọng nhất là ngày bắt đầu năm mới, các món ăn ngon nhất, đẹp nhất được cúng bái và sau đó mọi người cùng thưởng thức.
Tiếp theo đến thời kỳ Edo (1603-1868), truyền thống làm osechi đã lan ra khắp đất nước Nhật Bản. Người dân giai đoạn này tin rằng, vào ngày đầu tiên của năm mới bất cứ hoạt động nào cũng nên được dừng lại kể cả việc nấu nướng. Lý do là các vị thần cũng nên được nghỉ ngơi, không bị kinh động bởi những tiếng dao thớt. Một nguyên nhân nữa khá nhân văn là mọi người nên cùng được rảnh rỗi vào hôm đấy kể cả phụ nữ vốn luôn bận rộn với bếp núc.
Chữ osechi ra đời từ hai chữ o và sechi. O là tiếp đầu ngữ dùng để gọi một cách tôn trọng các món đồ hay hành động trong tiếng Nhật. Sechi lấy từ chữ sechinichi. Vào những ngày đầu, osechi khá đơn giản, chỉ là rau củ nấu với nước tương đậu nành và dấm. Theo thời gian, nhiều món ăn đã được thêm vào tạo nên nét tinh túy trong ẩm thực Nhật Bản ngày nay. Từng món đều ẩn chứa nhiều ý nghĩa đi cùng với hương vị đặc biệt bởi cách chế biến khá công phu.
Osechi được bảo quản trong những hộp đặc biệt gọi là jubako có hình vuông và chia ra từ 4, 6 khay nhỏ. Người xưa và các gia đình có truyền thống lâu đời vẫn sử dụng các khay sơn mài cho đến tận ngày nay. Ngoài ra, hiện các khay được làm từ gỗ hay nhựa có màu sắc giống như sơn mài cũng được sử dụng rộng rãi.
Giá của các khay osechi dao động đến cả trăm triệu đồng. Ảnh minh họa: Hoài Nam.
Ý nghĩa sâu sắc của Osechi
Trong khay osechi có nhiều món ăn phong phú và gửi gắm trong đó là những điều mong muốn của người Nhật cho một năm tốt lành.
Daidai – quả cam đắng của Nhật Bản: Là cách đọc đồng âm của chữ đại trong chữ thời đại và được hiểu là theo nghĩa “từ thế hệ này sang thế hệ khác”, mang nghĩa cầu mong cho trẻ em trong năm mới.
Datemaki – trứng cuộn: Được chế biến từ nước dùng cá và tôm xay đánh lên với trứng, sau đó tráng rồi cuộn tròn. Nhìn thoáng qua datemaki nhìn như một miếng bánh bông lan vàng ươm. Đây là biểu tượng cho những ngày tháng tốt lành. Cũng giống như vào ngày nắng vàng, người Nhật thường ăn mặc đẹp để hưởng thụ những ánh dương ấm áp.
Kamaboko – chả cá: Được “đúc” với hình bán nguyệt, biểu tượng cho mặt trời đang lên với viền đỏ và lòng màu trắng mang sự tươi mới và âm hưởng của lễ hội.
Video đang HOT
Kazunoko – trứng cá trích: “Kazu” có nghĩa là “số” và “ko” có nghĩa là “đứa trẻ”. Đây là biểu tượng cho điều ước con cháu đầy nhà trong năm mới. Món này được rất nhiều người Nhật yêu thích và có giá cả khá cao. Kazunoko có màu vàng ươm, cắn vào sần sật, có vị mặn rất hợp để thưởng thức cùng với những ly sake thơm nồng.
Konbu – rong biển: Là loại rong biển bản to, chữ konbu là cách đọc nhanh của chữ yorokobu có nghĩa là vui, hạnh phúc, thích thú.
Kuromame – đậu đen: Mame trong tiếng Nhật cũng có nghĩa là sức khỏe, biểu tượng cho nguyện vọng mong cầu mạnh khỏe trong năm mới.
Kohaku-namasu – rau củ muối: Được làm từ củ cải và cà rốt với hai màu trắng và đỏ cắt sợi, trộn cùng dấm và hương yuzu. Kohaku-namasu có tác dụng làm cân bằng vị giác và tô điểm thêm màu sắc cho khay osechi.
Tai – cá tráp đỏ: Tai đi cùng trong tiếng Nhật là chữ medetai có nghĩa là sự kiện tốt lành, điều tốt lành.
Tazukuri – cá khô kho với nước tương: Trong văn phong của Nhật Bản chữ tazukuri còn có nghĩa là người làm nông. Cá được dùng để làm phân bón cho rộng đồng ngày xưa, biểu tượng cho mùa màng tốt tươi.
Zoni – Mochi (bánh gạo) nấu với súp nước trong (ở miền Đông Nhật) và mochi nấu với nước súp miso (ở miền Tây Nhật): Miếng bánh dai như niềm mong ước kéo dài tuổi thọ và sức khỏe.
Ebi – Tôm: Tôm nấu với sake và nước tương, những chiếc râu dài của tôm như niềm mong ước sống lâu trăm tuổi.
Nishiki tamago – trứng hấp: Được chia thành hai phần lòng đỏ và trắng trước khi nấu. Màu vàng biểu tượng cho vàng và trắng là bạc, cả hai đều là tượng trưng cho sự sung túc.
Renkon – rễ hoa sen, hoa súng: Trong Phật giáo, renkon được coi là nguồn gốc của sự tinh khiết. Hoa sen được những cội rễ nuôi lớn trong hồ nước nơi Đức Phật tại thế. Rễ sen tượng trưng cho niềm hạnh phúc về một tương lai không trở ngại. Bạn thử nhìn xuyên qua mặt ngang, có phải dễ dàng nhìn thấy mặt bên kia của rễ cây không.
Danh sách bất tận của osechi vẫn còn chưa dừng lại và lại được biến đổi thêm thắt theo thời gian với đủ loại rau củ như khoai lang và các loại thịt, hải sản, cá viên…
Osechi và những ngày đoàn viên
Những ngày cuối cùng của năm cũ, khi mọi người bắt đầu được nghỉ sau một năm miệt mài lao động, các mẹ, các bà bắt tay vào làm osechi. Những món cơ bản như datemaki, konbu, kazunoko, kuromame đều có thể thực hiện một cách dễ dàng tại gia.
Những người bận rộn hoặc muốn thưởng thức osechi do các tiệm sushi, các cửa hàng thực thẩm chế biến chuyên nghiệp cũng có thể đặt mua. Thông thường mùa đặt hàng osechi là khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, những catalogue hay leaflet được phát rất nhiều ở nhà ga, trước cửa siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, quán trọ…
Giá một khay osechi (thường có 2 tầng) từ 20.000 đến 50.000 Yen (4 – 10 triệu đồng) tùy vào thương hiệu và chất lượng bên trong. Thậm chí giá còn cao hơn nữa lên đến hơn 160.000 Yen (hơn 320 triệu đồng) gồm 5 tầng đựng trong khay dát vàng.
Những câu chuyện bên kotatsu (một loại bàn có chăn phủ xung quanh và bên dưới là máy sưởi) thường trở nên sôi động hơn giữa những người phụ nữ hay các thành viên trong gia đình mỗi khi nói về osechi.
Những chiếc râu dài của tôm như niềm mong ước sống lâu trăm tuổi. Ảnh minh họa: Hoài Nam.
Việc trang trí khay osechi đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài sự cân bằng về dinh dưỡng và hương vị, màu sắc cũng rất được quan tâm. Những lá vàng mỏng to bằng đầu đũa được điểm xuyến nổi bật lên nền kuromae màu đen, tôm đỏ được để nguyên râu dài hay những khoanh ớt thắm sắc như nhụy hoa đặt lên những miếng trứng cuộn vàng ươm. Lá thông, lá tuyết tùng xanh hay cả bông lúa nâu vàng cũng thường được sử dụng để tôn lên nét tinh tế của osechi.
Ngày đầu năm mới đến trong niềm hân hoan, tất cả thành viên trong gia đình cùng quây quần, osechi được đưa ra từ góc nhà kho (nơi có nhiệt độ mát mẻ) vì là mùa đông nên osechi không cần bỏ vào tủ lạnh. Những giọt sake thơm lừng tuôn trào, osechi được mọi người háo hức chờ đợi.
Lũ trẻ nhỏ thích nhất tazukuri, cá khô có vị mằn mặn ngòn ngọt, datemaki mặn mà, kuromake bùi bùi. Người lớn có thể phá lệ một chút uống rượu từ sáng (hay trưa) bởi vốn dĩ công việc hàng ngày không cho phép họ sử dụng bia rượu trong giờ làm việc. Đặc biệt hơn, những người bà, người mẹ, người chị không phải lụi cụi dậy từ sáng sớm, họ cũng có thể thoải mái, vui vẻ bày bàn tiệc năm mới, ngồi xuống thưởng thức cùng cả gia đình.
Nếu bạn có dịp đến Nhật Bản vào năm mới, hãy đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm ẩm thực xứ Phù Tang nhất là osechi.
An Nam
Theo VNE
Vòng quanh các nước châu Á thưởng thức các món ăn cổ truyền
Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng năm tốt đẹp, rực rỡ.
Nhật Bản
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày... được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.
Những món ăn của Nhật Bản rất cầu kỳ trong cách chế biến và bài trí đẹp mắt.
Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.
Hàn Quốc
Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok_kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok_kuk có nghĩa là "ăn" một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.
Trung Quốc
Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho "niên niên cao thăng" (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món "hoàng chòi chầu xẩu" với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp...
Malaysia
Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak - Otak, hay còn có tên là Otah - Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.
Indonesia
Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.
Ấn Độ
Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng - Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.
Thái Lan
Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn" của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.
Lào
Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá... Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.
Campuchia
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.
Theo Dân Việt
Vẻ đẹp bình dị hiếm có của chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất Cần Thơ. Vẻ đẹp bình dị, đời thường, cảnh sinh hoạt làng quê đã tạo nên cảnh đẹp hiếm có của địa danh này. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp dân dã của chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng ở trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung...